Chương 2. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. Con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2.1.1. Con người cô đơn trong không gian
“Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti, trật tự... Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học qua các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của một tác giả hay giai đoạn văn học”. [21; tr.135]
Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó là một bình diện của thi pháp, là hình thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật.
Trong đời sống tinh thần của người phương Đông, với cái nhìn nhất thể về vũ trụ, với quan niệm “thiên nhân tương đồng”, con người dù cô đơn vẫn còn có một điểm tựa tinh thần, đó chính là thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, hòa mình trong đó, con người không chỉ tìm thấy được sự thảnh thơi trong tâm hồn mà còn có cảm giác nhƣ đƣợc trở về ngôi nhà thân yêu, đầy ấm cúng của mình. Vì thế, khi muốn diễn tả sự cô đơn cực độ, các nhà thơ cổ phương Đông thường đặt con người vào một không gian rộng lớn vô biên, xa lạ. Ở đó, họ không tìm thấy một hình ảnh gì thân thuộc, gần gũi với mình, con người nhƣ lạc vào một không gian nằm ngoài dòng chảy của cuộc đời. Nhƣ vậy, nếu như trong nghệ thuật phương Đông, nỗi cô đơn của con người thường được tô đậm trong sự đối lập với không gian mênh mông, xa lạ thì trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (cũng như một số nhà văn nước ta), con người cô đơn lạc lõng ngay trong những không gian quen thuộc và gần gũi nhất. Con người xa lạ ngay giữa cuộc sống cộng đồng, xa lạ với người thân thậm chí xa lạ với chính mình.
Sống giữa thế giới xa lạ, con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn cô đơn trong không gian. Mẫu nhân vật cô đơn xuất hiện trong hầu khắp các tác phẩm. Trong những bi kịch, những biến cố của cuộc
đời, con người chỉ một mình, không biết dựa vào ai. Sự cô độc đeo bám con người trong suốt hành trình sống, không thể nào thoát ra. Họ tồn tại trong một không gian gần nhƣ vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, một thế giới ngột ngạt. Qua khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một không gian mới mẻ mà trong đó những con người phải sống cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Gia đình là nơi trở về, là mái ấm bình yên của con người trên đường đời đầy nhọc nhằn, vất vả, thăng trầm. Nhƣng hình nhƣ gia đình hiện đại không phải nhƣ vậy. Hay ít nhất không phải nhƣ vậy trong cách nhìn của Nguyễn Huy Thiệp. Trong sáng tác của ông, gia đình đã trở thành một liên kết lỏng lẻo, mỗi thành viên là một vũ trụ khép kín.
Truyện ngắn Tướng về hưu đƣợc xem là một truyện ngắn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Không gian trong tác phẩm đƣợc tác giả xây dựng là gia đình tướng Thuấn nhưng ở đấy có rất nhiều con người cô đơn. Mỗi người một kiểu, họ lạc lõng ngay ở cuộc sống gia đình. Những người sống trong ngôi biệt thự sang trọng vào cuối những năm tám mươi của thế kỉ trước, về đời sống vật chất không đến nỗi nào nhưng họ không hòa nhập đƣợc vào cuộc sống chung mà mỗi thành viên là một thế giới riêng. Ông Thuấn là một vị tướng được dân làng nể phục, con cái kính trọng, sống cùng gia đình trong một căn biệt thự đẹp giữa lòng thủ đô. Theo anh con trai “Cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi của cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng” [59; tr.15]. Con dâu thì khẳng định: “Cha là tướng. Về hưu cha vẫn là tướng” [59; tr.17]. Chính ông khi đặt chân về nhà cũng nói một cách mãn nguyện “Việc lớn trong đời, cha đã làm xong rồi” [59; tr.15]. Với tất cả những điều đó, còn gì ngăn cản ông tìm đƣợc cảm giác hạnh phúc, thanh thản giữa gia đình. Nhƣng không phải thế. Dường như ông đã rơi vào một mảnh đất xa lạ. Khi trở về với cuộc sống
đời thường, ông phải đối mặt với bao bộn bề, ngang trái. Ông không hòa hợp đƣợc với cái lạnh lùng của lối sống thực dụng, tranh giành dối trá, tha hóa nhố nhăng.… người ta đua nhau làm giàu, làm sang, bất chấp, bất kể. Ông ngỡ ngàng trước sự đổi thay của con người “Một thế giới bất ổn của đời sống thật hàng ngày, đau khổ và những day dứt bất tận của nhân loại, đầy bi kịch” [59;
tr.428]. Một ông tướng giàu cống hiến mà nghèo đời sống thực tiễn để rồi ông phải thốt lên đầy đau khổ khi nói chuyện với con trai “Sao tôi cứ như lạc loài”. [59; tr.27]
Nhân vật thầy giáo Triệu trong Những bài học nông thôn, là một người thành phố nhƣng “bao giờ cũng nói rằng - Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” [59; tr.133]. Anh không chấp nhận nổi cuộc sống bon chen, phức tạp nơi thị thành. Anh Triệu cô đơn vì phải sống xa gia đình “Bố mẹ anh ở Hà Nội, bố anh là bộ trưởng, mẹ anh sinh ra trong một gia đình trí thức tiếng tăm.
