Cơ sở xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 86)

Chương 3. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO TƯ DUY

3.1. Một số biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật

3.1.1. Cơ sở xây dựng biện pháp

- Khái niệm tư duy trực quan hành động; khái niệm hoạt động với đồ vật - Các đặc điểm tư duy của trẻ 24-36 tháng của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật

- Nội dung phát triển tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật trong chương trình Giáo dục Mầm non.

- Tiêu chí và thang đánh giá mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng

3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật:

- Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ chỉ đạt mức độ trung bình. Số lượng trẻ ở mức độ thấp chiếm tới 61,25 % và ở mức độ trung bình có tới 30% trẻ.

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng. Có thể kể đến một số yếu tố như:

+ Đặc điểm phát triển nhận thức của lứa tuổi, trình độ phát triển tư duy của từng trẻ: Nhiều trẻ tham gia khảo sát có trình độ ngôn ngữ chưa thành thành thạo, khả năng nghe – hiểu kém làm trẻ không hiểu được yêu cầu của bài tập; trẻ chưa nắm được tường tận về các mức độ so sánh, khả năng ghi nhớ các đặc điểm bên ngoài của sự vật chưa tốt, khả năng tập trung chú ý kém.

+ Các yếu tố màu sắc, vị trí không gian của đồ vật ảnh hưởng rất lớn đến trẻ và đến quá trình trẻ thực hiện các yêu cầu bài tập tư duy đưa ra.

+ Các thao tác tay của trẻ trong quá trình hoạt động với đồ vật vẫn trong quá trình dần hoàn thện. Nhiều trẻ không biết sử dụng các thao tác tay để nhận biết các đặc điểm nổi bật, phân biệt hình dạng, kích thước của đồ vật do đó kết quả khả sát chưa cao.

Khắc phục những khó khăn trên sẽ giúp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng tham gia khảo sát.

3.1.1.3. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, có thể rút ra một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật như sau:

a. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện của trẻ 24-36 tháng

Mục tiêu chương trình Giáo dục Mầm non nhằm phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, nhằm hình thành, phát triển tối đa tiềm năng vốn có ở trẻ và hình thành những giá trị, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, xã hội, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở giai đoạn sau.

Nội dung chương trình giáo dục mầm non được xây dựng và cấu trúc theo các lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm – xã hội và phát triển thẩm mĩ. Các lĩnh vực nội dung giáo dục sẽ được tổ chức theo hướng tích hợp chủ đề. Các chủ đề được xây dựng mở rộng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, từ bản thân trẻ đến gia đình, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội gần gũi với trẻ.

Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện là nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng các nội dung giáo dục và biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ nói riêng cũng như hướng đến việc đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non nói chung.

b. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức - mức độ phát triển tư duy của trẻ 24-36 tháng

Các biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động cho trẻ 24-36 tháng được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc khác nhau nhưng cần đảm bảo mục đích chính là khi xây dựng các biện pháp này sẽ nhằm nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng. Muốn vậy, phải xác định được mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ đang ở mức độ nào để có các biện pháp tác động phù hợp.

Việc xây dựng các biện pháp cần phải chú ý đến các đặc điểm, trình độ nhận thức của trẻ. Điều này nghĩa là các biện pháp phải chú ý đến tính vừa sức đối với trẻ, không nên quá khó cũng không nên quá dễ. Quá trình dạy học phải mang tính cá nhân, phải tạo điều kiện để từng thành viên trong nhóm/lớp có cơ hội tham gia các hoạt động nhận thức một cách tích cực nhất.

c. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động

Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động nhằm nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ, cần chú ý đến tính tích cực nhận thức, sự chủ động, độc lập và sáng tạo của trẻ. Điều này thể hiện ở việc trẻ luôn tò mò, có sự say mê, thích thú khi tham gia các hoạt động, lòng ham muốn hiểu biết cái mới, trẻ biết lắng nghe, quan sát, biết cách sắp xếp, đặt cạnh, đo lường khảo sát các đối tượng. Qua đó, trẻ thể hiện được khả năng so sánh, đối chiếu và tìm ra các kết luận thích hợp cho các tình huống cụ thể mà chúng gặp phải trong quá trình hoạt động của mình.

d. Nguyên tắc sử dụng phối hợp các biện pháp

Thực tế cho thấy, không có bất cứ biện pháp nào là vạn năng cả. Biện pháp nào cũng có ưu diểm và hạn chế nhất định. Mỗi biện pháp chỉ có ưu trội phù hợp với một vài quy luật và đối tượng nhất định.

Việc đề xuất cao quá mức (tuyệt đối hóa) bất kỳ một biện pháp nào và lạm dụng nó, đều dẫn đến kém hiệu quả. Vì vậy, không nên đề cao biện pháp này hoặc hạ thấp biện pháp kia, mà phải biết kết hợp các biện pháp trong quá trình tác động.

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)