Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN THA HÓA
1.1. Con người cô đơn và tha hóa từ triết học đến văn học
1.1.2. Con người cô đơn và tha hóa trong văn học
1.1.2.2. Con người tha hóa
Tha hóa là khái niệm chỉ hiện tượng con người biến thành xấu đi.
Trong lịch sử văn học thế giới, nhân vật tha hóa xuất hiện từ lâu, có nhiều nhân vật sống mãi và gắn liền cùng tên tuổi các nhà văn nhƣ Juylieng (Đỏ và đen - Stangdan); Rebecca (Hội chợ phù hoa - M.Thaccore); Raxcônnhieôp (Tội ác và trừng phạt - Doxtoiepxki); Raxtinhac (Tấn trò đời - Banzac)…
Văn học hiện sinh đặc biệt quan tâm tới thân phận con người, coi trọng tự do cá nhân, đề cao tính độc đáo, sáng tạo ở mỗi cá nhân. Văn học hiện sinh miêu tả cho chúng ta thấy những trạng thái mang tính chất triết học của tồn tại người như phi lý, buồn nôn, thức tỉnh con người trỗi dậy, dấn thân vào một đời sống nhân vị cao cả của con người tự do.
Văn học hiện sinh ngoài mang nỗi ám ảnh day dứt về sự cô đơn của con người còn thể hiện rất rõ sự tha hóa của con người trong cuộc sống hiện đại. Những nhà văn thành công khi viết về đề tài này nhƣ Kafka, Camus,…
Trong đó nổi bật nhất là Kafka. Khi nghiên cứu con người trong những sáng tác của Kafka, chúng tôi thấy rõ sự tha hóa của con người theo hướng tiêu cực và đầy bất lợi so với trước đó. Nguyễn Thị Thắng trong công trình nghiên cứu
“Nhân vật trong tác phẩm Franz Kafka” có nhắc đến con người tha hóa và khẳng định: “Tha hóa là một chủ đề bao trùm trong các sáng tác của Franz Kafka. Nó chi phối toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Nó làm cho con người điêu đứng, vật vờ trong tình trạng mất dần bản chất và bị bào mòn nhân tính. Lựa chọn chủ đề tha hóa khi miêu tả con người trong tác phẩm của mình, Kafka cũng bộc lộ cách tiếp cận con người trong các mối quan hệ khác của đời sống”. [56; tr.46]
Sống trọn vẹn trong giai đoạn Phương Tây có những biến động khủng khiếp nhất cả về chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, Kafka lặng lẽ “viết như một hình thức cầu nguyện”. Sự tha hóa trong tác phẩm của Kafka đầy những biến dạng lạ lùng. Con người biến dạng, loài vật biến dạng, thời gian - không gian biến dạng. Trong đó ám ảnh nhất là biến dạng của con người. Con người hiện lên trong tác phẩm chỉ là những cái bóng, mơ hồ, trừu tượng, phi cá thể, phi bản sắc. Thân phận con người trong thế giới hiện đại không được tồn tại nhƣ một nhân vị, chỉ hiện hữu nhƣ một đồ vật, một con vật nhƣ nhân vật G. Samsa trong Hóa thân, đang là một nhân viên giao hàng bình thường nhƣng một buổi sáng thức dậy, anh ta bỗng biến thành một con bọ ghê gớm, bẩn thỉu mà ngay chính anh ta cũng không thể hiểu nổi. Hình ảnh ông bố Samsa cũng là một nhân vật tha hóa. Lúc G. Samsa là một người lao động chính trong gia đình thì ông ta đóng vai một người cha già nua, yếu ớt, bệnh tật. Vậy mà khi Samsa biến thành côn trùng, không thể kiếm tiền cho gia đình
nữa thì bỗng dƣng ông bố có sự biến đổi hoàn toàn khác khiến Samsa không thể tin vào mắt mình vì giờ đây đứng trước mặt anh là một người đàn ông đường bệ và đầy quyền uy, tin rằng “để đối xử với anh thì chỉ có những biện pháp hà khắc nhất mới thích hợp” [25; tr.663]. Sự thay đổi của ông khiến Samsa hoàn toàn gục ngã và anh là “hiện thân của người mang bi kịch lừa dối” [56; tr.103]. Hay như nhân vật người cha trong Lời tuyên án khi thấy không thể dựa dẫm vào đứa con trai bé bỏng của mình đƣợc nữa thì ông đã làm cho đứa con trai Georg Bendemann thực sự hoảng sợ trước sự bật dạy khủng khiếp của ông bố mà anh vẫn cho là đã quá già yếu.
