Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN THA HÓA
1.2. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp
1.2.2. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thanh Trì- Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử - trường Đại học Sư phạm Hà Nội và tình nguyện lên Tây Bắc công tác. Thời gian sau đó, năm 1980, ông chuyển về công tác tại Bộ Giáo Dục, rồi làm tại Công ty kĩ thuật Trắc địa bản đồ - Cục bản đồ cho đến khi về hưu. Sống ở nhiều vùng quê, làm nhiều nghề, dặc biệt tiếp xúc với nhiều loại người trong xã hội đã cho ông cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Đây cũng là chất liệu để ông viết nên những tác phẩm để đời, làm nên tên tuổi của một cây bút truyện ngắn có hạng và đặc biệt tạo nên một hiện tƣợng văn học vào cuối thế kỉ XX. Năm 1990, ông trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tƣợng có tính tất yếu của ý thức văn chương thời đương đại, khi nhu cầu nội tại của văn học đã chín muồi. Trước khi trình làng những đứa con tinh thần của mình, ông đã luôn băn khoăn, day dứt xem “công việc của một nhà văn bắt đầu từ đâu? Tôi nghĩ rằng phải bắt
đầu từ việc nghiên cứu bạn đọc, đúng hơn là phải nghiên cứu tâm lí dân tộc trong cả một khoảng thời gian dài… Lúc ấy, tác phẩm của anh ta mới là một tác phẩm xứng đáng” [60].
Nguyễn Huy Thiệp đã nhận ra hậu quả của việc thi vị hóa cuộc sống trong văn chương và cho rằng không nên nuôi dưỡng căn bệnh ảo tưởng, tự thỏa mãn. Ông đã thẳng thắn chỉ ra rằng “nhân dân đã chán ngấy những cuốn sách thuyết giảng thứ đạo đức giả. Họ cũng chán ngấy các sách mua rẻ tiền và sách gợi cảm giác mạnh (…). Nhân dân đang cần những cuốn sách tự vấn, những cuốn sách giúp họ tự nhận thức lại mình. Đã đến lúc, văn học phải bước những bước chính xác trong cuộc hành trình gian khổ của nó” [60].
Ông đã nhận ra tác hại của việc thi vị hóa cuộc sống trên trang viết, nó nuôi dưỡng căn bệnh ảo tưởng, căn bệnh tự thỏa mãn, nó khiến cho hầu hết các tác phẩm văn học ở nước ta đều rất duy tâm.
Tháng 1 năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp đăng chùm truyện Những chuyện kể bất tận trong thung lũng Hua Tát trên báo Văn nghệ. Nhƣng dường như đứa con đầu lòng ấy chưa đủ độ vang và sự quyến rũ. Sau đó, ông tiếp tục trình làng truyện Tướng về hưu và đã đƣợc bạn đọc đón nhận bằng tình cản chân thành, nồng nhiệt và ngay lập tức tỏa sáng, gây tiếng vang lớn trên văn đàn. Không khí văn đàn lúc đó thật sự sôi nổi, nó cuốn hút nhiều người vào “cái không khí nghề nghiệp”. Không dừng lại ở đó, thời gian sau, tên ông liên tục xuất hiện trên văn đàn gắn với các tác phẩm mà người đọc không thể bỏ qua: Muối của rừng, Con gái thủy thần, Chút thoáng Xuân Hương… và sau đó là bộ ba truyện lịch sử: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết.
Khác với nhiều người, ông đến với thành công khi trước đó ông chẳng có một giải thưởng văn học nào, cũng chẳng có ai đỡ đầu, mà mới chỉ có dăm truyện đăng báo. Vậy mà ngay sau khi ông cho in: Tướng về hưu, Không có vua, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Những bài học nông thôn, Những người
thợ xẻ… đặc biệt là sự xuất hiện của Tướng về hưu đã đánh dấu một bước ngoặt thực sự trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp. Ông đã định danh vị trí vững chắc trên văn đàn và trở thành một hiện tƣợng lạ: “Ngay trong năm 1987 đã xuất hiện hiện tượng văn học mới gây chấn động dư luận.
Đó là tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp. Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là mới thật, là mới là độc đáo, chỉ mình anh cũng đủ tạo nên một đời sống văn học sôi động kéo dài cả mấy năm trời và còn nóng bỏng đến tận hôm nay” [44; tr.17].
