Con người cô đơn

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 25 - 33)

Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN THA HÓA

1.1. Con người cô đơn và tha hóa từ triết học đến văn học

1.1.2. Con người cô đơn và tha hóa trong văn học

1.1.2.1. Con người cô đơn

Cô đơn là đề tài quen thuộc của mọi nền văn học từ xƣa đến nay đặc biệt trong văn học phương Tây. Ta có thể thấy đề tài này hiện hình trong nhiều tác phẩm và trong mỗi con người. Có thể kể từ thời phục hưng như Don

Quixote, chàng Ham Let thậm chí là Jean Valjean (Những người khốn khổ) hay Anna Karenina, dòng họ nhà Buendi‟a (Trăm năm cô đơn). Chính cô đơn là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết trong tác phẩm.

Nhà văn G.G.Marquez (đạt giải thưởng Nobel năm 1982 từ cuốn Trăm năm cô đơn) đã từng thừa nhận: “Trên thực tế mỗi nhà văn chỉ có một cuốn sách, cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách nói về cái cô đơn”. Tiểu thuyết G.Grin với cả mảng trời cô đơn mang những nét đặc thù mà các nhà nghiên cứu gọi là nghệ thuật cô đơn. Ta có thể thấy đề tài về cái cô đơn đã đƣợc nhiều nhà văn phương Tây thể hiện trong các tác phẩm của mình. Các nhà văn đã xây dựng đƣợc những nhân vật cô đơn điển hình. Có thể thống kê hành loạt tác phẩm viết về cái cô đơn, lấy nhan đề là cái cô đơn và có nhân vật cô đơn nhƣ: Trăm năm cô đơn (tiểu thuyết của G.G.Marquez), Người đàn bà cô đơn (tiểu thuyết của J.Blume),…

Từ việc thống kê các tác phẩm trên, ta thấy đƣợc vấn đề về cái cô đơn đã được các nhà văn khai thác từ nhiều thế kỉ trước. Khi đọc các tác phẩm này, người đọc đều thấy bóng dáng của sự cô đơn trong mỗi nhân vật vì cô đơn là bản thể trong mỗi cá nhân con người.

Văn học hiện sinh là một bộ phận của văn học thế giới. Trào lưu văn học hiện sinh có nhiều tác giả thành công với những tác phẩm khi viết về đề tài này nhƣ Kafka, Camus, Sartre, Beauvoir…Tuy nhiên chúng ta phải đặc biệt kể đến Kafka và Camus - những nhà văn hiện đại viết thành công về thân phận con người đặc biệt là con người cô đơn.

Bước vào thế giới nghệ thuật của Fran Kafka là bước vào một thế giới cô đơn chập chùng. Nhân vật của Kafka hầu hết đều bị lưu đầy trong nỗi cô đơn. Họ không chỉ mang trong mình nỗi cô đơn bản thể mà còn cô đơn trong chính gia đình mình và cô đơn tột cùng giữa cộng đồng bởi khát vọng thiết lập mối quan hệ với đồng loại, hòa nhập với thế giới đã bị thất bại hoàn toàn.

Họ không có gia đình, người thân. Họ như những cá thể lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời. Khảo sát các tác phẩm của Kafka in trong cuốn Franz Kafka - Tuyển tập tác phẩm, ta thấy, chỉ có hai tác phẩm Hóa thânLời tuyên án, nhân vật chính đƣợc miêu tả trong mối quan hệ với gia đình. Còn lại các nhân vật chính đều là những con người cô đơn không gia đình và xa lạ, lạc lõng giữa cộng đồng. Nguyên nhân tạo nên sự trơ trọi, khốn cùng này chỉ tại họ không chịu chấp nhận hiện thực phi lý mà cố sức đi tìm hiểu, cắt nghĩa nó.