Trong các sáng tác của Kafka, sự tha hóa về quyền lực cũng rất dễ nhận thấy. Quyền lực nhà nước chính là ý chí của giai cấp thống trị, được thể hiện bằng hệ thống thiết chế của nhà nước, trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân. Tuy nhiên không ít trường hợp, người được trao quyền trong khi hành xử, sử dụng quyền lực nhà nước đã nhầm lẫn, lẫn lộn giữa quyền được trao và quyền cá nhân.
Chính vì thế, quyền lực luôn luôn có xu hướng bị tha hóa. Khi tiếp xúc với thế giới quyền lực của Kafka, chúng ta có thể thấy rõ “sự tha hóa của quyền lực” không ít trường hợp quyền lực đã bị biến dạng và nó được hiểu là sự lạm quyền, lộng quyền, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán…Các tác phẩm thể hiện rõ nội dung này như: Lâu đài, Vụ án. Trước hiện thân của sự phi lý, của cái cao siêu mà con người không thể với tới. Pháp luật đã trở thành luật pháp dị dạng không còn vì con người. Với Kafka, quyền lực thống trị đã trở thành một nhân vật trung tâm chi phối các quan hệ xã hội và thâu tóm lương tâm con người. Kafka đã vạch trần bản chất bất nhân, vô tình của cuộc sống con người trong xã hội tư bản trên con đường tan rã.
Khi nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka [11; tr.246 - 260], tác giả Trương Đăng Dung đã phát hiện “Thực ra nỗi lo âu và sự tha
hóa là những hiện tượng đi cùng với nhau, cùng tăng lên hoặc cùng giảm đi trong quá trình lịch sử nhân loại. Về phương diện này có thể nói lịch sử nỗi lo âu của con người là đặc trưng của lịch sử nhân loại. Xã hội phát triển đồng thời với việc phát sinh ra những nỗi lo âu mới và bên cạnh nỗi lo sợ có nguồn gốc tự nhiên đã xuất hiện nỗi lo sợ có nguồn gốc xã hội mà nền tảng của nó là sự tha hóa giữa người với người. Như vậy, bên cạnh nỗi lo sợ Thượng đế đã xuất hiện nỗi lo sợ con người” [11; tr.250]
Albert Camus (1913 - 1960) là nhà văn Pháp, sinh ra và lớn lên ở Alge‟rie được trao giải thưởng Nobel về văn học năm 1957 vì đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta. Camus đã đặt tên cho tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn thế giới là Kẻ xa lạ. Tác phẩm gây chấn động bởi sự tha hóa của con người. Đó là nhân vật chính Meursault. Người ta không hiểu tại sao anh ta lại đến thăm mẹ ở viện dƣỡng lão, nhận tin mẹ chết với thái độ thờ ơ, không nhìn mặt mẹ lần cuối, không khóc khi đƣa tang mẹ, sau đám tang đã đi tắm biển, bắt nhân tình, đi xem phim hài, giết chết một người Ả Rập vì lí do mặt trời chiếu gắt quá. Sau này anh ta bị bắt vì tội giết người nhưng bị kết tội vì “đã chôn mẹ mình với một trái tim của kẻ phạm tội” [8; tr.333]. Thái độ vô cảm của Meursault khiến công tố viên ghê tởm hơn cả tội giết cha “tội gớm ghiếc nhất trong các tội”. Theo ông “một kẻ giết chết mẹ về tinh thần cũng cần phải loại bỏ khỏi xã hội loài người chẳng khác gì kẻ dang tay hạ sát cha đẻ của mình” [8; tr.337].
Ở Việt Nam, nhân vật tha hóa xuất hiện cùng với trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930 - 1945) trong các tác phẩm của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan và đặc biệt là Nam Cao. Đến giai đoạn văn học 1945 - 1975, do chịu sự chi phối đặc biệt của hoàn cảnh lịch sử ba mươi năm chiến tranh, các nhà văn không có điều kiện để xây dựng loại nhân vật này.
