Chương 2. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. Con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2.2.1. Con người bị tha hóa
Cuộc sống là chuỗi những bất ngờ. Ở đó có những bất ngờ mang đến cho ta những hạnh phúc ngọt ngào nhƣng cũng có những bất ngờ mang đến cho con người ta những vị đắng chát thấm đượm dài lâu nơi tâm hồn. Đến với truyện ngắn Không có vua, chúng ta sẽ bắt gặp những bất ngờ thảng thốt ấy.
Nguyễn Huy Thiệp đã vẽ lên trước mắt người đọc những thằng người đầy khốn nạn - những con người mà bản năng thú tính đã chiến thắng cả lương tri.
Đây là một đám sinh vật biết ăn nói, đi lại, suy nghĩ và đối xử với nhau.
Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận thấy mối quan hệ gia đình đang bị rạn nứt, đảo lộn bởi sự đê hèn, đốn mạt của chính những con người trong gia đình ấy.
Tất cả mọi chuẩn mực tốt đẹp của mẫu hình gia đình truyền thống đã bị phá hoại bởi sự phi nhân. Lão Kiền - “cái nóc nhà” đã bị dột trong ngôi nhà có nhiều cái cột bị mục đã không đủ đức hạnh để giáo dục một lũ con đang bị
băng hoại về đạo đức, nhân phẩm. Đạo đức và lễ giáo trong gia đình đã bị triệt tiêu hoàn toàn. Một gia đình loạn luân: em chồng thì chim chị dâu, ghen cả với bố, anh em cắt tóc cho nhau cũng thanh toán sòng phẳng, mai mối cho nhau cũng làm biên nhận trả công. Một ông bố góa vợ đã mười một năm, không đi bước nữa, hi sinh ở vậy để nuôi con khôn lớn nhưng khi thấy con dâu tắm vẫn không kìm chế đƣợc mình bắc ghế nhìn trộm. “Lão Kiền (…) bắc chiếc ghế đẩu, trèo lên nín thở ngó sang buồng tắm. Trong buồng tắm, Sinh đứng khỏa thân” [59; tr.50]. Nổi bật trong đám ô trọc bất nhân ấy ta phải kể đến là Đoài - hiện thân cho sự tha hóa về nhân cách. Là công chức ngành giáo dục - một môi trường mà nhân cách phải đặt lên hàng đầu nhưng Đoài đã tha hóa thành một người khác, dần dần mất hết khả năng giao tiếp bằng tiếng người vì những lời nói của y thật trơ trẽn và vô sỉ. Lương tâm bị tha hóa, Đoài cư xử với những người trong gi đình, với bố, với anh em ruột thịt như một kẻ
“khác máu tanh lòng”. Với người em trai - Khiêm làm nhân viên cho công ty thực phẩm thì Đoài chỉ mong em bị bắt đi tù. Với người bố ruột thì Đoài nói năng không một chút lễ phép, gia giáo, ngôn ngữ sặc mùi của quân vô học, vô văn hóa. Ta hãy lắng nghe đoạn đối thoại sau: “Khiêm dậy ngay, đánh răng súc miệng rồi dắt xe đi. Tốn ra khóa cửa. Đoài bị mất ngủ càu nhàu: “Thật là giờ làm việc của những đạo tặc”. Ba giờ sáng, lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha chè. Cái ổ cắm bếp điện bị hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật, bèn chửi: “cha chúng mày, chúng mày muốn ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu”. Đoài nằm trong giường nói vọng ra: “Ở đâu không biết chứ ở nhà này thì “lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống” là chuyện thường tình”. Lão Kiền chửi:
“Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố mày thế à? Tao không hiểu thế nào người ta lại cho mày làm việc ở Bộ giáo dục!”. Đoài cười: “Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình có truyền thống, ba đời trong sạch như gương”. Lão Kiền lẩm bẩm:
“Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết, nhưng từ tao ngược lên, nhà
này chưa có ai làm gì thất đức”. Đoài bảo: “Phải rồi. Một miếng vá xăm đáng một chục nhưng tương lên ba chục thì có đức đấy”. Lão Kiền bảo: “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?”
