Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ 24 – 36 THÁNG Ở MỘT
2.3. K ết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động
2.3.4. M ức độ đạt từng tiêu chí về tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong ho ạt động với đồ vật thể hiện qua từng bài
Hai tiêu chí gọi tắt là tiêu chí 1 và tiêu chí 2 cụ thể như sau:
- Tiêu chí 1: Phân biệt các đặc điểm (về hình dạng hoặc kích thước) của đồ vật bằng thao tác tay
- Tiêu chí 2: Thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật (theo yêu cầu của bài tập)
2.3.4.1. Mức độ đạt tiêu chí 1 của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật thể hiện qua từng bài tập
Tiến hành tìm hiểu mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét trên tiêu chí 1- tiêu chí phân biệt các đặc điểm về hình dạng và kích thước của đồ vật bằng thao tác tay -thu được kết quả thể hiện cụ thể ở từng bài tập như bảng sau:
Bảng 2.7. Mức độ đạt tiêu chí 1 của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật thể hiện qua từng bài tập
Bài tập
Mức độ
Thấp Trung Bình Cao
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Bài tập 1 10 12,50% 16 20,00% 54 67,50%
Bài tập 2 27 33,75% 40 50,00% 13 16,25%
Bài tập 3 37 46,25% 24 30,00% 19 23,75%
Bài tập 4 47 58,75% 24 30,00% 9 11,25%
Từ số liệu bảng trên, ta nhận thấy, đối với tiêu chí phân biệt các đặc điểm về hình dạng và kích thước của đồ vật bằng thao tác tay trẻ 24-36 tháng thực hiện khá tốt ở hai bài tập đầu nhưng lại thấp dần ở hai bài tập sau. Cụ thể là:
Bài tập 1, có đến 54 trẻ - chiếm 67,5% tự thực hiện đúng tiêu chí này. Đây là bài tập có số lượng trẻ tự thực hiện đúng nhiều nhất xét trên tiêu chí 1. Đây
cũng đồng thời là bài tập trẻ thực hiện dễ dàng nhất. Nhiều trẻ ngay từ khi quan sát bằng mắt thấy đồ vật đã có thể gọi tên hình dạng đồ vật một cách dễ dàng - cụ thể là 2 khối hình: hình vuông và hình tròn - mà không cần đến các thao tác tay chân. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi trẻ. Vẫn có 10 trẻ chiếm 12,5% tham gia khảo sát không thể nhận ra được các khối hình được đưa ra ngay cả khi đã có gợi ý của giáo viên. Đa phần nguyên nhân đến từ việc trẻ bị mất tập trung khi thực hiện yêu cầu của cô giáo. Một vài trẻ thực sự không nhận diện được hình dạng của đồ vật đưa ra mặc dù đã được hướng dẫn. Trong các thao tác tay, cầm, nắm, sờ đồ vật các em cũng thể hiện thái độ rụt rè, lạ lẫm và có phần sợ hãi. Có thể các trẻ này thực sự có sự nhận thức kém, tư duy kém xét trên tiêu chí này, hoặc có thể do yếu tố tâm lí đã làm ảnh hưởng tới quá trình phân tích của trẻ, làm kết quả thực hiện kém đi.
Bài tập 2 tương tự như bài tập 1, rất nhiều trẻ ngay khi vừa nhìn thấy khối hình đã có thể gọi tên ngay được. Tuy nhiên số phần trăm trẻ làm sai ở bài tập này lại lớn hơn so với bài tập 1 – 50% tương ứng 40 trẻ phải có sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên mới có thể thực hiện được, và 27 trẻ chiếm 33,75% trẻ dù đã được hướng dẫn nhưng vẫn làm sai. Nguyên nhân có thể đến từ việc trẻ gặp khó khăn khi phân biệt các hình dạng của miếng khắc trên vỏ hộp rỗng. Các miếng khắc này trẻ không thể cầm hay nắm được cả khối hộp rỗng mà chỉ được sử dụng ngón tay sờ trên các cạnh, góc của miếng khắc nên khó hơn. Bên cạnh đó trẻ phải nắm rõ được biểu tượng các hình, cụ thể là hình vuông, hình tròn, hình tam giác mới có thể nhận ra hình dáng các miếng khắc.
Có tới 37 trẻ chiếm 46,25 %không thực hiện phân biệt được kích thước các khối hộp của bài tập 3 ngay cả khi đã được hướng dẫn, mặc dù khối hộp vuông đã là một trong những đồ chơi được cho là quen thuộc đối với trẻ. Khi lắng nghe yêu cầu của cô giáo và sử dụng bàn tay để thoải mái nhận định đồ vật, nhiều trẻ 24-36 tháng tham gia khảo sát cũng chỉ nhận ra hộp to nhất và hộp nhỏ nhất, trong khi yêu cầu phải phân biệt được tới 5 khối hộp. Nhưng vẫn
có 19 em có thể tự phân biệt được sự lớn dần hoặc nhỏ dần của các khối hộp.
Trong đó có trường hợp em P.H.M thậm chí còn có thể phân biệt được toàn bộ 5 khối hộp và xếp các hộp theo thứ tự lớn dần ngay sau khi thực hiện xong yêu cầu về so sánh kích thước các khối hộp.
