Chương 3. CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
3.3. Cách kết thúc truyện
3.3.3. Kiểu kết thúc bằng cái chết hoặc bất hạnh
Con người sinh ra ngẫu nhiên trên cõi đời này đã là một sự phi lý nhƣng chết đi, biến mất khỏi cõi đời này còn là điều phi lý hơn. Ám ảnh về cái chết xuất hiện không ngừng trong tâm lí con người. Cái chết luôn rình rập, sự tồn tại của con người càng trở nên phi lý. Đối diện với thần chết, thân phận con người trở nên nhỏ bé, cô đơn đến tội nghiệp. Đề cập đến cái chết, các tôn giáo đã hơn một lần bàn đến. Mệnh đề “sinh có hạn - tử bất kì” là cách diễn đạt thấm đẫm tâm thức hiện sinh trước cái chết. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bị cái chết cắt ngang hoặc chịu sự bất hạnh đã nhấn mạnh đến sự bất ổn của đời sống đương đại. Không còn chiến tranh nhưng con người hôm nay lại chết do những hiểm họa của cuộc sống hiện đại. Về điểm này, Nguyễn Huy Thiệp đã có sự gần gũi với quan niệm về cuộc đời, số phận con người của các triết gia hiện sinh. Cái chết thường là hậu quả của tội ác gây ra, là sự trừng phạt của luật nhân quả và cái chết nhƣ một hình thức để trốn thoát khỏi nỗi cô đơn, để ngăn ngừa mình không bị lún sâu vào nỗi cô đơn.
Con người sinh ra rồi sẽ chết đi, không ai tránh khỏi quy luật ấy “cái chết sẽ đến với mỗi chúng ta chẳng trừ ai”. Con người nhỏ bé, hữu hạn trước quy luật sinh tử. Tướng Thuấn trong Tướng về hưu đã không thể hòa hợp đƣợc với cái lạnh lùng của lối sống thực dụng. Ông cô đơn trong gia đình, người thân “Sao tôi cứ như lạc loài” [59; tr.27] để rồi cuối cùng ông phải tìm đến với cái chết trong môi trường quân ngũ - môi trường đã gắn bó máu thịt
với cuộc đời và số phận ông. Cái chết dường như là sự giải thoát cho ông thoát khỏi cuộc sống hiện tại đầy cô đơn, lạc loài.
Nhân vật Cún trong truyện ngắn cùng tên bị bỏ rơi ngay từ lúc lọt lòng, bị tật nguyền nên chưa một lần được gọi là người. Chính cái bất toàn khiến nhân vật dị dạng rơi vào trạng thái cô đơn sâu sắc. Cún ý thức đƣợc thân phận của mình nhƣng định mệnh sắp đặt cô Diệu có thai với Cún. Cún đã vui mừng khôn xiết, Cún tưởng tượng ra tương lai của mình, đứa con sẽ thay Cún bước tiếp những bước đi trên mặt đất… Nhưng khi đến được hiên nhà bên cái cửa sổ sáng đèn thì Cún ngất xỉu. Cuộc đời không còn chỗ cho Cún bởi anh quá khác với mọi người trong xã hội.
Trong những câu chuyện đƣợc bao phủ bởi không khí cổ tích, chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát với cách kết thúc tác phẩm của tác giả cũng rất hiện đại. Trong mười truyện, chỉ có ba truyện được nhà văn kết thúc theo công thức cổ tích, nghĩa là kết thúc có hậu, đó là các truyện: Tiệc xòe vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh. Trong các câu chuyện này, mặc dù phải trải qua thử thách hoặc khó khăn nhƣng cuối cùng các nhân vật đều đạt được nguyện vọng trở nên xinh đẹp hoặc sung sướng hạnh phúc. Trong bẩy câu chuyện còn lại, hầu nhƣ các nhân vật đều đi đến cái chết hoặc bất hạnh.
Chàng Khó trong Trái tim hổ tuy giết chết đƣợc con hổ nhƣng cuối cùng chàng cũng chết và trái tim quý giá kia của con hổ cũng bị kẻ nhanh tay nào đó nẫng mất. Lão thợ săn trong Con thú lớn nhất đã tự tay nã súng vào vợ mình vì nhầm tưởng vợ là một con công và rồi cuối cùng lão cũng đau đớn kết liễu đời mình bằng một viên đạn xuyên qua trán. Nàng Bua đã trở nên giàu có sau khi đào được rất nhiều vàng, đã tìm được người chồng chính danh nhưng rồi cuối cùng nàng đã chết khi sinh đứa con với người chồng ấy trong cảnh chăn ấm đệm êm. Ông Pành trong Đất quên chết vì vỡ tim sau khi cố sức chinh phục đỉnh Phu Luông. Lù trong Nạn dịch đã dùng hết một tay nải bạc hoa xòe để tìm thầy thuốc cứu vợ nhƣng cuối cùng cả anh và vợ cùng
chết. Lão thợ săn Hoàng Văn Nhân trong Sói trả thù tuy không chết nhƣng lại mất đi đứa con trai duy nhất “đẹp như tiên đồng” [59; tr.209]…
Với cách xây dựng kết thúc nhƣ vậy Nguyễn Huy Thiệp đã đi ngƣợc lại quy luật cổ tích. Ông không ru ngủ người đọc trong cảm giác ngọt ngào mà giúp người đọc sực tỉnh sau những huyền thoại để nhận ra mặt trái của cuộc sống, để gấp trang sách lại rồi mà lòng người đọc chẳng thể nào yên. Để cho nhân vật của mình tìm đến cái chết hay không tìm được con đường đi, Nguyễn Huy Thiệp không nhằm đƣa đến cho độc giả cái nhìn bi quan, tiêu cực của chủ nghĩa hiện sinh mà nó phản ánh đúng hiện thực xã hội lúc bấy giờ - xã hội mà con người dường như bị cô lập hoàn toàn, trở thành những cỗ máy đã đƣợc lập trình sẵn, họ bị đóng băng về tâm hồn và hạnh phúc. Một khi xã hội ấy chưa được cải tạo thì con người chưa thể thoát ra được nỗi cô đơn, lo âu, tha hóa. Sống với tâm hồn bị cuộc sống dần ăn mòn, hủy hoại ấy, con người càng bị kéo gần về phía lưỡi hái tử thần là một điều không thể nào tránh khỏi.