Chương 3. CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
3.1. Thủ pháp huyền thoại hóa
3.1.2. Thủ pháp huyền thoại trong xây dựng con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
3.1.2.3. Huyền thoại hóa những giấc mơ
Đặt nhân vật trong những giấc mơ là một thủ pháp nghệ thuật xây dựng cái phi lý. Thế kỉ XX là thế kỉ có nhiều biến động trên thế giới. Hàng loạt các sự kiện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… nổ ra ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người. Trong bối cảnh đó, các nhà văn dường như đưa tính phi lý vào trong tác phẩm của mình như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống.
Khái niệm phi lý đƣợc đƣợc sử dụng từ lâu trong lịch sử triết học và văn học. Trên bình diện văn học, phi lý dùng để chỉ một loại hình văn học có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi logic, phi lí tính, trái với năng lực nhận thức của con người. Trong lịch sử văn học, người đầu tiên có ít nhiều đề cập đến cái phi lí là Fedor Dostoievski. Sau đó là Kafka. Ông dùng cái phi lí với tư cách vừa là phương tiện, vừa là đối tượng khám phá để nhấn mạnh tình trạng bi đát của con người. Đặt nhân vật vào những giấc mơ là một thủ pháp nghệ thuật xây dựng cái phi lý ở Kafka. Đúng nhƣ A.
Karelski nhận xét: “Trong cuộc sống bình thường, con người ta sống khỏe mạnh trong thế giới các quan hệ logic…còn trong giấc ngủ con người chìm đắm trong thế giới phi logic. Kĩ xảo nghệ thuật của Kafka là ở chỗ cái gì ở ông cũng đều trái ngược. Ở ông, sự phi logic và sự phi lí bắt đầu khi con người tỉnh giấc” [11; tr.195 - 196].
Giấc mơ không chỉ tạo cho tác phẩm sự phiêu linh mà nó còn chứa đựng những nhu cầu bức thiết khác. Trong lịch sử văn học Việt Nam, bản thân môtip giấc mơ không phải là mới, nhưng với truyện ngắn đương đại, nó được tái hiện dưới nhiều dạng thức và được sử dụng như một hình tượng khá độc đáo. Một mặt, nó là sự tiếp nối nguồn mạch cảm hứng văn học dân gian,
văn học trung đại, mặt khác nó thấm đƣợm cảm quan hiện đại. Các nhà văn hiện đại đã triết lí trong mơ, mở rộng biện độ sáng tác của mình bằng giấc mơ. Giấc mơ mang theo cả hơi thở, nhịp sống và cả những lo âu đời thường của con người. Sự đan xen giữa những cơn mộng mị khiến tác phẩm chồng chéo nhiều tầng huyền thoại khác nhau. Một số tác giả đương đại sử dụng thành công yếu tố giấc mơ nhƣ Nguyễn Minh Châu, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh… và đặc biệt là Nguyễn Huy Thiêp.
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng giấc mơ như một phương thức để khám phá thế giới nội tâm nhân vật trong loạt truyện: Con gái thủy thần, Không có vua, Cún, Giọt máu, Huyền thoại phố phường, Tâm hồn mẹ…Thế giới của giấc mơ là thế giới mở tuyệt đối, là thế giới mà mọi nhu cầu tâm lí đều bị gạt bỏ, nhường chỗ cho những suy tư trăn trở, những khát vọng, uẩn ức tự do bộc lộ. Bởi vậy, qua lăng kính của giấc mơ, con người hiện lên chân thực hơn, sống động hơn và cũng ám ảnh hơn. Cái tài, cái khéo của Nguyễn Huy Thiệp là ở chỗ xây dựng cái phi lý mà nói đƣợc cái thực của cuộc đời. Cuộc sống dường như ngày càng xuất hiện nhiều những điều phi lí, quái gở và con người chấp nhận, quen dần với tất cả. Họ không lên tiếng đấu tranh, họ cam chịu và chấp nhận chúng. Chính điều này tạo nên đám mây mù của nỗi cô đơn, sự tha hóa ngày càng lớn trong tâm hồn mỗi người.
Hiện thực cuộc sống nhƣ những mảnh vỡ đƣợc chắp ghép qua giấc mơ.
Ở đó có mất mát, đau thương, nghèo hèn, lam lũ và có cả sự mòn mỏi cô đơn của kiếp người đang vùng vẫy trong tàn dư của kiếp sống mông muội. Nhân vật Chương trong Con gái thủy thần luôn bị cuốn vào giấc mơ: “Có lần mơ thấy đào đá ong, xắn phải ngón chân cái, một lúc sau ngón chân lại tự mọc ra, lại xắn phải lần nữa, cứ thế vài chục lần, lần nào cũng đau lắm. Lại có lần mơ thấy lột giang, dao cứa đứt cả năm ngón tay, khi ăn cơm phải vục mặt xuống như chó” [59; tr.70]. Cả một đời Chương bị sống tù túng chốn làng quê
bủa vây. Hình ảnh mẹ Cả - người con gái thủy thần luôn “chen vào giấc ngủ ở một khe hở nào đó rất nhỏ” của Chương, bởi đó là hình ảnh duy nhất đưa Chương đến một thế giới khác - thế giới bên ngoài - thế giới của biển cả, của tự do, nơi người ta không phải cuống cuồng tìm miếng ăn, nơi không còn
“những định kiến, tập tục thật nặng nề” [59; tr.80], không còn “tinh thần gia trưởng hủy hoại bao nhiêu số phận con người” [59; tr.80]. Chỉ tiếc rằng trên hành trình đó, Chương mãi đơn độc và chưa tìm ra chân lí của đời mình.