Dẫu cho họ cố hành động đến mức nào thì đa phần nỗi cô đơn, sự thất bại thậm chí cái chết cũng sẵn sàng đón họ. Con thú trong truyện ngắn Hang ổ suốt đời tính toán một chỗ ẩn nấp khả dĩ tránh nỗi bất an nhƣng càng đào, càng tìm thì càng trở nên hoang mang, lo âu, sợ hãi và trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn. Tâm trạng đó đã biến cuộc tồn tại của nó thành cuộc lưu đầy. Nỗi sợ hãi khiến con vật đánh mất niềm tin vào tất cả. Trong Vụ án, nỗi cô đơn cũng ám ảnh không kém. Jozep K. trong khi vướng vào vụ án một cách phi lý đã không có ai ở bên chia sẻ thì đi đâu cũng bị ám ảnh bởi những đôi mắt hau háu theo dõi mình ngay từ buổi sáng đầu tiên của vụ án. Ở Lâu đài nỗi cô đơn còn khắc khoải ngay giữa những phút say đắm riêng tƣ. Triết gia hiện sinh Kierkegaard đã viết “Nơi nào có tình yêu, nơi đó hết cô đơn”. Thế nhƣng nhân vật của Kafka cũng tìm đến tình yêu mà sao họ vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh của cảm giác trống rỗng. Cô đơn ngay giữa lúc chung đụng với kẻ khác, ngay trong lúc tiếng kêu cực cảm thốt lên mà vẫn thấy trong mình dâng lên cảm giác cô đơn, xa lạ. Cô đơn là bản chất của con người. Cá nhân là riêng tƣ, cá thể không trộn lẫn với ai và không có phiên bản khác. Mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn. Không ai hoàn toàn hiểu nó và bản thân nó cũng không thể hiểu được người khác dù luôn có ý thức muốn được hiểu và hiểu được người khác. Trong Hóa thân, Kafka đã xây dựng được một hình tượng đầy ám ảnh về thân phận con người cô đơn, phải sống kiếp lưu đầy ngay trong

ngôi nhà thân yêu của mình. Gregor Samsa, nhân vật chính của truyện, vốn là một nhân viên chào hàng cần mẫn và nghiêm túc. Nhƣng “một sáng tỉnh giấc băn khoăn, G.Samsa nằm trên giường thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ” [25; tr.15]. Và tiếp đó là những ngày ê chề, đau khổ và bi đát của Samsa. Tất cả mọi người trong gia đình đều quay lưng lại với anh, không ai tìm hiểu nguyên nhân và thuốc thang cho anh. Ngƣợc lại, họ khiếp sợ, khinh bỉ, coi anh là nỗi xấu hổ, nhục nhã. Càng khát khao cuộc sống gia đình, anh càng bị bỏ rơi. Cuối cùng anh đã bị bỏ đói và chết trong cô đơn, tuyệt vọng, chết trong niềm khát khao cháy bỏng tình yêu thương của gia đình, người thân. Có lẽ không ở đâu con người được miêu tả trong mối quan hệ với gia đình lại chất chứa nỗi cô đơn tuyệt vọng khôn cùng và có một số phận bi đát nhƣ trong truyện của Kafka…

Bên cạnh con người cô đơn trong sáng tác của Kafka, chúng ta phải nói đến sự cô đơn tuyệt đối của thân phận con người trong sáng tác của Camus.

Tất cả các nhân vật của Camus từ tiểu thuyết, truyện ngắn cho đến kịch, tiểu luận đều bị lưu đày trong cảm giác cô đơn và dường như không bao giờ tìm thấy sự thông cảm thực sự nào trong thế giới họ sống. Sisyphe (trong Huyền thoại Sisyphe) chỉ vì đam mê cuộc sống trên trần gian, căm thù cái chết, dám coi thường, dám lừa dối cả thần linh để sống mãi ở trần thế mà phải chịu sự trừng phạt của thần linh. Thần Jupiter tối cao bắt Sisyphe chịu nỗi cực hình phải gắng sức làm mà không xong đƣợc việc gì bằng cách cho ông vần một tảng đá lớn lên đỉnh núi, lên tới đỉnh núi, khối đá lại lăn xuống và Sisyphe lại tiếp tục xuống đẩy khối đá lên, liên tục nhƣ thế. Sisyphe rất cô đơn trong hành trình thân phận của mình. Janine (trong Người đàn bà ngoại tình), trong sự xa lạ với con người và cảnh vật trên ốc đảo giữa sa mạc đã ý thức rất rõ về cuộc sống của mình. Nàng cô đơn, xa lạ với nơi này ngay từ màu da, vóc dáng, vẻ bề ngoài. “Nàng chỉ thấy cảm giác cô đơn, cái lạnh thấm vào da thịt

và một vật đè lên tim” [6; tr.26]. Janine thấy cô đơn ngay cạnh chồng mình.

Cảm giác cô đơn tựa nhƣ trực sẵn để quay cuồng trong đầu óc nàng. Bên cạnh Janine là bác thợ đóng thùng Yvars (trong Những người câm) cô đơn giữa tất cả những người thân quen, giữa thời gian hữu hạn của cuộch đời. Thầy giáo Daru hiền lành trong câu chuyện Chủ và khách cũng cô đơn, “thiếu quê hương” ngay trên quê hương mình…Như vậy, Camus đã thể hiện trong toàn bộ những tác phẩm văn học của mình một thế giới đầy những mâu thuẫn không thể dung hòa. Con người cô đơn trong một thế giới xa lạ với mình, sống cô đơn trong một hành trình thân phận đầy gian nan của mình.

