Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ 24 – 36 THÁNG Ở MỘT
2.3. K ết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động
2.3.3. Th ực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét
Để có cái nhìn rõ nét hơn về tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng, chúng ta cần phân tích sâu hơn trong từng tiêu chí, cụ thể:
Bảng 2.6. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét theo từng tiêu chí
Tiêu chí Số lượng ĐTB ĐLC Xếp loại
Phân biệt các đặc điểm của
đồ vật
80 0,92 0,42 Trung bình
Thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật
80 1,12 0,89 Thấp
Số liệu từ bảng trên cho thấy điểm trung bình của cả hai tiêu chí có sự phân biệt. Cụ thể:
Ở tiêu chí thứ nhất - tiêu chí đo mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng thông qua mức độ trẻ sử dụng bàn tay của mình để nhận định được hình dạng và kích cỡ của đồ vật đạt mức trung bình có điểm trung bình là 0,92.
Theo lý thuyết, trẻ ở lứa tuổi hài nhi 24-36 tháng tuổi là lứa tuổi hoạt động với đồ vật phát triển gần như hoàn thiện. Do đó việc nắm bắt được hình dạng và sử dụng bàn tay để xác định kích cỡ của trẻ là tương đối tốt. Trong quá trình khảo sát, điều này khá đúng đối với hai bài tập đầu tiên – bài tập yêu cầu
trẻ sử dụng thao tác tay để phân biệt được hình dạng các đồ vật, mà cụ thể là 2 hình dạng cơ bản: hình vuông, hình tròn. Đây là 2 loại hình dạng đồ vật mà được các thầy cô giáo, hoặc ba mẹ trẻ dạy cho trẻ ngay từ sớm, đồng thời đồ chơi mang hình dạng này cũng đã trở nên quen thuộc đối với trẻ, do đó nhiều trẻ có thể thực hiện được yêu cầu tương đối nhanh và dễ dàng. Một bộ phận khác gặp khó khăn khi xác định hình dạng miếng khắc trên hộp rỗng. Trẻ sử dụng ngón tay để sờ xung quanh lỗ rỗng, các góc, cạnh..nhưng vẫn không nhận ra được đó là hình gì.
Còn đối với hai bài tập yêu cầu trẻ sử dụng thao tác tay để so sánh và phân biệt kích cỡ to nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất của các đồ vật thì mức độ phạm lỗi của trẻ khá cao. Ở các bài tập này, khi đặt trước mặt trẻ nhiều khối hộp hoặc nhiều vòng tròn có kích cỡ khác nhau trẻ hoặc bị phân tán chú ý vào màu sắc hoặc lại theo thói quen thực hiện ngay hành động chơi với đồ vật, đồng thời nhiều trẻ chỉ phân biệt được kích thước lớn nhất và nhỏ nhất.
Ở tiêu chí thứ hai – tiêu chí đo mức độ tư duy trực quan hành động thông qua mức độ trẻ thiết lập mối tương quan để thực hiện đúng các yêu cầu của bài tập điểm trung bình đạt 1,12 ở mức độ thấp. Đa số trẻ tham gia khảo sát không thực hiện được đúng theo yêu cầu được đưa ra và đặc biệt là cách làm cũng thường theo hướng thử - sai chứ không căn cứ vào việc xác định đồ vật hay hình dạng mà trẻ đã làm trước đó.
Ở bài tập về xâu chuỗi hạt, nhiều trẻ làm đúng bài tập, xâu xen kẽ từng khối hình vào dây, nhưng cũng rất nhiều trẻ chỉ chú ý tới hành động xâu hạt hoặc trẻ sẽ xâu vào dây bất cứ khối hình nào gần trẻ hơn chứ không hề chú ý tới thứ tự sắp xếp. Hay ở bài tập lồng hộp cũng vậy, nhiều trẻ thực hiện thao tác đặt bừa hộp nọ lên hộp kia, nếu không vừa thì lại đặt lên một hộp khác.
Thao tác thử - sai này làm cho nhiều trẻ ở tiêu chí 1 không xác định được đặc điểm của đồ vật nhưng ở tiêu chí 2 lại có thể thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật khá đúng. Tuy nhiên số đông vẫn là sai nhiều ở tiêu chí 2, ngay cả khi
có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên. Do đó điểm trung bình chung về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ xét theo tiêu chí 2 vẫn chỉ ở mức thấp.
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50% 46%
28%
TIÊU CHÍ 1 TIÊU CHÍ 2
Biểu đồ 2.3. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét theo từng tiêu chí
Từ số liệu này ta rút ra được một số nhận định về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật xét trên từng tiêu chí riêng biệt: Trẻ có thể khá hơn trong việc sử dụng thao tác tay để phân biệt hình dạng và kích cỡ nhưng vẫn không thể thực hiện đúng hoàn toàn được yêu cầu của bài tập. Ngược lại, có nhiều trẻ tuy không phân biệt được các đặc điểm về hình dạng và kích thước của đồ vật nhưng lại có thể thiết lập được mối tương quan đúng với yêu cầu. Để tìm hiểu kĩ hơn thì cần phải tìm hiểu cụ thể ở các bài tập khác nhau thì mức độ đáp ứng của từng tiêu chí như thế nào.