Là con đường dẫn vào thế giới tâm tưởng, giấc mơ có khi gắn với mặc cảm cô đơn, bị ruồng bỏ, lại có lúc gắn với định mệnh nghiệt ngã của kiếp người. Cậu bé Đăng trong Tâm hồn mẹ là đứa trẻ luôn khát khao tình mẹ.
Với nó “Mẹ là hình ảnh tuyệt diệu, nó không hình dung là sẽ thế nào, nhưng rõ ràng nó cảm nhận được” [59; tr.225]. Càng khao khát tình yêu thương từ mẹ, sự cô đơn lạc lõng càng ngự trị trong tâm hồn cậu bé. Trong mơ “nó bước vào khoảng trống không, hai tay bơi rẽ không khí. Đăng áp người vào hàng lan can, cảm giác cô đơn côi cút, nó ớn lạnh” [59; tr.230]. Từ tiềm thức, giấc mơ đọng lại trong sự suy tư của mỗi con người.
Cũng có lúc, giấc mơ nhƣ là một dấu hiệu của sự tha hóa và xuống cấp của đạo đức xã hội. Giấc mơ vừa che đậy, vừa hé lộ những ham muốn bản năng, những phần nhân bản nhất trong mỗi con người. Đúng như F.Gausen từng nói: “chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất của chính chúng ta”. Hạnh trong Huyền thoại phố phường là một kẻ thủ đoạn, sẵn sàng làm tất cả vì tiền. Gã phát sốt lên khi nghĩ đến tờ vé số rất có thể trúng giải độc đắc đang nằm trong tay mẹ con bà Thiều. Trong mơ, gã thấy “pho tượng đồng đen cao lớn, pho tượng đứng lên đi lại, bật cười ha hả. Pho tượng đặt thanh kiếm dài xuống ghế, bàn tay có những móng dài xòe trước mặt y những xấp tiền mới. Hạnh nghe rõ cả âm thanh loạt soạt những tờ giấy bạc” [59; tr.238].
Lối sống thực dụng, toan tính và sự rạn nứt của những giá trị đạo đức xã hội một lần nữa đƣợc Nguyễn Huy Thiệp tái hiện trong truyện ngắn Không có vua. Ở đó là Khảm với giấc mơ thú tính “đi giết lợn, giết mãi không chết, con lợn cứ nhe răng cười, thế là bị đuổi đi dọn cả một bể cứt. Bể cứt xây xi măng, kích thước 10 x 6 x 1,5 mét, dung tích 90 khối” [59; tr.53] rồi Khảm thấy mình bị ngập trong bể cứt, cứt vào mồm, vào cả lỗ tai. Ở đó còn là Đoài - một tay công chức sa đọa. Những gì Đoài thấy trong giấc mơ kinh hãi của Khảm là sự may mắn: “Giấc mơ tốt đấy… Mày chơi xổ số đi, thế nào cũng trúng” [59; tr.53].
Quả thực, sau mỗi một giấc mơ, khi bừng tỉnh giấc thì số phận của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lại thay đổi một cách lạ lùng, không thể lí giải nổi. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại lựa chọn đặt nhân vật của mình trong những hoàn cảnh nhƣ vậy. Bởi lẽ, giấc mơ thường được lí giải là sự giải thoát những ẩn ức, ham muốn lẫn sợ hãi bị dồn nén bởi ban ngày của con người.
Sử dụng thủ pháp huyền thoại hóa là xu hướng khá phổ biến trong văn học thế kỉ XX. Nó giữ vai trò quan trọng trong thể loại truyện ngắn. Những sáng tác này đã đưa đến cho người đọc nhiều sự hấp dẫn, lôi cuốn. Có thể nói, việc sử dụng thủ pháp huyền thoại hóa là đặc trƣng trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Từ hiện thực cuộc sống, qua thủ pháp huyền thoại, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật làm người đọc phải suy tƣ, trăn trở, có lúc nửa tin, nửa ngờ vì những cảnh đời, những số phận “…những con người thường xung quanh ta…Đời thường như huyễn hoăc, huyền ảo; các nhân vật như có tâm hồn trong sạch, nguyên sơ lẫn những khôn ngoan của người thường, những khôn ngoan chín từ những khốn nhục của cuộc đời”[ 44; tr.371]. Không khí huyền thoại đã đem lại cho những câu chuyện một vẻ đẹp kì lạ, huyền ảo, giúp nhà văn khai thác một cách triệt để thế giới nội tâm của con người.
Con người sống trong một xã hội đầy rẫy những lực lượng vô hình không thể không mang nỗi lo âu, cô đơn. Để cụ thể hóa điều này, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng nghệ thuật miêu tả cái phi lý, nghịch thường. Dường như con người trong tác phẩm của ông càng tìm hiểu về cuộc sống thì càng lạc sâu vào mê cung của một thế giới phi lý không thể nào hiểu nổi và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Và khi càng lạc vào thế giới phi lý, con người càng trở nên cô đơn, tha hóa, xa lạ với thế giới bên ngoài.