Văn học Việt Nam là một bộ phận của văn học thế giới. Vì thế, cô đơn cũng là một đề tài đƣợc nhiều nhà văn khám phá, thể hiện. Trong văn học trung đại, con người cô đơn xuất hiện nhiều, đậm nét. Đó là sự cô đơn có tính nhân sinh, khi con người nhận thấy sự nhỏ bé, số kiếp hữu hạn của mình trước thiên nhiên. Đó là cái cô đơn khi không tìm được người hiểu mình như trong thơ ca của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Là cái cô đơn của Hồ Xuân Hương khi con người bị lạc lõng giữa những trói buộc, lề thói của xã hội phong kiến, nỗi đơn độc phản kháng, hay nỗi cô đơn choáng ngợp đến mức đại thi hào Nguyễn Du nghi ngờ không biết có tìm được người đồng cảm với mình ở ba trăm năm sau hay không?

Từ đầu thế kỉ XX, cái cô đơn trong văn học gắn liền với cuộc đấu tranh giữa những giá trị cũ của xã hội phong kiến và những giá trị mới ảnh hưởng từ phương Tây, khi con người muốn chống trả, thoát khỏi tư tưởng, lề thói lạc hậu của xã hội phong kiến, hướng tới lối sống tự do nhưng không thể. Tiếp sau đó là sự cô đơn trong thơ Mới thể hiện ở nỗi buồn của cả một thế hệ: ảo não, thê thiết như Huy Cận, bi kịch như Hàn Mặc Tử, u uất như Vũ Hoàng Chương, rợn ngợp nhƣ Xuân Diệu… những nỗi buồn xuất phát từ cảm nhận nhạy bén, tinh tế trước thiên nhiên và nhu cầu được khẳng định cái tôi của người nghệ sĩ. Ở

trào lưu hiện thực chủ nghĩa, con người cô đơn đi vào văn học trong sự đối lập giữa thân phận người nông dân nhỏ bé không đủ sức chống lại những thế lực tàn ác, xấu xa nên bị xã hội vùi dập, làm biến chất tha hóa…

Giai đoạn 1945 -1975, khi con người được miêu tả từ góc độ cộng đồng thì cô đơn là một trong những đề tài bị né tránh. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của triết học hiện sinh và văn học hiện sinh, hình tượng con người cô đơn vẫn xuất hiện trong sáng tác văn học đô thị miền Nam trên tất cả các thể loại nhƣng sâu đậm nhất vẫn là thơ ca và tiểu thuyết. Thơ ca đô thị miền Nam viết nhiều về sự vô định, mong manh, hư vô của kiếp người; về cái chết, nỗi buồn đau trĩu nặng, sự xa lạ của tha nhân, sự đổ vỡ của niềm tin và mơ ƣớc. Những tác giả tiêu biểu cho thơ ca mang khuynh hướng hiện sinh là Bùi Giáng, Nguyên Sa, Mai Thảo, Nhã Ca… Thơ Bùi Giáng “đau đáu về thân phận dâu bể của con người, nỗi hoài nghi về số kiếp, ta từ đâu lại? Ta là ai? Những trầm luân biến đổi làm sao đo, đếm, đặt tên được” [28]. Thơ của Thanh Tâm Tuyền cũng nhƣ tiểu thuyết của ông, luôn chìm đắm trong nỗi đau cô đơn, luôn vang lên lời khẩn cầu tha thiết của kẻ đi tìm lại bản thể và nhân vị của mình: “Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ”, “Tôi gào tên tôi thảm thiết”. Đối với Thanh Tâm Tuyền, thơ “không còn là cứu cánh của đời sống, thơ chỉ còn là phương tiện để (tức người làm thơ) vào sâu trong ý thức gặp mình, gặp được đời sống và may ra gặp được hồn người” [46]. Điều đó cho thấy, trong cuộc đời này con người quá cô đơn, lạc lõng. Trong thơ Trần Dạ Từ, nỗi suy tư về kiếp người bèo bọt, cuộc đời vô định hiện lên thật rõ “Đời chia về mấy phương - Người dạt về mấy ngả” (Một bến sông)…

Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng mang màu sắc hiện sinh rất rõ rệt đặc biệt trong việc thể hiện con người cô đơn. Số lượng tác giả và tác phẩm không ngừng tăng: Nghiêm Lệ Quân với Nửa gối cô đơn, Một mình, Mùa đông cô đơn… Đời sống luôn được miêu tả như thảm kịch, là hư vô, phi lý. Con người

bé bỏng, kiếp người mong manh, chới với trong ngập tràn đau khổ, cô đơn , chia lìa… Họ cô đơn trong không gian, thời gian và ngay trong đồng loại.

