Kiểu kết thúc nhân vật chính tiếp tục ra đi

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 116 - 119)

Chương 3. CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN

3.3. Cách kết thúc truyện

3.3.2. Kiểu kết thúc nhân vật chính tiếp tục ra đi

Một kiểu kết thúc khác mà ta có thể gặp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu kết thúc mà cuối cùng nhân vật chính tiếp tục ra đi nhƣ các truyện ngắn: Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn, Thiên văn Xã hội đã phủ một lớp băng dày che phủ dần trái tim và tâm hồn của con người. Vì thế không phải ngẫu nhiên những người nhận thức đƣợc mặt trái, sự tha hóa của cuộc sống lại càng có niềm khao khát mãnh liệt tìm kiếm hạnh phúc, trốn chạy nỗi cô đơn.

Trong Con gái thủy thần, điều nung nấu tâm can Chương khiến anh từ bỏ tất cả để ra đi chính là sự vẫy gọi của huyền thoại Mẹ Cả. Trải qua rất nhiều thời gian tìm kiếm, dường như Chương chỉ gặp toàn những thất bại. Cũng có lúc anh tưởng mình đã tìm thấy con gái thủy thần nhưng cuối cùng anh mới vỡ lẽ: những người phụ nữ tên Phượng mà anh đã gặp: cô giáo Phượng (Truyện thứ nhất), cô Phƣợng con ông trùm xứ đạo (Truyện thứ hai) và cô chủ Phƣợng (Truyện thứ ba) chỉ là những mảnh vụn của nàng mà thôi. Anh ngộ ra rằng tất cả đều không phải và mãi mãi không phải là người mà anh kiếm tìm. Vượt qua

bao khó khăn vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, không nản lòng, anh tiếp tục một cuộc hành trình mới và anh vẫn tin rằng con gái thủy thần đang đợi anh, đang vẫy gọi anh ở một chốn xa xôi nào đó, cứ thế, lúc nào trước mặt anh cũng là “dòng sông thao thiết chảy. Sông chảy ra Biển” [59; tr.79] và “ngoài biển không có thủy thần” [59; tr.79]. Một câu hỏi mãi là niềm nhức nhối, giày vò trái tim anh, bất cứ lúc nào cũng bật ra thống thiết “Nàng là ai? Con gái thủy thần? Nàng ở đâu? Con gái thủy thần? Là tình chi? Con gái thủy thần?

Để tôi mượn màu son phấn ra đi…” [59; tr.87]. Thời gian của câu chuyện không có điểm dừng nhƣ trong kiểu kết thúc truyền thống và điều đó mở ra không gian không giới hạn trong hành trình kiếm tìm của nhân vật và sự tưởng tượng vô hạn trong lòng độc giả về những cuộc hành trình tiếp theo của nhân vật trên bước đường chinh phục những khát vọng cao đẹp. Nhân vật Chương là hình ảnh minh họa cho những trải nghiệm nhọc nhằn, đau đớn, những con người dấn thân đi tìm cái đẹp, chân lí của cuộc đời.

Cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp không bao giờ khép kín. Mô típ ra đi lặp lại khá nhiều lần. Trong truyện Những bài học nông thôn, nhân vật Hiếu về sống một vài ngày ở nhà người bạn vùng thôn quê là “năm ấy”, đó là thời gian quá khứ nhƣng cụ thể là khi nào thì tác giả không nói. Và sau đó là:

“Tôi cứ đi, đi mãi. Tôi băng qua cánh đồng, qua dòng sông. Mặt trời bao giờ cũng ở trước mặt tôi” [59; tr.139]. Tương lai của anh thế nào anh cũng chưa biết. Anh đã tưởng tượng về tương lai của mình:

“… Tâm hồn tôi đục ngầu Tôi săn lùng danh tiếng Săn lùng tiền tài.

Hạnh phúc và nghĩa vụ hành hạ tôi

Cái chết mỉm cười chờ tôi nơi cuối đường Ở đấy có lối rẽ xuống hỏa ngục…” [59; tr.131].

Đó là niềm băn khoăn về tương lại, niềm ám ảnh, day dứt hiện sinh.

Chỉ biết rằng lúc này, Hiếu đã được tiếp xúc với những con người, với những sự việc... Đó là khuôn mặt cuộc sống, ở đó Hiếu có thể tìm thấy đƣợc những bài học từ cuộc sống, nó sẽ là nền tảng để Hiếu bước vào cuộc đời còn dài ở phía trước.

Trong Những người thợ xẻ, nhân vật Ngọc cũng có những cuộc ra đi nhƣ vậy: “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc. Bạt ngàn là hoa ban trắng bên đường, màu trắng đến khắc khoải, nao lòng. Này hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có trắng thế không?

Chúng tôi cứ đi, đi mãi... Tôi biết chắc chắn ở trước mặt tôi đấy là cổng Trời, là cổng Thiên đường...” [59; tr.119]. Ngọc luôn trăn trở và day dứt kiếm tìm một người tri âm tri kỉ, người có thể chia sẻ với anh mọi điều trong cuộc sống.

Thậm chí ngay cả khi con người đang trở về với quê hương, gia đình, với nghề nghiệp ổn định, Nguyễn Huy Thiệp cũng miêu tả nhƣ nó tiếp tục ra đi hoặc hoặc hướng về phía trước, như trong truyện Muối của rừng: “Ra khỏi thung lũng, ông Diểu đi xuống cánh đồng. Mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt. Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà đi” [59; tr.67]. Hay nhƣ trong Chút thoáng sông Hương, kết thúc là: “Anh vừa thu được vừa đánh

mất một buổi chiều rồi. Có hề gì đâu? Thời gian thật là hào phóng.

Nhưng hãy vì sự hào phóng ấy ta phải sống nhanh lên, có ích” [59; tr.288].

Nhƣ vậy, kết thúc bằng mô típ nhân vật chính tiếp tục ra đi đã diễn ra một sự chuyển tiếp về không gian và thời gian: từ một khoảng không - thời gian hữu hạn chuyển sang một khoảng không - thời gian vô hạn, mờ ảo khó nắm bắt. Đối với nhân vật, điểm xuất phát ban đầu là quá trình tìm kiếm, thử nghiệm có khi phải nếm trải thất bại, kết thúc là sự tạm dừng của nhân vật để chuyển sang một vòng quay mới. Kết thúc truyện nhƣng cuộc đời của con

người lại tiếp tục mở ra, tạo cho câu chuyện một kết thúc để ngỏ cần có lời bàn bạc của bạn đọc. Nguyễn Huy Thiệp để cho nhân vật của mình khát vọng kiếm tìm nhƣng nhà văn không nhìn thấy đƣợc nghị lực, ý chí và niềm tin của họ. Khát vọng đi kiếm tìm một thế giới tự do, một cuộc sống khác là hệ quả của tất yếu của cảm giác cô đơn. Vì cảm thấy cái thực thể hữu hạn và nhỏ bé của mình trước thực tại như là một nghĩa vụ phải khẳng định nó nên con người mới mơ ước vươn lên đời sống tự do. Tự do để được là mình.

Một phần của tài liệu Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392) (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)