Nguyễn Huy Thiệp hướng ngòi bút của mình đến nhiều chủ đề, đề tài khác nhau và ở chủ đề nào ông cũng gặt hái đƣợc những thành công nhất định. Với chủ đề lịch sử mà người ta vẫn quen gọi là “giả lịch sử”, ông thành công với bộ ba tác phẩm Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết. Còn ở chủ đề giả cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp cũng có những đóng góp quan trọng với các tác phẩm nhƣ Những ngọn gió Hua Tát, Trương Chi… Hay ở đề tài sinh hoạt, với quan điểm “lột trần” hiện thực, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những trang văn đầy ám ảnh nhƣ: Những bài học nông thôn, Con gái thủy thần, Thương nhớ đòng quê… Với mảng đề tài này, Nguyễn Huy Thiệp đã đi đến tận cùng của thân phận con người và phản ánh sâu sắc bộ mặt đời sống. Hiện lên trong các tác phẩm đó, người ta thấy hình ảnh một con người luôn đau đớn, dằn vặt trước nhân tình thế thái.
Sau thành công với những truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp gần nhƣ vắng bóng trên văn đàn. Thời gian sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trở lại và thử thách ở một thể loại khác: tiểu thuyết. Các tiểu thuyết của ông liên tiếp đƣợc ra đời nhƣ: Tiểu long nữ (2005), Tuổi hai mươi yêu dấu (2007), Gạ tình lấy điểm (2007) nhưng dường như thể loại này không mang lại thành công cho ông. Ngoài truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp còn viết một số tác phẩm kịch nhƣ: Còn lại tình yêu, Gia đình, Tiên tri,...
Nhƣ vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng nhiều mặt nhưng trước sau ông vẫn được coi là một nhà văn có biệt tài về truyện ngắn - “một trong những thể tài văn học cổ nhất, từng được bạn đọc ưa chuộng” [55; tr.435]. Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khi trước đó, nền văn học Việt Nam đã định danh nhiều tên tuổi có hạng về thể loại này với những quan niệm, lối viết đều có những cách tân mới lạ, độc đáo nhƣ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Hồ Anh Thái…Chính trong sự thử thách đó, bản lĩnh và tài năng nghệ thuật của ông đƣợc phát tiết và gây đƣợc sự chú ý đặc biệt của độc giả. Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc tuyển chọn in trong các tập Truyện ngắn chọn lọc, Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội Nhà văn, 1995;
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa thông tin, 2002;
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Trẻ, 2003… Truyện ngắn của ông đƣợc bạn đọc mến mộ và đƣợc các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Ngay khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên báo Văn nghệ, ông đã trở thành trung tâm của sự chú ý, gây bão trên văn đàn và trở thành “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”. Nếu trước đó, Truyện Kiều đã tạo nên một kỉ lục về số lượng bài phê bình phân tích dày gấp mấy lần so với tác phẩm thì những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng tạo nên một làn sóng tương tự. Cái “từ trường” mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp tạo ra chính là (nó đối lập với quan niệm truyền thống về chức năng phản ánh và cải tạo của văn học). Từ trước đến nay người ta vẫn quan niệm “Văn học là nhân học” (Gorki) và văn học khám phá con người như một “tổng hòa các quan hệ xã hội”. Còn Nguyễn Huy Thiệp thì nhìn con người từ góc độ “bản thể” của nó - con người tự nhiên.
Trong truyện ngắn Bài học tiếng Việt (1999) ông viết: “người ta chú ý thái quá đến bộ mặt bên ngoài, nói nhiều đến con người xã hội hơn là con người tự nhiên…Con người tự nhiên vốn dĩ vô luân, nó tự do” [59; tr.428]. Người ta nhận thấy văn của Nguyễn Huy Thiệp chỉ có một thứ duy nhất: sự thật. Điểm
mới của ông trong phản ánh hiện thực đó là ông đã có cái nhìn mới mẻ về những mâu thuẫn xã hội - cơ sở để có thể đổi mới thực sự. Trong truyện Giọt máu Nguyễn Huy Thiệp viết: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh” [59; tr.245].
Trước Nguyễn Huy Thiệp, văn học mới chỉ đứng trên cao, đứng bên cạnh bùn
“gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nhƣng đối với ông thì “ngập trong bùn” thôi chƣa đủ mà phải “sục tung lên” để “thoát thành bướm và hoa”.