Tương tự như ở bài tập 3, bài tập 4 với yêu cầu trẻ sử dụng thao tác tay chân để so sánh kích cỡ của các vòng tròn khác nhau, số trẻ tự thực hiện được nhiệm vụ so sánh kích thước đồ vật ở bài tập này cũng chỉ chiếm số lượng ít, cụ thể là 9 trẻ - 11,25%. Số trẻ không thực hiện được hoặc thực hiện sai ở bài tập 4 thậm chí còn nhiều hơn ở bài tập 3, có thể đến từ một số nguyên nhân do vòng tròn đưa ra là loại đồ chơi không quen thuộc bằng khối hộp như bài tập trước hoặc do kích cỡ, hình dạng của vòng tròn khó cầm nắm hơnlàm cho sự cảm nhận bằng tay của trẻ cũng khó hơn., trẻ bị phân tán bởi màu sắc và tính mới lạ của đồ vật…
Khái quát về mức độ đạt tiêu chí 1, ta có thể nhận thấy trên biểu đồ sau:
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
BÀI TẬP 1 BÀI TẬP 2 BÀI TẬP 3 BÀI TẬP 4 12.50%
33.75% 46.25% 58.75%
20.00%
50.00% 30.00%
30.00%
67.50%
16.25% 23.75% 11.25%
THẤP TRUNG BÌNH CAO
Biểu đồ 2.4. Mức độ đạt tiêu chí 1 thể hiện trên từng bài tập
Nhìn chung, giữa 4 bài tập có sự chênh lệch rất lớn về số lượng trẻ thực hiện được tiêu chí phân biệt các đặc điểm về hình dạng và kích thước của đồ vật bằng thao tác tay. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả này của trẻ trong đó phần nhiều là do tính quen thuộc hay mới lạ của đồ vật, của yêu cầu mà bài tập đưa ra với trẻ.
2.3.4.2. Mức độ đạt tiêu chí 2 của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật thể hiện qua từng bài tập
Kết quả ở bảng dưới đây thể hiện mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật xét theo kết quả trẻ thực hiện đúng được yêu cầu của từng bài tập:
Bảng 2.8. Mức độ đạt tiêu chí 2 của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật thể hiện qua từng bài tập
Bài tập
Mức độ
Thấp Trung Bình Cao
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Bài tập 1 23 28,75% 36 45,00% 20 25,00%
Bài tập 2 44 55,00% 28 35,00% 7 8,75%
Bài tập 3 51 63,75% 19 23,75% 9 11,25%
Bài tập 4 61 76,25% 15 18,75% 4 5,00%
Theo số liệu ở bảng 2.7 kết hợp với bảng 2.8, xét một cách tổng quát, có thể nhận thấy không phải trẻ nào nhận biết đúng được đồ vật hoặc kích thước đồ vật cũng có thể thực hiện đúng được yêu cầu của các bài tập đưa ra.
Trong từng bài tập, khả năng thực hiện được đúng yêu cầu của từng bài tập được biểu hiện ở mức độ khác nhau có sự chênh lệch khá lớn.
Bài tập 1 vẫn là bài tập có nhiều trẻ thực hiện đúng yêu cầu nhất. Có tới 20 trẻ - tức 25% tự thực hiện được trên 2/3 yêu cầu bài tập- cụ thể là bài tập này trẻ cần xâu được xen kẽ 4 khối hạt với nhau. Để có được kết quả tốt như thế, tất nhiên trẻ trước hết phải nắm được hình dạng các khối hình được đưa ra, sử dụng thành thạo các thao tác tay chân để nhận dạng đồ vật. Có 45% trẻ chỉ tự thực hiện đúng được trên 1/3 yêu cầu của bài tập tuy vẫn cần sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng cũng có đến 28,75% - 23 trẻ không thể thực hiện được yêu cầu của bài tập hoặc chỉ xỏ so le được 2 khối hộp đúng yêu cầu, ngay cả khi có sự giúp đỡ của giáo viên.
Ở các bài tập còn lại, việc thực hiện đúng yêu cầu được đưa ra vẫn là một khó khăn đối với trẻ. Tuy nhiên với sự gợi ý của giáo viên thì nhiều trẻ đã có thể thực hiện tương đối tốt bài tập.
Riêng bài tập 4, số lượng trẻ không thể thực hiện được bài tập này nagy cả khi có sự hướng dẫn của giáo viên là rất lớn, có đến 61 trẻ - tương ứng 76,25%, khiến cho bài tập này trở thành bài tập khó nhất trong tổng số 4 bài.
Nhìn chung, để đạt được tiêu chí 2 – thiết lập mối tương quan theo đúng yêu cầu của bài tập – thì ngoài việc nắm được hình dạng đồ vật, khái niệm to – nhỏ trong so sánh đồ vật thì trẻ còn cần phải có sự liên kết các yếu tố hình dạng, kích cỡ của đồ vật theo một tương quan hệ thống. Bên cạnh đó, thao tác tay chân thành thạo, khả năng ngôn ngữ nghe - hiểu của trẻ cũng tham gia vào như những yếu tố chi phối mạnh mẽ đến kết quả thu được.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
BÀI TẬP 1 BÀI TẬP 2 BÀI TẬP 3 BÀI TẬP 4 28,75%
55,00% 63,75% 76,25%
45,00%
35,00% 23,75% 18,75%
25,00% 8,75% 11,25% 5,00%
THẤP TRUNG BÌNH CAO
Biểu đồ 2.5. Mức độ đạt tiêu chí 2 xét trên từng bài tập
Nói tóm lại, qua khảo sát nhiều trẻ mặc dù đã có thể phân biệt được hình dạng, kích thước của đồ vật như tiêu chí 1 nhưng vẫn gặp khó khăn khi thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật để thực hiện yêu cầu bài tập đưa ra. Mặt khác, có những trẻ mặc dù không chắc chắn về đặc điểm hình dạng, kích thước của đồ vật nhưng lại có thể thực hiện tương đối khá tiêu chí thiết lập mối tương quan theo yêu cầu. Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân chi phối kết quả này.
Giáo viên cần lưu ý tìm hiểu để tiến hành các biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ.