Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN THA HÓA
1.1. Con người cô đơn và tha hóa từ triết học đến văn học
1.1.1. Con người cô đơn và tha hóa trong triết học
1.1.1.2. Con người tha hóa
“Tha hóa” là một từ đƣợc dùng theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Nói cách khác, nó là một từ có nhiều khái niệm. Trong đời sống cộng đồng, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa đạo đức, nói về những trường hợp người bị biến chất, bị mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình trước đây.
Trong nghiên cứu khoa học - xã hội, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa triết học nói về một hiện tƣợng, một quy luật diễn ra trong đời sống xã hội.
Từ điển Tiếng Việt - (Viện ngôn ngữ học), NXB Khoa học xã hội, 1988, định nghĩa tha hóa (động từ) có hai nghĩa: Con người bị biến thành xấu đi (bị tha hóa trong môi trường tiêu cực) và biến thành cái khác đối nghịch lại (trong xã hội tƣ bản, lao động bị tha hóa). Theo Từ điển Triết học - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987: tha hóa (tiếng Anh: Alienation, tiếng Pháp: Alie‟nation): tình trạng xã hội trong đó những sản phẩm, quan hệ và thể chế là kết quả hoạt động của con người biến thành những lực lượng đối lập và xa lạ với họ, thống trị họ và thù địch với họ.
Một trong những nhà triết học đầu tiên của nhân loại khai sáng ra khái niệm tha hóa với tƣ cách là một phạm trù triết học đó chính là G.V.I Hegel (1770- 1831). Trong các tác phẩm Logic học và Hiện tượng học tinh thần, ông đã chỉ ra vòng tròn tha hóa: tinh thần tha hóa thành giới tự nhiên, giới tự nhiên tha hóa thành xã hội, xã hội lại tha hóa trở về với tinh thần. Đó là quá trình “tự tha hóa” (tha hóa tự nhiên, biện chứng) để biến thành cái khác, cái đối lập, sự phủ định và rồi lại trở về với nguyên bản.
Sau này, Karl Marx đã vận dụng khái niệm tha hóa của Hegel để xem xét quá trình tha hóa của lao động, lao động bị tha hóa thông qua lăng kính
mới. Tha hóa là sự đánh mất giá trị, bản chất thông thường, vốn có của sự vật - hiện tƣợng, cả trong tự nhiên - xã hội - tƣ duy. Trong đời sống hằng ngày, tha hóa thường được xem xét về mặt ý thức xã hội, đặc biệt là về tư tưởng chính trị, đạo đức, làm cho chúng trở nên khác đi hay biến thành cái khác theo hướng tiêu cực hay bất lợi so với trước đó. Vì vậy, quá trình tha hóa có thể ví như một chuỗi mâu thuẫn siêu hình và xu hướng phủ định siêu hình, trái với quy luật phát triển chính của nó. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu so với chính nó trước đây (vốn có) thì bất lợi, thoái triển, nhưng ngược lại, nếu so với những cái khác nó trước đây (nhất là cái đối lập, thù địch…) thì nó có thể là bước “phát triển” có lợi. Quá trình tha hóa sẽ bị coi là xấu xa, tội lỗi, đáng lên án và chối bỏ với chính nó hoặc đồng minh và đồng chí của nó trước đây, nhƣng lại trở thành tốt đẹp, thăng hoa, đáng ca ngợi và đƣợc chào đón bởi đối thủ và kẻ thù của nó. Hay nói cách khác, quá trình tha hóa sẽ làm cho nó ngày càng xa đồng minh, đồng chí, trong khi lại ngày càng gần đối thủ; làm cho con người có xu hướng đối lập với chính mình hoặc những gì đã thiết thân với mình trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Theo quan điểm hiện sinh, tha hóa có nghĩa là sự đánh mất bản sắc, sự hòa tan cái tôi độc đáo của mỗi cá nhân vào trong cái tập thể vô danh, mơ hồ và trừu tượng…Cái khối người chung chung, không bản sắc ấy, Kierkegaard gọi là đám đông, Nietzsche gọi là bầy đàn, còn Heidegger gọi là cái người ta.