Anh sống độc thân, đã ở làng này chín năm, anh chẳng bao giờ về thăm gia đình mình ở thành phố, nghe nói bố mẹ anh đã từ anh” [59; tr.136]. Vậy là anh bị cô đơn ngay giữa không gian gia đình mình, cạnh những người thân yêu. Vì sao gia đình từ anh, tác giả không nói rõ nhưng người đọc hiểu được nguyên nhân có thể do anh bất đồng với gia đình. Cuối cùng thầy giáo Triệu chết khi lao vào ngăn con trâu dữ để cứu một em nhỏ. Anh Triệu chết trong cô đơn, bố mẹ không hay, chỉ có dân làng tốt bụng tiễn anh xuống suối vàng. Khung cảnh đưa tiễn người thầy giáo tốt bụng thật cảm động: “Các cụ ông, cụ bà và người trong xóm đứng xúm xít quanh quan tài” [59; tr.136] và “Kèn trống tưng bừng, các bà, các chị và các em nhỏ khóc ròng. Tôi cũng đã khóc” [59; tr.135]
Nhân vật khách trong truyện ngắn Thiên văn cũng chính là một nghệ sĩ đơn độc trên con thuyền số phận. Không người lái, không mái chèo, nghĩa là không thể dựa vào ai, nhân vật khách ấy buộc phải qua sông “một mình trên đò giữa mưa bão [59; tr.335]”. Người khách ấy phi thường hay khác thường?
Bản chất của vấn đề không thật quan trọng, song cái đáng nói ở đây chính là điều đó đã khiến anh ta cô đơn trên những bước đường trôi dạt, phiêu lãng của mình.
Như vậy, con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở nên xa lạ với thế giới mà họ đang sống khi họ vừa mất lòng tin, vừa không thể hiểu thế giới xung quanh đầy bất thường. Con người bị gạt ra ngoài cuộc sống có ý nghĩa. Đây là lúc con người phải đối diện với chính mình để thấy được bi kịch cô đơn của mình trước thế giới. Đọc truyện ngắn ông, độc giả thường bị ám ảnh bởi nhận thấy con người là một thực thể cô đơn, bé nhỏ và bơ vơ, thiếu vắng điểm tựa. Ở đây, cũng nhƣ nhà triết học, nhà văn muốn trả lời câu hỏi:
Con người là ai? Anh ta đang sống trong tình trạng nào? Khi gián tiếp hay trực tiếp trả lời câu hỏi này thông qua các nhân vật của mình, Nguyễn Huy Thiệp cũng đa gieo vào lòng người một niềm day dứt khôn nguôi về tình trạng cô đơn bé nhỏ cùng sự bơ vơ thiếu vắng điểm tựa của con người. Viết về những con người cô đơn, phải chăng Nguyễn Huy Thiệp mong muốn con người hãy xích lại gần nhau để xóa bớt không gian quạnh quẽ, vượt qua tất thảy mọi hằn thù ngăn cách để đƣợc sống một cách thực sự có ý nghĩa.