“Bướm và hoa” là tƣợng trƣng cho cái đẹp, cái tốt lành, thơm tho. Nhà văn đã đi tìm, tìm trong những thứ nhếch nhác, nham nhở, đồi bại, xấu xa, hèn kém, đốn mạt…tựu trung lại là “bùn” để kiếm tìm thứ đẹp đẽ, thanh cao. Từ
“bướm và hoa” phát triển lên thành “bướm và hoa” là bình thường, hợp lẽ với tự nhiên nhƣng từ “bùn” mà thoát thành “bướm và hoa” thì là điều đáng khâm phục. Mong muốn cháy bỏng này của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống với hành động khát khao đi tìm “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hôn con người”
của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn đầu đổi mới.
Là nhà văn đầy cá tính, Nguyễn Huy Thiệp không chọn con đường quen thuộc, dễ dàng mà trăn trở đi tìm lối viết khác cho riêng mình. Với ông, nhà văn phải biết dấn thân, trải nghiệm và trả giá trước cuộc đời để tìm ra đứa con đẻ thích hợp của mình. Khát vọng cách tân của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc nảy sinh từ chính không khí của thời kì đổi mới văn học - thời kì mà cách tân trở thành lẽ sống của nghệ thuật, song nó có một cội nguồn sâu xa hơn là từ ý thức, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Ông coi văn chương chân chính trước hết phải là văn chương, là chính nó - một thứ nghệ thuật vô tư, không vụ lợi và không chịu bất kì một sự bao cấp tư tưởng nào. Hơn thế nữa, bản chất của văn chương là không ngừng tự làm mới, phải luôn nuôi dưỡng nó, ý thức sâu xa nhằm vươn tới tự do và đổi mới. Nhà văn vì vậy phải có tài năng, có nền tảng văn hóa vững chắc, có lương tri của một người dũng cảm nói ra
sự thật và chấp nhận trả giá nhƣng quan trọng nhất là phải có cá tính sáng tạo và khát vọng cách tân. Chính vì mới lạ nên ban đầu phản đối chiếm số đông nhƣng càng về sau, công chúng và dòng bạn đọc đặc tuyển đứng về phía nhà văn càng lớn. Từ ủng hộ đến hiểu, đánh giá đúng là cả một chặng đường dài bởi một cơn gió lạ nhiều chiều biến đổi nhƣ thế quả không thể minh xác ngay đƣợc. Quan trọng hơn, tầm đón nhận của một số độc giả vẫn chƣa quen, chƣa kịp thích ứng với một kiểu văn lạ lẫm đến nhƣ thế.
Có thể nói rằng, Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn của thời đại thông tin, thời đại hội nhập và giao lưu quốc tế. Vì vậy không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của văn học Âu - Mĩ nói chung và chủ nghĩa hiện sinh nói riêng đối với nhà văn trong quá trình sáng tác. Đọc sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc nhận thấy rõ màu sắc hiện sinh. Đó là một bức tranh hiện thực xã hội - xã hội mê lộ của sự “loạn cờ” và “không có vua” cũng nhƣ cảm giác về tính phi lý, bất ổn của đời sống hiện tại. Đặc biệt là bức tranh tâm lí của con người cuối thế kỉ XX - con người cô đơn, con người tha hóa, con người nổi loạn trước sự phi lý của cuộc đời và con người với khát vọng kiếm tìm. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, độc giả thường bị ám ảnh bởi nhận thấy con người là một thực thể cô đơn, bé nhỏ và bơ vơ, thiếu vắng điểm tựa.
Nhìn từ góc độ nghệ thuật, màu sắc hiện sinh cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp như phương thức huyền thoại hóa và nghệ thuật thể hiện cái phi lý, ngôn ngữ đối thoại…
Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi xin đƣợc tìm hiểu về con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy cái tiêu cực, cái bất lực mà nói chung là nỗi sợ hãi, cô đơn, tha hóa của con người. Tư tưởng này mang âm hưởng của các nhà hiện sinh chủ nghĩa khi cho rằng ý thức chủ
thể của con người cũng luôn có mặt thái quá của nó. Nếu dựa trên các ngụy tín, ý thức này có thể đưa con người tới chỗ hành động cực đoan, lầm lạc.
Chương 2