Mẫu nhân vật không quê hương, không gia đình, không nguồn gốc xuất hiện trong hầu khắp các tác phẩm. Trong những bi kịch, những biến cố của cuộc đời, con người chỉ một mình, không biết dựa vào ai. Các cô gái trong tiểu thuyết của Nhã Ca luôn bị mất người yêu hoặc do chiến trận hoặc do tai nạn.

Nhân vật của Nguyễn Thị Hoàng thì luôn đƣợc đặt trong những chuyến đi, mang khát vọng sống, khát vọng tình yêu nhƣng chẳng nỗ lực nào đƣợc đền đáp. Các cô gái trong tiểu thuyết của Nguyễn Thi Thụy Vũ không ai có gia đình, có người thân yêu ruột thịt. Họ một mình giữa cuộc sống quay cuồng và khắc nghiệt.

Trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 còn xuất hiện những nhân vật cô đơn ngay giữa gia đình, bạn bè và người thân. Vợ chồng sống với nhau, bề ngoài tưởng êm ấm, hạnh phúc nhưng càng ngày hai vợ chồng càng xa nhau nhƣ vợ chồng Thục Nghi và Đức trong Nhang tàn thắp khuya của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Trong tiểu thuyết Mưa trên cây sầu đông của Nhã Ca, mẹ và con gái còn trở thành hai kẻ đối địch với nhau. Sự lạc lõng giữa đám đông, giữa gia đình có sức tác động mạnh mẽ lên tâm hồn con người, có thể khiến người ta từ chỗ bị coi là điên trở thành người điên thực sự như nhân vật ông bố trong tiểu thuyết Đoàn nữ binh mùa thu của Nhã Ca. Nếp sống, suy nghĩ của ông không phù hợp với mọi người trong gia đình và khu xóm trọ.

Ông trở thành người thừa trong gia đình, bị coi là một người điên. Và cuối cùng ông điên thật, sống cô độc, thẫn thờ, vô cảm. Cơn lốc ngầm của chiến tranh đã xé nát gia đình, biến mỗi người thành một mảnh vỡ rời rạc…

Sự cô đơn của con người trong cuộc đời phi lý là một nội dung của triết học hiện sinh. Nội dung ấy ảnh hưởng trực tiếp tới văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975. Sau khi chiến tranh kết thúc, đặc biệt là từ sau năm 1986

khi đất nước mở cửa, kinh tế, chính trị… có nhiều thay đổi đặc biệt với sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người theo hướng khám phá đời tư và chú trọng đời sống nội tâm, chuyển từ con người anh hùng sang con người đời thường, từ cái chung sang cái riêng, các nhà văn đã xây dựng những hình tượng con người cá nhân và để con người thường xuyên đối diện, trăn trở với chính mình. Trong xã hội bộn bề đen trắng, tốt xấu lẫn lộn hôm nay, đâu người tri âm tri kỉ, đâu là tình người, đâu là sự đồng cảm, đâu là niềm tin? Cô đơn vì thế trở thành điểm xoáy, thu hút sự chú ý của nhiều cây bút nhƣ Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài…

Tiếp nối đề tài về cái cô đơn trước tự nhiên là sự phản ánh nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trong xã hội, giữa quê hương, làng xóm, cộng đồng, giữa những người thân yêu. Khác với sự cô đơn trở thành cội nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ, con người cô đơn trong xã hội đương đại gắn liền với thái độ trốn chạy và khước từ xã hội. Văn học phương Tây thế kỉ XX, con người trong tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực dù bị chà đạp, dù tha hóa thì vẫn còn có thể, ở một góc độ nào đó yên ổn trong trật tự của các mối quan hệ mà sự tương tác vẫn đảm bảo cho nó gạt ra khỏi đời sống cộng đồng nên sự cô đơn chƣa đƣợc cảm nhận rõ nét. Đến cuối thế kỉ XX, mà cụ thể là đến với sáng tác của các nhà văn mới, văn học thực sự cảm nhận đƣợc điều bất hạnh này. Con người trong sáng tác của họ luôn phải sống trong sự hờ hững của cộng đồng:

lúc nào cũng phải làm quen với những kẻ tình cờ gặp để rồi không bao giờ gặp lại lần thứ hai, không bao giờ trở thành bạn hữu chân tình (Hóa thân - Kafka). Đó là viên chức trong Vết son của Phạm Thị Hoài - một con người không có tuổi, một chiếc đồng hồ vĩ đại của tạo hóa. Mọi hành động của anh ta đều đƣợc diễn đạt một cách chính xác về thời gian. Hình ảnh viên chức có ý nghĩa biểu tượng về sự đơn điệu, nhàm chán của kiếp người trong thế giới mà tất cả đều trở thành công thức và người ta hầu như chỉ còn thời gian sống

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)