Chương 2. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. Con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2.1.2. Con người cô đơn trong thời gian
Ngay từ thời xa xưa đã có nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng tìm cách hiểu về thời gian. Có người cho là thời gian giống như là cái đồng hồ, người khác lại cho rằng thời gian không thể nào nắm bắt đƣợc. Và cũng từ những thắc mắc đó, từ lâu đã hình thành nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về thời gian. Theo Newton thì: thời gian là độc nhất, tuyệt đối và có giá trị phổ quát khắp mọi nơi. Còn đối với Eintstein thì cho rằng: thời gian trôi đi chỉ là ảo ảnh, mọi khác biệt giữa quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là ảo ảnh dai dẳng mà thôi. Tạp chí Tia sáng có trích một số quan niệm về thời gian nhƣ sau:
“thời gian” là gì? Đối với nhà vật lý (thông thường), thời gian là một cái
đồng hồ chính xác đo đƣợc. Với nhà toán học, đó là cái không gian một chiều đƣợc xem là liên tục, nhƣng có thể đƣợc chia thành các “thời khắc” giống nhƣ những tấm ảnh của một cuộn phim…Ngoài ra, một số cuốn từ điển lại có cách nói khác về thời gian: “thời gian” hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nhƣ vậy, thời gian là một khái niệm khó định nghĩa, khó hiểu và cảm thức nó lại càng khó hơn. Có thể nói, thời gian là vấn đề luôn đƣợc tìm hiểu trong mọi thời kỳ, từ quá khứ đến hiện tại và còn đến tương lai. Nó là vấn đề làm cho nhiều lĩnh vực khác phải quan tâm và trong số đó có cả lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Trong văn chương nghệ thuật, thời gian cũng vận động trên cả ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, trong văn chương không gò bó cách thức thể hiện quan điểm về thời gian mà nó có thể đƣợc đảo lộn trình tự hoặc cũng có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động vốn có của nó. Có nhiều cách thể hiện thời gian khác nhau, tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ một mốc nhất định trong thời gian. Từ đó có thể làm ngƣng lại một khoảnh khắc của dòng đời dài đằng đẵng mà cũng có thể dồn nén một quãng thời gian hàng chục năm, hàng trăm năm vào một thời khắc. Với bàn tay của người nghệ sỹ, thời gian không còn theo chiều vận động vốn dĩ của nó mà đã đƣợc đưa vào cái nhìn, suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ.
Những ý tưởng của Trương Đăng Dung trong bài phát biểu tại Lễ trao thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2011 cho tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều điều: “Các nhà phê bình đã chỉ ra rất đúng về bản chất của cảm thức cô đơn, thời gian và cái chết trong tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng. Quả thực tôi đã trao cho motip khoảnh khắc một ý nghĩa quan trọng để từ đó thể hiện cảm thức thời gian trong tương quan với sự cô đơn và cái hữu hạn của kiếp người. Một khoảnh khắc có thể
lóe lên điều gì đó trong đời sống hiện đại, nó ẩn dấu ý nghĩa và hạnh phúc của cả cuộc đời để rồi sẽ mất đi vĩnh viễn và khoảnh khắc cũng chỉ là một trong những hình thức của sự cô đơn, bởi vì ở thời hiện tại tâm hồn không chỉ cô đơn trong không gian mà cô đơn cả trong thời gian. Cô đơn thời gian là khi con người một mình trong cái khoảnh khắc hiện tại, xa cách quá khứ, đối diện với tương lai mờ mịt. Đây là nguyên nhân để cho con người không chỉ cảm thấy xa lạ với môi trường sống của mình mà cả với chính mình, cảm nhận được sự lạc lõng trước chính mình của quá khứ và tương lai”. [13;
tr.508]
Thời gian là vấn đề thường xuyên được đặt ra trong triết học cũng như trong cuộc sống và sự tồn tại của con người. Đối với các nhà tiểu thuyết thì thời gian luôn là một nỗi ám ảnh khuôn nguôi. Nếu như trước đây trình tự thời gian thường được áp dụng trong tiểu thuyết hiện thực là “thời gian niên biểu”, “thời gian của đồng hồ” do con người đặt ra thì giờ đây thời gian tuyến tính ấy đã bị phá vỡ thay vào đó là một cấu trúc thời gian chằng chịt phức tạp và đa tầng.