[59; tr.44]. Với cái cách ăn nói đốp chát của một người con với một người cha như thế này thử hỏi nhân cách của Đoài để ở chỗ nào? Người đọc ghê sợ bởi nhân cách đạo đức đã không còn ở trong anh. Chƣa dừng lại ở đó, Đoài còn đê tiện và bỉ ổi hơn. Y luôn để ý, luôn có những hành động và lời nói tục tĩu, dâm dục với người chị dâu của mình: “Người chị tôi cứ mềm như bún” [59; tr.46]
…Rồi đáng sợ hơn, Đoài tuyên bố thẳng thừng không cần quan tâm đến những hốt hoảng, lo lắng của chị dâu: “Tôi nói trước, thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một lần” [59; tr.48]. Đoài mang trong mình một lối sống bợm bã với “dục vọng bệnh hoạn”, “hầm hập nhu cầu dục thể” (Ma Văn Kháng).
Không chỉ vậy, Đoài còn thể hiện là một kẻ chẳng ra gì khi ghen cả với người bố của mình lúc nhìn trộm con dâu tắm. Đoài kiên quyết: “Tôi không tha thứ cho ông đâu” [59; tr.50]. Mang cái danh trí thức nhƣng Đoài chẳng khác một kẻ lưu manh, vô học. Choáng ngợp con người Đoài là sự bất nhân, tàn nhẫn và vô liêm sỉ đến cực độ. Có thể thấy Đoài là điển hình cho những loại người đang tha hóa, hủy hoại gia đình và xã hội.
Nguyễn Huy Thiệp đã vẽ lên đƣợc muôn vàn những khuôn mặt khác nhau khi quan sát hiện thực đời sống. Hình tượng con người tha hóa không kiềm chế đƣợc cái dục vọng bản năng của mình còn xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Trong Tội ác và trừng phạt, người đọc không khỏi bàng hoàng trước việc người cha thú tính đã cưỡng hiếp chính đứa con gái ruột của mình khi chỉ có hai người đi với nhau trên một đoạn đường vắng để rồi phải trả giá bằng một cái chết ghê rợn cô gái phẫn uất dùng rìu giết chết ông bố.
Hay trong Những người thợ xẻ, nhân vật Bường, một kẻ đểu cáng và độc ác cũng vì dục vọng mà cưỡng hiếp, chiếm đoạt một cô bé mười bảy tuổi “Khi Quy đi qua chỗ anh Bường nấp thì vụt một cái, anh Bường chồm dậy. Tôi
nghe thấy tiếng Quy kêu thất thanh. Anh Bường bịt miệng, bế thốc cô gái vào bụi rậm…Quy bị lột truồng, hai bắp chân rối rít khua lên trời” [59; tr.113].
Hay một bác sĩ trẻ “được ăn học tử tế” nhƣng vì không kìm chế nổi dục vọng đã chiếm đoạt “một cách tàn bạo và điên cuồng” [59; tr.452] một cô gái ở bản Hoan trong đêm trăng rồi ngay sau đó tìm cách “quất ngựa truy phong”
rũ bỏ trách nhiệm trong truyện ngắn Thổ cẩm.
Không dừng lại ở đó, sự tha hóa do con người không kìm chế được bản năng thú tính còn kéo dài từ đời này qua đời khác trong cả một dòng họ. Nhân vật Chiểu trong Giọt máu là một kẻ ăn chơi vô độ, ỷ thế lộng hành. Muộn con, hắn đi chùa cầu tự nhƣng rồi lại nghe lời xúi bẩy chiếm đoạt cả ni cô Huệ Liên, biến ni cô thành vợ ba của mình. Phong con trai của Chiểu cũng là một kẻ phong tình không kém. Hắn sẵn sàng bỏ tiền mua đứt sự trinh trắng của một đứa con gái mới mười lăm tuổi đầu mà không chút băn khoăn, day dứt.
Không những vậy, hắn còn dùng mưu ma chước quỷ để đẩy ông Tân Dân - bạn làm ăn vào tù để ở ngoài hắn mặc sức chiếm đoạt vợ của người ta. Năm mươi tuổi nhƣng Phong vẫn “say hoa đắm nguyệt” tìm cách cƣỡng ép, dọa nạt, buộc cô Chiêm phải làm vợ bé bằng những lời lẽ bỉ ổi “Thân lừa ưa nặng, ông cho hỏi han tử tế không xong thì cả họ mày khốn nạn” [59; tr.262 - 263]...
Như vậy, vì dục vọng, tiền tài, địa vị, danh vọng mà con người trở nên tha hóa, biến chất, chà đạp lên những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.