Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ 24 – 36 THÁNG Ở MỘT
2.3. K ết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động
2.3.1. Th ực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét trên toàn m ẫu
Bảng 2.3. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét trên toàn mẫu
Tổng số trẻ 80
Điểm cao nhất 5.25
Điểm thấp nhất 0
Độ lệch chuẩn 1,23
Điểm trung bình 2,04
Xếp loại Trung bình
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ mẫu giáo 24 – 36 tháng tuổi trong hành động với đồ vật chỉ đạt được ở mức độ trung bình, với điểm trung bình là 2,04. Trẻ đạt điểm trung bình cao nhất là 5,25 và thấp nhất là 0,00. Đây là một kết quả thấp so với dự tính của tác giả.
Bởi lẽ lứa tuổi hài nhi (15-36 tháng tuổi) theo như lý thuyết là lứa tuổi trẻ đã thành thạo về các hoạt động với đồ vật và phát triển mạnh mẽ loại tư duy nền tảng đầu tiên: tư duy trực quan hành động [18].Tuy nhiên, kết quả này có thể được lý giải bởi các lý do như sau:
Thứ nhất, các đồ chơi được đưa ra để trẻ chơi tuy không phải là đồ chơi trẻ gặp lần đầu nhưng là những đồ chơi trẻ ít được sử dụng (số lượng loại đồ chơi tương tự tại trường là ít và kinh phí để mua được loại đồ chơi này tương đối cao); đồng thời trẻ cũng ít khi gặp những yêu cầu tương tự như bài tập đưa ra.
Thứ hai, theo quan sát của tác giả và chia sẻ của giáo viên, hầu hết giáo viên chủ nhiệm trẻ độ tuổi này thiên về rèn luyện cho trẻ các kỹ năng, kỹ xảo, các thao tác tay khi hoạt động với đồ vật chứ không đưa ra các yêu cầu kích thích phát triển tư duy như trên.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả của khảo sát đó là tính chất sặc sỡ, mới lạ của đồ chơi, làm cho các em chú ý tới yếu tố màu sắc hơn là tập trung vào kích thước hay hình dạng như chủ ý ban đầu của tác giả; hay như sự phát triển không đồng đều giữa các trẻ, mỗi trẻ khác nhau có các mức độ tư duy khác nhau dẫn đến có sự chênh lệch lớn giữa điểm tư duy cao nhất và thấp nhất. Kết quả chi tiết về sự phân bố mức độ tư duy trực quan trừu tượng của trẻ có thể xem cụ thể tại bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4. Phân bố điểm trung bình mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 – 36 tháng
Mức độ Số lượng Phần trăm
Thấp
0 2
49 61,25%
0.01 - 1.00 17 1.01 - 2.00 30 Trung Bình 2.01 - 3.00 17
24 30,00%
3.01 - 4.00 7
Cao 4.01 - 5.00 5
7 8,75%
5.01 - 6.00 2
Từ kết quả ở bảng trên ta thấy, sự phân bố số lượng trẻ ở các mức độ có sự chênh lệch rất lớn, trong tổng số 80 trẻ tham gia thực hiện khảo sát, có tới 49 trẻ - chiếm 61,25% có mức độ tư duy thấp. Trong đó, có 2 trẻ không giải quyết được bất kì một bài tập nào ngay cả khi đã được giáo viên gợi ý, hướng dẫn. Những trẻ này ngoài sự phát triển các quá trình nhận thức chưa được bằng các trẻ khác còn thường bị chi phối nhiều bởi màu sắc, vị trí của đồ vật trong không gian… thay vì để ý tới các tính chất phù hợp với yêu cầu của bài tập.
Ở mức độ trung bình có 24 trẻ đạt được. Đáng nói là hầu hết các bài tập trẻ đều tự làm đúng hoàn toàn ở tiêu chí đầu tiên – tiêu chí phân biệt kích thước và nhận diện hình dạng. Nhưng do chưa thực sự nắm được mối tương quan giữa các đồ vật và số lượng đồ vật nhiều nên trẻ bị rối và không ghi nhớ được.
Có tới 7 trẻ đạt mức độ cao, tuy nhiên với khoảng điểm cao nhất từ 5 – 6 điểm chỉ có 2 trẻ là bé P.H.M và bé N.T.B.T ở trường mầm non 19/5 Thành Phố với số điểm 5,25. Hai trẻ này khi thực hiện tất cả các bài tập đều tỏ ra rất tập trung lắng nghe câu hỏi của giáo viên, mâm mê và quan sát kỹ đối tượng rất kỹ trước khi đưa ra câu trả lời. Các em thực hiện đúng gần hết tất cả các bài tập được đưa ra, chỉ sai ở bài tập đưa vật vào hộp rỗng (N.T.B.T) do có sự nhầm lẫn giữa các khối hình và lỗ rỗng trên vỏ hộp; và bài tập xếp tháp (P.H.M) do đặt sai một vòng tròn – nhưng khi vừa có gợi ý của giáo viên các em sửa sai được.
Để có cái nhìn khái quát hơn về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng, ta có thể quan sát biểu đồ sau:
Cao9%
Trung Bình Thấp 30%
61%
Cao
Trung Bình Thấp
Biểu đồ 2.1. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét trên toàn mẫu
Như vậy, số lượng trẻ chỉ đạt mức độ tư duy trực quan hành động thấp và trung bình là rất lớn. Với những đối tượng này giáo viên cần lưu ý để có các phương pháp dạy học phù hợp, giúp trẻ nâng cao mức độ tư duy trong hoạt động với đồ vật.