Đến với thế giới hiện thực của con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, không phải ngẫu nhiên mà ta thường chứng kiến bao cuộc phiêu lưu lặng lẽ, cô đơn. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta cảm thấy có cái cô đơn của những con người mải mê đi tìm điều thiện, đi tìm cái cao đẹp của cuộc đời. Điều thiện ở đâu? Cái đẹp ở phương nào? Sao mong manh xa vời vậy? Thế giới “không có vua”, “biển không có thủy thần”. Con người lại chìm vào bi kịch cô đơn vì không bằng lòng với chính mình, luôn khao khát vƣợt ra ngoài giới hạn nhỏ bé để đến với một chân trời rộng lớn hơn, xa vời hơn. Chương trong Con gái thủy thần một mình đơn thương độc mã trên hành trình kiếm tìm trước sự vẫy gọi của những khát vọng về cái đẹp, về hạnh phúc. Anh suốt đời bị ám ảnh bởi huyền thoại về mẹ Cả - kiểu nhân
vật thường cứu nhân độ thế như Đức Mẹ trong Thiên chúa giáo hay Phật Bà Quan Âm trong Phật giáo. Chương mải miết đi tìm mẹ Cả và chắc rằng trong cuộc hành trình này anh vẫn mãi mãi cô đơn, không có tiền bạc công danh, không có gia đình để yêu thương lo nghĩ, không có bạn bè, chỉ có “nỗi cô đơn và sự bất lực của mi nào ai thấy được ngoài mi” [59; tr.89]. Chương mất nửa đời người tìm kiếm vẫn tuyệt mù vô vọng. Trên hành trình đi ra biển ấy, anh chỉ thấy “những ngộ nhận giới tính và thói đạo đức giả giết chết vẻ diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ” [59; tr.80] để rồi nhận ra rằng thiên thần chỉ là trò phịa, thƣợng đế đã chết ở trần gian. Sự thất vọng chính là một trạng thái thường trực của nỗi cô đơn thời gian trong nhân vật Chương: “Nỗi cô đơn như gió quất vào mặt. Lòng tôi cồn cào, đau đáu một nỗi khắc khoải” [59;
tr.80]. Trải qua rất nhiều thời gian tìm kiếm, dường như Chương chỉ gặp toàn những thất bại. Cũng có lúc anh tưởng mình đã tìm thấy con gái thủy thần nhưng cuối cùng anh mới vỡ lẽ: những người phụ nữ tên Phượng mà anh đã gặp: cô giáo Phƣợng (Truyện thứ nhất), cô Phƣợng con ông trùm xứ đạo (Truyện thứ hai) và cô chủ Phƣợng (Truyện thứ ba) chỉ là những mảnh vụn của nàng mà thôi. Anh ngộ ra rằng tất cả đều không phải và mãi mãi không phải là người mà anh kiếm tìm. Vượt qua bao khó khăn vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, không nản lòng, anh tiếp tục một cuộc hành trình mới và anh vẫn tin rằng con gái thủy thần đang đợi anh, đang vẫy gọi anh ở một chốn xa xôi nào đó, cứ thế, lúc nào trước mặt anh cũng là “dòng sông thao thiết chảy. Sông chảy ra biển” [59; tr.79] và “biển không có thủy thần” [59; tr.79].
Một câu hỏi mãi là niềm nhức nhối, dày vò trái tim anh, bất cứ lúc nào cũng bật ra thống thiết “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi cái gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi?” [59; tr.87]. Thời gian của câu chuyện không có điểm dừng và điều đó mở ra không gian không giới hạn trong hành trình kiếm tìm của nhân vật và sự tưởng tượng vô hạn trong lòng
độc giả về những cuộc hành trình tiếp theo của nhân vật trên bước đường chinh phục những khát vọng cao đẹp.
Nhân vật chính trong Chảy đi sông ơi cũng có tâm trạng cô đơn và lạc loài như thế sau bao nhiêu năm anh xa quê hương, lãng quên đi những khát khao, mơ ƣớc tuổi ấu thơ. Anh ngây thơ, khát khao đi tìm huyền thoại về con trâu đen nên đã tìm mọi cách xin đi theo những chiếc thuyền đánh cá đêm.
Trong một không gian huyền ảo đƣợc soi tỏa bằng ánh sáng của “vầng trăng lưỡi liềm”, chú bé mơ mộng thả hồn mình chìm trong những ý tưởng huyễn hoặc. Bao nhiêu đêm theo đoàn đánh cá nhƣng cái chú bé tìm đƣợc chỉ là sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Hành trình tìm điều thiện lặng lẽ và cô đơn nhƣ con dã tràng xe cát. Trước bến đò xưa, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của hồi ức, anh không khỏi thảng thốt, bàng hoàng “tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?” [59; tr.13]. Con đường đến với cái đẹp quá gian nan. Con người mãi đi để rồi mãi mãi bơ vơ, lạc lõng:
“Trước mắt tôi, dòng sông đang thao thiết chảy. Sông chảy ra biển. Biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển mà tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy… Tôi đứng lên đi về nhà. Ngày mai, tôi đi ra biển. Ngoài biển không có thủy thần” (Con gái thủy thần) [59; tr.79]
Nhân vật Ngọc trong Những người thợ xẻ cô đơn một cách tuyệt vọng.
