Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH

1.2. Kinh nghiệm về phát triển nhân lực du lịch

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An... có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại 4 di tích mộ táng (An Bang, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm) và 5 điểm cư trú (Hậu Xá I, Trảng Sỏi, Ðồng Nà, Thanh Chắm, Bàu Ðà), với nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại... được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh.

Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm ấp Phố,

Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn.

Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với

"con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... tấp nập đến đây giao thương mậu dịch.

Tình hình kinh tế trong năm 2013: giá trị tăng thêm (GDP) của thành phố đạt hơn 1.225 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2012, GDP hiện hành đạt 3.037 tỷ đồng, tăng 12,42%, GDP bình quân đầu người đạt 32,73 triệu đồng, tăng hơn 3 triệu so với năm trước. Trong đó: ngành du lịch, dịch vụ tăng trưởng mạnh, phát huy vai trò là ngành mũi nhọn của thành phố với GDP hiện hành đạt hơn 2.087 tỷ đồng, tăng hơn 16%, chiếm tỷ trọng 68,73% tổng GDP toàn thành phố. Năm 2013, thành phố được nhiều tổ chức và tạp chí du lịch quốc tế bình chọn là thành phố được yêu thích nhất thế giới, thành phố cảnh quan năm 2013, thành phố du lịch đứng thứ hai Châu Á, là 1 trong 7 địa danh đặc sắc nhất Việt Nam; cùng với biển Cửa Đa ̣i và Cao lầu Hội An cũng được du khách chọn là bãi biển đẹp và công nhận giá tri ̣ ẩm thực khu vực châu Á.

Về khách du lịch: năm 2013 có 1.610.000 lượt du khách đến Hội An, trong đó có 1.170.000 lượt khách tham quan, tăng 14,9%; đặc biệt, khách tham quan Cù Lao Chàm tăng đột biến với 711.500 lượt, tăng 63,2%. Thành phố đã đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch ở một số thị trường tiềm năng như Thái Lan, Đức, Hàn Quốc…, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, nhất là mô hình homestay do hộ gia đình đầu tư theo định hướng phát triển du lịch sinh thái-văn hóa-cộng đồng, xây dựng đề án

phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm từ nay đến năm 2020, trước mắt đưa cảng biển du lịch Cửa Đại vào khai thác.

Trong công tác tôn tạo, tu bổ di tích đã hoàn chỉnh bổ sung Quy chế quản lý, sử dụng di tích trong khu phố cổ và ban hành Quy chế quản lý di tích ở các khu vực vùng ven.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch luôn được thành phố chú ý và quan tâm đặc biệt. Người dân trong thành phố phần lớn rất tin tưởng vào chính sách của Đảng và nhà nước trong việc hoạch định chính sách phát triển. Đón khách du lịch với tâm lý hồ hởi, nhiệt tình, mến khách nên được nhiều du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Năm qua, thành phố đã tổ chức rất nhiều hoạt động VHVN - TDTT, nổi bật như: Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V, Hội thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam và Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ III, Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản, tham gia Lễ hội đèn lồng Hội An tại Đức, tổng kết Đại hội TDTT thành phố lần thứ VII, đăng cai vòng bảng và vòng chung kết Giải Bóng đá ĐH TDTT tỉnh Quảng Nam tại Hội An.

1.2.2.2. Tỉnh Quảng Ninh [30]

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, với diện tích toàn tỉnh là 6.099 km², và dân số là 1.144.381 người. Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển phần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km².

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mưa trung bình là 90-170.

Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là

làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình DL văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, du lịch Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh.

Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách du lịch đến Quảng Ninh là 14,4%/năm; khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2013 là : 7.572.352 lượt người trong đó khách quốc tế đến Quảng Ninh qua đường hàng không chiếm 5.979.953 lượt, khách đến qua đường biển là 1399.138 lượt và đường bộ là 193.261 lượt khách. tăng trưởng của doanh thu du lịch là 37%/năm.

Điều này khẳng định, Quảng Ninh là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.

Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở ban ngành của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được tỉnh quan tâm đầu tư ở mức cao như: ngành du lịch của tỉnh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa du lịch Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế và Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội,… mở các lớp sát với nhu cầu thực tế. Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã hợp tác cùng mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo chỗ cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn về tay nghề của lao động trực tiếp trong doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)