Huyền thoại hóa không gian

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 94 - 97)

Chương 3. CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN

3.1. Thủ pháp huyền thoại hóa

3.1.2. Thủ pháp huyền thoại trong xây dựng con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

3.1.2.1. Huyền thoại hóa không gian

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó.

Cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” (21; tr.134 -135)

Như vậy, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nó thẫm đấm cách cảm thụ chủ quan của mỗi nhà văn để qua đó chuyển tải những dụng ý nghệ thuật của riêng mình.

Để miêu tả hiện thực nhàu nát của xã hội đương thời, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một thế giới nghệ thuật mang màu sắc mới mẻ bằng cách phá bỏ đi những quy ƣớc thẩm mĩ, mang đến cho không gian nghệ thuật màu sắc phi lịch sử, cụ thể. Không gian trong tác phẩm là không gian thực nhƣng đã bị chính tác giả làm mờ hóa đi bằng cách khoác cho chúng tính phi địa danh. Đó có thể là không gian của nhà có cả đám cưới lẫn đám ma (Tướng về

hưu), của cái chợ phân họp trong một tiếng đồng hồ (Chuyện ông Móng), của cái cống (Huyền thoại phố phường), không gian để các nhân vật diễn trò sân khấu (Không có vua)… nhƣng nhiều khi không thể xác định đƣợc không gian địa lí xác thực của chúng. Tất cả dường như trở nên mờ hóa, như không phải chỉ diễn ra ở một địa điểm nào đó xác định mà diễn ra ở khắp nơi. Đây có lẽ là sức mạnh tố cáo mạnh mẽ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp khi nói về con người cô đơn và tha hóa.

Các nhà văn hiện sinh thường đẩy hàng loạt các chi tiết, sự kiện sang phạm vi cái phi lý, siêu thực, phi logic với mục đích không nhằm đưa người đọc đến với một thế giới huyền bí không có thật mà ngƣợc lại, thế giới trong sáng tác của họ mang đậm tính hiện thực. Chịu ảnh hưởng từ các nhà văn hiện sinh, Nguyễn Huy Thiệp tạo nên một thế giới đƣợc bảo vệ, bao bọc bởi bầu không khí huyền thoại. “Huyền thoại, Nguyễn Huy Thiệp muốn đi theo lối mòn nhị nguyên, có ác thì phải có tốt. Ông phác họa cái xã hội nguyên sơ, có khi thô sơ, hoang dã, buổi sơ khai, tâm tình nguyên thủy với tiềm thức và bản năng của thời đại”. [44; tr.384]

Không gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có khi chỉ bó hẹp trong một khoảng không nhỏ nhưng nó dường như thâu tóm kết thúc của cả một đời con người. Theo thống kê của Đoàn Tiến Dũng (trong Luận văn thạc sĩ Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp), trong truyện ngắn Không có vua: bếp nhắc lại 10 lần, nhà nhắc lại 53 lần, căn phòng nhắc lại 03 lần, cửa nhắc lại 12 lần và buồng nhắc lại 06 lần. Nhƣ vậy căn nhà xuất hiện với tần số cao nhất bởi trước hết nó nhằm biểu thị tính chật chội, bon chen, nhốn nháo và đồng thời cũng chính là không gian trung tâm của truyện. Rất nhiều biến cố, sự kiện, suy nghĩ, hành động của con người diễn ra trong không gian nhà ở, căn phòng, gian bếp. Ngay đến căn buồng là nơi kín đáo nhất nhƣng lại là chỗ để cho Khảm xúc trộm gạo cho vào cặp. Cái

không gian nhỏ bé trong gia đình ấy giúp hiện lên rất nhiều tính cách của nhân vật mà điểm chung của họ là tha hóa. Trong không gian ấy, tất cả mọi người ngồi chung mâm với nhau: “ăn cơm chẳng ai mời ai, sáu người đàn ông ai cũng cởi trần…chan chan, húp húp như rồng cuốn” [59; tr.42]...