Thi rớt tốt nghiệp đại học, anh lên rừng làm gỗ với Bường, anh quen biết với nhiều người như vợ chồng chị Thục, lão Thuyết,… nhưng họ đều không thể hiểu nỗi cô đơn mà anh đang ôm ấp kể cả Quy người con gái mới quen. Tất cả những gì anh gặp trên đường như càng đẩy anh vào nỗi cô đơn khắc khoải.
Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người đọc nhận thấy ông đã sử dụng thời gian huyền thoại. Tác phẩm của ông về bản chất là đề cập đến những vấn đề hiện tại song ông luôn đặt chúng vào môi trường huyền ảo bằng
cách xóa bỏ thời gian thực. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta luôn bắt gặp những tín hiệu thời gian huyền thoại nhƣ: “một dạo”, “một buổi”, “cuối năm ấy”, “đêm ấy”… Sự phiếm chỉ về thời gian này không chỉ gợi trong độc giả cảm thức về không khí của một câu chuyện cổ tích vốn dĩ ăn sâu trong tâm thức của bao người mà nó còn khiến người đọc cũng như nhân vật không xác định đƣợc khung thời gian mà họ đang sống. Điều này dẫn đến sự cô đơn của con người trong thời gian.
2.1.3. Con người cô đơn giữa đồng loại
Con người cô đơn trong không gian, thời gian là một sự trơ trọi đáng sợ. Tuy nhiên, sự cô đơn giữa đồng loại còn đáng sợ hơn nhiều. Ấy là khi con người ta vẫn đang sống giữa đám đông, sống giữa người thân yêu nhất mà vẫn mang nỗi cô đơn nặng nề. Với họ, quá khứ đã lùi xa, bao nhiêu hạnh phúc yên vui đã trở thành ảo ảnh; hiện tại chỉ hoàn toàn trống rỗng, buồn đau và lẻ loi; tương lai thì vô định, mịt mờ. Con người chới với giữa ba chiều không gian không tìm được cho mình lí tưởng, niềm vui sống hay sự sẻ chia đích thực. Nỗi cô đơn giữa đồng loại mọc ra tự trong mỗi bản thân con người, để rồi, sống giữa đám đông mà vẫn một mình, sống trong hiện tại mà chới với, lạc lõng không biết đi đâu về đâu. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều nhân vật cô đơn giữa đám đông. Đây mới thực sự là nỗi cô đơn thấm thía bởi con người được cảm nhận là những số kiếp, thân phận nhỏ nhoi, mong manh và mang trong mình một nỗi cô đơn bản thể. Đó là số phận chung của loài người trong xã hội hiện đại chứ không của riêng ai, mỗi con người tự thấy mình cô độc giữa đồng loại nhƣ đƣợc sinh ra từ một thế giới khác không phải thế giới con người. Những người hiện diện xung quanh nhân vật, dẫu ruột thịt, thân thương cũng chỉ là “tha nhân”, không có sự cảm thông trực tiếp, không thể vui và chia sẻ với nhau. Bởi thế, mãi mãi mỗi người chỉ là một vũ trụ lẻ loi. Cảm giác chơi vơi, vô định, lạc loài trước thế giới là cảm giác
thường thấy trong tâm hồn các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Từ ông tướng Thuấn, thầy giáo Triệu, đến em bé trong Đời thế mà vui… đều thấy mình bị cắt lìa khỏi mối liên hệ với đồng loại.
