Th ực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét trên t ừng phương diện so sánh

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ 24 – 36 THÁNG Ở MỘT

2.3. K ết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động

2.3.5. Th ực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng xét trên t ừng phương diện so sánh

2.3.5.1. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng giữa các trường mầm non

Tiến hành so sánh mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật giữa các trường mầm non (trường mầm non số 9 và trường mầm non 19/5 Thành Phố), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng giữa các trường mầm non

Trường MN

Mức độ

Số lượng

Phần trăm

Điểm thấp nhất

Điểm cao nhất

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Mức ý nghĩa

Mầm non 19/5

Thấp 23 56.10%

0 5.25 2.15 1.43

0.746

TB 12 29.27%

Cao 6 14.63%

Tổng 41 100.00%

Mầm non 9

Thấp 26 66.67%

0.5 5 1.93 0.98

TB 12 30.77%

Cao 1 2.56%

Tổng 39 100.00%

Qua số liệu thể hiện trong bảng 2.9 cho thấy không có sự khác biệt đang kể về tỉ lệ trẻ đạt mức độ tư duy trực quan hành động ở mức độ thấp và mức độ trung bình giữa các trường mầm non. Cụ thể:

Ở mức độ thấp, trường mầm non 19/5 Thành Phố quận 1 có 56,10%, trường mầm non 9 quận Tân Bình có 66.67% trẻ. Tương tự, ở mức độ trung bình, cả hai trường mầm non đều có số trẻ đạt ở mức này ngang nhau là 12 trẻ - chiếm khoảng 30% tổng số trẻ.

Tuy nhiên ở mức độ cao thì giữa hai trường có sự chênh lệch khá rõ. Một bên là trường MN 19/5 Thành Phố có tới 6 trẻ đạt mức cao chiếm 14,63%

nhiều hơn trường MN 9 tới 5 trẻ. Trường mầm non 9 chỉ có 1 trẻ đạt mức này, chiếm 2,56% tổng số trẻ tham gia khảo sát.

Xét theo điểm trung bình chung, trường mầm non 19/5 Thành Phố đạt mức trung bình với 2,15 điểm, còn trường mầm non 9 chỉ đạt 1,93 điểm mức

độ thấp. Trên thực tế, trường mầm non 19/5 Thành Phố với cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong nghề cao thì việc học sinh trường này đạt các thành tích cao hơn học sinh các trường khác trên địa bàn thành phố nói chung và so với trường mầm non 9 là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, xét về mặt thống kê, với mức ý nghĩa 0,746 > 0,05 – ta nhận định: không có sự khác biệt có ý nghĩa ở điểm trung bình của trẻ ở hai trường mầm non này.

Với các thông số thu được, ta có thể nhìn nhận khái quát sự khác về tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng đã tham gia khảo sát tại hai trường mầm non: MN 19/5 Thành phố và MN 9 như ở biểu đồ 2.6 dưới đây:

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

Mầm non 19/5 Mầm non 9

56.10%

66.67%

29.27% 30.77%

14.63%

2.56%

THẤP TB CAO

Biểu đồ 2.6. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng giữa các trường mầm non

Như vậy, có thể nói rằng mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24- 36 tháng trong hoạt động với đồ vật ở hai trường mầm non: MN 9 và MN 19/5 Thành Phố là tương đối đồng đều nhau – tập trung ở mức trung bình thấp. Điều này cho thấy, môi trường ở trung tâm hay không thì giáo dục nhà trường vẫn có sự ảnh hưởng tương tự nhau đến sự phát triển tư duy trực quan hành động của trẻ.

2.3.5.2. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng giữa các giới

Trong quá trình chọn lọc trẻ tham gia khảo sát, tác giả đã chọn lọc để cho tỉ lệ trẻ nam và trẻ nữ là tương đối đồng đều nhau: trong đó có 44 trẻ nam – chiếm 55% và 36 trẻ nữ chiếm 45%.

Dưới đây là kết quả tác giả thu thập được khi tiến hành so sánh mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong việc thực hiện từng bài tập giữa các trường mầm non:

Bảng 2.10. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng giữa các giới

Giới tính

Mức độ

Số lượng

Phần trăm

Điểm thấp nhất

Điểm cao nhất

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Mức ý nghĩa

Nam

Thấp 29 65.91%

0 5.25 1.90 1.15

0.852

TB 13 29.55%

Cao 2 4.55%

Tổng 44 100.00%

Nữ

Thấp 20 55.56%

0.5 5.25 2.21 1.32

TB 11 30.56%

Cao 5 13.89%

Tổng 36 100.00%

Số liệu thống kê ở bảng 2.10 cho thấy mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ nam và trẻ nữ có sự chênh lệch, cụ thể là: ở mức độ giỏi, giới nữ có tới 5 em đạt – chiếm 13,89% tổng số trẻ; trong khi ở trẻ nam chỉ có 2 em – 4,55%

trẻ xếp loại này. Trên thực tế, khi thực hiện khảo sát trên các trẻ, tính nhanh nhẹn và năng động của trẻ nam thể hiện rõ hơn ở trẻ nữ. Tuy nhiên đây có thể cũng là một nhược điểm làm cho ít trẻ nam thực hiện đúng bài tập được giao.

Các em thường tỏ ra rất lanh và có phần hơi ẩu trong phán xét. Trong khi đó, các em nữ thì lại thường trầm hơn, lắng nghe yêu cầu kĩ hơn trước khi đưa ra quyết định.

Thể hiện trên biểu đồ ta có:

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

NAM NỮ

65.91%

55.56%

29.55% 30.56%

4.55%

13.89%

THẤP TB CAO

Biểu đồ 2.7. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng giữa các giới

Tuy vậy, xét về mặt thống kê ta nhận thấy mức ý nghĩa 0,852 >0,05 nghĩa là sự khác biệt trên không có ý nghĩa. Xét một cách chi tiết hơn, về số lượng các em thuộc mức trung bình ở cả hai giới cũng là ngang nhau với nữ 13 trẻ nam - chiếm 29,55% và 11 trẻ nữ - chiếm 30%, đồng thời điểm cao nhất của hai giới cũng đều bằng nhau và bằng 5,25.

Nhìn chung, có thể nhận định rằng yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng. Kết quả này phù hợp với lý luận về đặc điểm phát triển tư duy của trẻ lứa tuổi này.

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)