Huyền thoại hóa thời gian

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 97 - 100)

Chương 3. CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN

3.1. Thủ pháp huyền thoại hóa

3.1.2. Thủ pháp huyền thoại trong xây dựng con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

3.1.2.2. Huyền thoại hóa thời gian

Bên cạnh huyền thoại hóa không gian là huyền thoại hóa thời gian.

Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương

lai. Thời gian nghệ thuật do được tác giả sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý’’ [48; tr.76]). Vì thế, thời gian nghệ thuật là một sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện cái nhìn riêng của nhà văn về thế giới. Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng trở thành một yếu tố xác định sự tồn tại của thế giới và con người. Huyền thoại hóa thời gian ở đây đƣợc hiểu là thủ pháp lạ hóa thời gian làm cho thời gian hiện thực biến đổi và thường mang sắc thái hoang đường, không còn tính chân thực cụ thể.

Sự phi lý của thời gian đã từng xuất hiện trong văn học dân gian với những thần thoại, truyền thuyết, cổ tích thấm đẫm màu sắc hoang đường.

Nhƣng thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sự đan xem, vặn xoắn giữa thực và ảo tồn tại hiển nhiên khiến cho hiện thực bị đứt đoạn, những sự việc bất thường xuất hiện tự do đã biểu hiện một cảm quan mới của nhà văn về thời gian.

Trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã lấy đi tính chất cụ thể xác thực của thời gian để thực hiện ý đồ nghệ thuật độc đáo của mình.

Dường như tác giả không muốn độc giả có thể xác định được thời gian cụ thể diễn ra các sự việc trong tác phẩm của mình. Chính vì vậy, tác giả thường sử dụng những tín hiệu thời gian không xác định: một buổi sáng, năm ấy…hoặc lôi cuốn độc giả vào các sự kiện dồn dập, khó xác định thời gian. Dường như thời gian phiếm chỉ như một sự báo hiệu đến những bất thường và bí ẩn mà con người đang tồn tại trong đó. Thời gian không xác định hay chính cuộc sống của con người không xác định. Họ sống mà như không. Nhà văn mang đến cho người đọc cảm giác về sự khép kín, hữu hạn, cuộc sống của con người lặp đi lặp lại, quẩn quanh tù túng.

Sử dụng thủ pháp huyền thoại hóa, Nguyễn Huy Thiệp đã làm mờ hóa đi cả thời gian của cuộc sống con người. Dẫu biết rằng, thời gian luôn vận động không bao giờ ngừng lại vậy mà người đọc hoàn toàn rơi vào cái bẫy

thời gian mà tác giả dựng lên: biến một cái luôn vận động thành không vận động. Nhân vật sống trong thời gian ngƣng đọng, trong cái hiện tại nghiệt ngã với những lo âu số phận, nỗi bất an, tâm trạng lưu đày. Nhân vât Ngọc trong Những người thợ xẻ không biết là mình đang đi đâu, trong khoảng thời gian nhƣ thế nào, tất cả trở nên mông lung không xác định: “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc. Bạt ngàn là hoa ban trắng bên đường, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. Này hoa ban, một nghìn năm sau màu có trắng thế không?” [59; tr.119]. Điệp khúc “Chúng tôi cứ đi, đi mãi…” nhƣ tạo nên một thời gian tuần hoàn không bao giờ dứt trong cuộc đời nhân vật.

Hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều trần thuật nội dung về khoảng thời gian thực tại nhƣng không rõ ràng ở chỗ khoảng thời gian đó cụ thể vào thời điểm nào lịch sử của xã hội hoặc của nhân vật. Chỉ biết đó là khoảng thời gian nhân vật đã sống còn kết thúc truyện nhà văn mở ra thời gian tương lai, thời gian mơ ước. Những gì xảy ra với Chương (Con gái thủy thần): trận đấu với đô Thi, đóng gạch trong suốt sáu tháng ròng, cuộc gặp gỡ với Phƣợng - con gái ông trùm xứ đạo; hay chuyện về nông thôn của Hiếu, lên Tây Bắc xẻ gỗ của Ngọc… là những chuyện đã xảy ra trong cuộc sống đời thường muôn mặt, trong đó có pha trộn mọi điều: tốt - xấu, thật - giả, …Chính những trải nghiệm thực tế cuộc sống đó là một điều kiện thúc đẩy nhân vật bước vào thời gian và không gian mơ ước. Mà thời gian trong tương lai thì vô cùng rộng dài nhƣ dòng sông thao thiết chảy, nhƣ cánh đồng rộng mênh mông, như biển cả bao là mà đời người thì hữu hạn nên cảm giác cô đơn, bơ vơ, lạc loài xuất hiện trong tâm trạng con người là điều dễ thấy. Thời gian có thể giết chết sự sống của con người nhưng không thể giết chết nỗi cô đơn.

Qua thủ pháp huyền thoại hóa thời gian, Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho người đọc cảm giác về sự khép kín, hữu hạn của thời gian. Nó lặp đi lặp lại một cách chậm chạp, mỏi mòn. Thời gian bủa vây kiếp sống nhỏ bé,

mong manh của con người. Đối diện với cái chết, con người lại thấy đời người thật hạn hẹp và đầy bất trắc.

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)