Sau 1975, nhân vật tha hóa có sự xuất hiện trở lại ở nhiều cây bút văn xuôi
nhƣ Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp… Theo nhận xét của Lã Nguyên trong bài tham luận Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại của Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài thì
“Cho đến những năm 90 của thế kỉ trước, hầu hết các cây bút góp phần vào công cuộc đổi mới của nền văn học dân tộc đều sử dụng một chất liệu hiện thực tương đối giống nhau. Chất liệu mà các nhà văn thời ấy khai thác thường là những phương diện tạo nên mặt tối trong đời sống của con người cá nhân hoặc trạng thái phong hóa xã hội” [40]. Các tác giả nhƣ Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường nói về cái xấu của những lề thói được nuôi dưỡng hàng ngàn đời sau lũy tre làng. Ma Văn Kháng nói về sự tàn bạo dữ dội của đời sống bán khai ở miền biên ải và sự sa sút của đạo đức, sự băng hoại không thể nào níu giữ của phong hóa đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong mọi ngõ ngách của xã hội hôm nay. Đề tài con người tha hóa cũng được Lê Minh Khuê khai thác. Hệ thống nhân vật tha hóa đƣợc nhà văn tái hiện có khá đủ đại diện các tầng lớp xã hội, chứng tỏ Lê Minh Khuê không đơn giản trong cách nhìn nhận, khám phá hiện thực cuộc sống và con người. Nhà văn đã phát hiện ra cái ngổn ngang, bề bộn, đầy biến động, quay đảo hỗn tạp của thế giới này con người rất dễ bị tha hóa, biến chất sống một đời sống bất ổn. Sự tha hóa trong các nhân vật của tác giả xảy ra dưới nhiều cấp độ và biểu hiện vô cùng đa dạng: kẻ thì chớm hƣ hỏng, còn có khả năng thức tỉnh, kẻ thì bị nhuộm đen hoàn toàn và chỉ còn là con thú đội lốt người. Có sự tha hóa do tình thế đƣa lại, do hoàn cảnh ép buộc (Thằn lằn, Thân phận cu ly, Thầy giáo dạy triết); có sự tha hóa về bản chất do hám vật chất, tiền bạc và quyền lực (Những kẻ chờ sung, Anh tính Tony - D, Đồng đô la vĩ đại…). Sự tha hóa lúc lộ liễu công khai, khi lại tinh vi len lỏi ẩn mình.
Đi sâu vào tác phẩm của Phạm Thị Hoài ta lại nhận thấy cái tiêu cực, cái bất lực mà nói chung là sợ hãi, cô đơn, tha hóa của con người. Tư tưởng
này mang âm hưởng của các nhà văn hiện sinh khi cho rằng ý thức chủ thể của con người cũng luôn có mặt thái quá của nó. Nếu dựa trên các ngụy tín, ý thức này có thể đưa con người tới chỗ hành động cực đoan, lầm lạc. Cảm nhận con người tự thấy mình biến thành cái đối lập, trở thành một bản thể ngoài nó và khác nó, khước từ và phủ định nó được Phạm Thị Hoài trừu tƣợng hóa bằng một hình ảnh đầy ám ảnh: sự tha hóa, biến dạng - một motip của văn học hiện sinh nhƣ trong Thiên sứ. Mặt khác trong sáng tác của Phạm Thị Hoài nếu không bị biến dạng về hình hài thì lại bị biến dị, méo mó, dị dạng về nhân cách do bị quyền lực và lí trí thuần túy làm cho tha hóa. Con người tha hóa bởi đồng tiền trong Thiên sứ, Quê ngoại. Đồng tiền còn làm tha hóa cả những công chức nhà nước, những trí thức văn nghệ sĩ như trong Thầy AK, Kẻ sĩ Hà Thành… Có một sự giống nhau khá rõ về tình trạng nhân vật tha hóa của Phạm Thị Hoài với các nhà văn hiện sinh trên thế giới.
Meursault, nhân vật chính trong Kẻ xa lạ của Camus, là nhân vật văn học của Phạm Thị Hoài cũng khước từ một lối sống bầy đàn (trong Thiên sứ)…
Nhƣ vậy, các nhà văn đã phơi bày hiện thực của đời sống xã hội, gợi ra cảm giác bất an về một đời sống thiếu vắng những điểm tựa tinh thần khi những lí tưởng cũ đã bị giải thiêng hoặc chỉ còn là ảo tưởng. Cảm giác bất an về đời sống không có điểm tựa tinh thần này khiến con người rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng, buông xuôi, đánh mất bản sắc cá nhân, bị cuốn vào vòng xoáy của những thứ dung tục, tầm thường trong một chuyển động hỗn loạn.
Và ta có thể thấy tất cả những nội dung này trong các tác phẩm của một nhà văn được cho là mang âm hưởng của văn học hiện sinh - Nguyễn Huy Thiệp.