Khi chỉ có một thân một mình, con người cô đơn đã đành. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn xuất hiện những nhân vật cô đơn ngay giữa gia đình, bên cạnh những người thân - những người tưởng rằng phải gắn bó, thấu hiểu và sẻ chia với nhau nhiều nhất. Có những cảnh huống tưởng yên lành mà giấu trong lòng nhiều giông bão, có những con người tưởng hiểu nhau mà ngày càng xa lạ bởi họ quá khác biệt so với thế giới xung quanh. Sự khác biệt đó biểu hiện ở hầu hết mọi phương diện: từ ngoại hình, tính cách, phẩm chất, nhận thức đến tư tưởng và quan niệm sống. Ông Thuấn trong truyện ngắn Tướng về hưu là một người cô đơn như thế. Nhập ngũ từ năm hai mươi tuổi (bỏ nhà đi bộ đội vì mẹ kế đối xử cay nghiệt), năm bảy mươi tuổi về hưu “với hàm thiếu tướng” [59; tr.15], cả đời ông “gắn với súng đạn, chiến tranh” [59;
tr.15]. Trở về gia đình sau khi cống hiến gần hết cuộc đời cho đất nước tưởng ông sẽ tìm đƣợc những năm tháng cuối đời êm ả trong một căn biệt thự sang trọng giữa lòng thủ đô. Nhưng tất cả lại không diễn ra như vậy. Người vợ hiền tận tụy một đời hi sinh cho chồng con của ông nay đã lú lẫn, không cò đủ tỉnh táo để nhận biết và bầu bạn với ông. Đứa con trai độc nhất lại bạc nhƣợc, an phận đến mức dường như không có khả năng sẻ chia, thấu hiểu. Đứa con dâu thì thực dụng, tính toán đến lạnh lùng. Những đứa cháu nội lại bận rộn với bài vở và sống với ông bằng khoảng cách của nhiều thế hệ. Những người ăn kẻ ở thì cục mịch, quê mùa hoặc cả tin, ngờ nghệch… Không một ai có thể giúp ông thích nghi với cuộc sống xô bồ, phức tạp, nghiệt ngã đầy ắp sự cạnh tranh và tính toán. Cuộc sống đời thường hoàn toàn khác xa với môi trường quân đội, khác xa với lẽ sống “bình quân” của ông. Chính nếp quen sinh hoạt vừa được định hình ít lâu của con người thành thị đã biến ông trở thành người
lạc lõng. Cuộc sống không còn chỗ cho ông. Tướng Thuấn trở thành người thừa, xa lạ với chính những người thân yêu trong gia đình. Một khối cô đơn khổng lồ đè nặng lên tâm hồn vị tướng của một thời lửa đạn. Nếu cảnh tượng lố lăng, dung tục trong đám cưới đứa cháu họ “một sự ô hợp láo nháo thản nhiên rất đời, thô thiển, thậm chí còn ô trọc nữa làm ông kinh hãi đau đớn”
[59; tr.19] thì cô con dâu xay thai nhi làm thức ăn cho chó Béc - giê làm ông đau xót đến quặn lòng “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này” [59; tr.20].
Để rồi, cuối cùng, sau bao năm chinh chiến ngoài mặt trận, trở về nhà, ông quằn quại, cay đắng thốt lên “Sao tôi cứ như lạc loài” [59; tr.27]. Đó là sự trăn trở, day dứt trong tâm hồn ông. Ông nhận ra một sự thật cay đắng rằng
“Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục…tâm càng lớn càng nhục” [59; tr.26].
Chính vì khối cô đơn khổng lồ không ai có thể chia sẻ và cũng không thể hòa mình trong cuộc sống hiện tại, ông đã phải tìm đến cái chết trong môi trường quân ngũ - môi trường đã gắn bó máu thịt với cuộc đời và số phận ông. Sự cô đơn lạc lõng của ông Thuấn xuất phát từ sự mâu thuẫn của lí tưởng một thời cao đẹp và sự thật trần trụi của một thời. Một người như ông, từng được đặt trong “bầu không khí vô trùng” của thời kì trước chắc chắn không đủ sức đề kháng để đối chọi với sự thật của thời này.
Chúng ta không khó để nhận thấy trong Tướng về hưu, phần lớn các nhân vật đều cô đơn. Những người sống trong ngôi nhà ấy, mỗi người đều một thế giới riêng không hòa nhập vào cuộc sống chung mặc dù cuộc sống vật chất không đến nỗi nào. Ông Thuấn cô đơn. Bà Thuấn thời trẻ minh mẫn thì cô đơn, vò võ nuôi con chờ chồng. Khi chồng trở về sum họp thì đã già yếu, lú lẫn. Một đời bà sống thầm lặng, chết nhọc nhằn, khổ sở. Rồi anh con trai - Thuần cũng cảm thấy cô đơn ngay giữa gia đình mình. Anh có vợ và hai cô con gái. Anh và Thủy (vợ anh) đều có công ăn việc làm ổn định. Chồng làm ở viện Vật lí, vợ là bác sĩ. Cuộc sống vật chất thỏa mãn nhờ sự tính toán tài giỏi