Không gian cư trú như sợi dây vô hình thắt chặt con người. Không gian ấy giúp nhà văn thể hiện sâu sắc nhất quan niệm về cuộc sống, về con người.

Không gian nhỏ bé thực chất trở thành một không gian đa chiều, lƣỡng diện.

Nghiên cứu không gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi còn thấy, dường như tác giả đã tiếp nối các nhà văn hiện thực tiền bối như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan để bày tỏ thái độ phê phán, tố cáo quyết liệt đối với những gì xấu xa, phi lý, đó là thái độ châm biếm phủ nhận hoàn toàn hiện tượng bị cười nhạo và dùng lí tưởng nằm ngoài hiện tượng này để đối lập với nó. Qua mỗi dòng văn lạnh lùng, kiêu bạc của nhà văn, người đọc dễ dàng nhận thấy tác giả không khoan nhượng trước những không gian lố bịch, khả ố và ô trọc: một huyện lị trung du hẻo lánh có khoảng ba chục ngôi nhà xây cất tạm bợ mà có tới gần chục điểm giải khát ăn uống. Trong đó lại có ba điểm trá hình buôn bán gái mại dâm, ở đấy, họ chơi gái với năm nghìn trong túi. Nhìn bề ngoài một không gian hẻo lánh ở làng quê tưởng như yên bình nhƣng kì thực bên trong nó đã băng hoại về mặt đạo đức, tha hóa về tâm hồn.

Tính chất khép kín của không gian làng quê càng giúp ta thấy rõ hơn nông thôn đang bị tha hóa dần bởi thứ văn hóa thấp kém, trì trệ bởi một không khí tù đọng ngột ngạt.

Một số nhà văn gắn nhân vật với một không gian bao la vô tận và giữa khoảng không gian đó, sự cô đơn của con người càng bi thảm hơn. Giống như A. Sê khốp, J. London, Hêminguê…với cách sử dụng sự mênh mông của vùng thảo nguyên, của núi rừng hoang dã, của đại dương mịt mù để nhằm diễn đạt nỗi cô đơn của con người. Nếu Iônexcô để nhân vật của mình bị bao

vây giữa biển cả mênh mông và rồi các thi thể của chúng ta sẽ rơi xuống xa nhau, chúng ta sẽ thối rữa trong cô đơn dưới nước (Những chiếc ghế) thì Nguyễn Huy Thiệp lại đƣa nhân vật của mình vào một khoảng không gian nhỏ bé, tù túng, không có sự liên hệ với bên ngoài “Ngôi nhà nhỏ ở trên đồi, cách đường cái ba chục mét. Ngôi nhà đơn độc lẻ loi. Đằng sau ngôi nhà có hai cây nhội gai lá đỏ, thứ cây mọc hoang chỉ dùng làm củi” [59; tr.319].

Không gian chật chội vây kín lấy con người. Như vậy, nỗi cô đơn và sợ hãi sự cô đơn của con người thường ám ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chính điều đó là ngọn nguồn để tạo nên không gian huyền thoại, thực - ảo trong sáng tác của ông.

Có thể nói, thông qua không gian huyền thoại, nhà văn muốn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Ở đó, tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên. Thế giới ấy không được nhìn nhận một cách an nhiên như trước mà đã đầy nỗi niềm khắc khoải âu lo. Nếu như ở giai đoạn trước, thế giới được nhìn nhận với con mắt lạc quan đầy tin tưởng, con người luôn tin vào ý chí, sức mạnh và những quy luật đã chiếm lĩnh được thì giờ đây con người nhận ra rằng, thế giới vẫn mang trong mình nhiều điều bí ẩn và đầy bất trắc. Những điều đó phụ thuộc vào cái ngẫu nhiên. Nó là một khả năng có thể mang lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi là nỗi đau, là niềm bất hạnh. Đứng trước sự mênh mông mịt mù của không gian, sự tồn tại của con người trở thành thứ trò chơi, bất lực trước sự xoay vần của thế giới bí ẩn và đầy cạm bẫy.

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)