Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ 24 – 36 THÁNG Ở MỘT
2.1. Khái quát v ề tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 – 36 tháng trong hoạt động với đồ vật ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp quan sát và thực nghiệm là phương pháp chủ đạo, các phương pháp khác là phương pháp bổ sung, hỗ trợ. Cụ thể như sau:
2.1.2.1. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát trẻ theo các tiêu chí đã xác định để khảo sát mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật.
a. Khách thể khảo sát
Số lượng mẫu nghiên cứu là 80 trẻ, người nghiên cứu chọn ở 2 trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh: trường mầm non 19/5 Thành Phố và trường mầm non 9, quận Tân Bình. Cụ thể:
Bảng 2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu Khách
thể nghiên cứu
Số lượng
Trường mầm non Giới tính
19/5 9 Nam Nữ
80 N % N % N % N %
40 50 40 50 44 55% 36 45%
b. Mục đích khảo sát
Khảo sát biểu hiện tư duy trực quanh hành động và đánh giá trình độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng.
c. Cách tiến hành
- Xây dựng hệ thống bài tập dựa trên chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và đặc điểm phát triển tâm lí trẻ 24-36 tháng để khảo sát trình độ tư duy trực quan hành động của trẻ trong hành động thiết lập mối tương quan khi hoạt động với đồ vật.
- Cho từng trẻ thực hiện các bài tập khảo sát để đánh giá trình độ tư duy của trẻ
- Quan sát trẻ thực hiện bài tập, ghi nhận và đánh giá trình độ tư duy của từng cá nhân trẻ theo các tiêu chí đã xây dựng,
- Tạo không khí thật thoải mái để trẻ bình tĩnh tham gia giải bài tập.
d. Hệ thống bài tập
Hệ thống bài tập được sử dụng gồm 4 bài tập, được chia làm 2: dạng: bài tập đánh giá hành động thiết lập mối tương quan theo hình dạng (bài tập 1,2), bài tập đánh giá hành động thiết lập mối tương quan theo kích thước (bài tập 3,4). Cụ thể:
Hình 2.1. Hệ thống bài tập khảo sát thực trạng - Bài tập 1: Bài tập xâu hạt theo hình dạng
+ Chuẩn bị: Bộ dụng cụ xâu hạt gồm: 1 dây xâu hạt, các hạt xâu có hình dạng: khối hình vuông và khối hình tròn. Các khối hình có kích cỡ và màu sắc giống nhau theo từng hình dạng
+ Yêu cầu: Trẻ quan sát và thực hiện thao tác xâu hạt vào dây theo thứ tự:
1 hình vuông – 1 hình tròn – 1 hình vuông – 1 hình tròn.. lặp lại 3 lần - Bài tập 2: Bài tập đưa vật vào hộp rỗng (Bài tập Montessori)
+ Chuẩn bị: Bộ dụng cụ Montessori gồm: một hộp rỗng có các lỗ trống hình tròn, hình vuông, hình tam giác, 2 khối hình tam giác 2 khối hình tròn, 2 khối hình vuông có kích thước giống nhau vừa khít với các lỗ trên vỏ hộp.
+ Yêu cầu: Trẻ đưa được các khối tròn, khối vuông vào hộp rỗng thông qua các lỗ tương ứng trên hộp.
- Bài tập 3: Bài tập lồng hộp theo kích thước
+ Chuẩn bị: Bộ dụng cụ lồng hộp, gồm 4 hộp rỗng hình khối lập phương 5 mặt có các kích thước khác nhau: mỗi hộp lần lượt có cạnh lớn hơn nhau 2cm.
+ Yêu cầu: Trẻ lồng các hộp vào với nhau theo thứ tự: hộp nhỏ ở trong, hộp lớn ở ngoài.
- Bài tập 4: Bài tập xếp tháp theo kích thước
+ Chuẩn bị: Bộ dụng cụ xếp tháp gồm: 1 trục đứng và 4 vòng tròn có kích cỡ từ nhỏ tới lớn, đường kính mỗi vòng tròn lớn hơn nhau 3 - 4cm
+ Yêu cầu: Trẻ xếp các vòng tròn vào trục đứng theo thứ tự từ lớn tới nhỏ
* Hệ thống bài tập được lựa chọn xây dựng dựa trên các tiêu chí: - Thứ nhất, phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ 24-36 tháng
- Thứ hai, phù hợp với nội dung chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi 24-36 tháng
- Thứ ba, liên quan chặt chẽ đến sự vận dụng các thao tác tay chân và sự thiết lập các mối tương quan trong hoạt động với đồ vật để thực hiện yêu cầu của bài tập.
2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn trên một số giáo viên mầm non đang chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng để thu thập thêm thông tin về thực trạng nghiên cứu.
Tiến hành phỏng vấn trên một số phụ huynh của học sinh tham gia khảo sát để tìm hiều thêm về các nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý dữ liệu thu được nhằm phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.