Các triết gia hiện sinh cho tha hóa là một hiện tƣợng vĩnh viễn của loài người mà nguyên nhân của nó nằm ngay trong bản chất các mối quan hệ xã hội. Họ còn cho rằng, tha hóa là cảm tính đau khổ thất vọng về đời người, bắt nguồn sâu xa từ cảm tính vong thân. Cảm tính vong thân là cảm tính đánh mất mình. Mình trở thành xa lạ với bản thân mình và sống phụ thuộc vào cái khác không phải mình. Cảm tính vong thân đƣợc các triết hiện sinh coi là một tình trạng thuộc bản chất của mọi hiện sinh thể. Họ cho rằng trong đời sống của
mỗi hiện sinh, trong sự tiếp xúc của nó với người khác, với vũ trụ và thế giới đồ vật thường xuyên xảy ra việc những thực thể này chà đạp, che lấp cái tôi chủ thể, khiến cho chủ thể này bị vong thân. Các thực thể ấy đã cuỗm mất cái tôi đích thực của tôi, làm cho tôi trở thành xa lạ đối với tôi, đối lập với tôi.
Con người luôn đứng trước nguy cơ bị phóng thể, biến thành kẻ khác. Sự tha hóa của con người có một nguyên nhân là tha nhân. Dù thế nào thì người hiện sinh vẫn phải sống, quan hệ với những người xung quanh. Những người xung quanh đó đƣợc chủ nghĩa hiện sinh gọi là tha nhân. Sự tiếp xúc với tha nhân, với thế giới bên ngoài làm rơi mất những gì có trong bản tính tôi, đồng thời những yếu tố từ tha nhân, từ ngoại giới lại ăn nhập vào tôi. Điều này liên tiếp diễn ra. Do vậy, con người không thể điều khiển được cuộc đời đầy ngẫu nhiên của mình. Bởi vì tha nhân hiện hữu cho nên tôi phải sống với hiện hữu của họ, nghĩa là chia sẻ những dự phóng, những cảm tính của họ. Nói đến tha nhân là nói đến sự liên thông của các ý thức. Đi theo hiện tƣợng học của Husserl, nhà hiện sinh cho rằng có thể nắm trực tiếp ý thức của tha nhân bằng sự liên thông của những ý thức. Husserl cho rằng, nhận thức tha nhân không phải như nhận thức một đồ vật, bởi vì nó là “người khác”. Husserl gọi sự liên hệ giữa cá nhân là tinh liên chủ thể, nghĩa là mỗi ý thức đều có hướng không còn hiện hữu như một con người mà là hiện hữu với, sống với kẻ khác trong một cộng đồng những nhân vị chứ không phải chỉ riêng cá nhân.
Xét trên phương diện nhân sinh nói chung thì tha hóa là một trong những vấn đề phi lý nhất của cuộc sống, vì phải qua những người khác, cá nhân mới biết ƣớc muốn và thỏa mãn về mình. Nếu đủ khả năng để nhốt kín bản thân trong cô độc, trong tự do cá nhân, con người cũng không thoát được cảm giác lưu đầy, cho nên, tha hóa được coi là sự phi lý mà kiếp người không thể né tránh.
Tóm lại, cô đơn và tha hóa là hai trong số các khái niệm thuộc chủ đề về sự tiêu cực, bi quan của triết học hiện sinh. Cuộc sống là một thảm kịch, là
phi lý, là tầm thường, là hư vô cho nên rất đáng buồn nôn. Con người ở đó cô đơn, bị tha hóa nên bệnh của con người là buồn, là lo âu, xao xuyến, không tránh khỏi thất bại, đắng cay. Ở mức độ khác nhau, các triết gia hiện sinh đều mô tả định mệnh này và nó cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong văn học hiện sinh.