Đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 110 - 114)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NINH BÌNHGIAI ĐOẠN 2013 - 2020

2. Đề xuất, kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn, với các giải pháp đã trình bày sớm trở thành hiện thực, Luận văn xin có một số đề xuât kiến nghị như sau:

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

* Đối với các Bộ ngành trực tiếp quản lý đào tạo nhân lực:

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu ban hành các thông tư liên tịch giữa hai ngành quy định cụ thể trong công tác đào tạo nhân lực du lịch trong giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn đến 2030. Có cơ chế phù hợp cho phép các cơ sở đào tạo trong nước thúc đẩy việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trong công tác đào

* Đối với UBND tỉnh Ninh Bình:

- Cần hoàn thành sớm công tác điều tra, đánh giá nguồn nhân lực du lịch tại hệ thống cơ quan nhà nước và dự báo đối với nguồn nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp và trực tiếp ở các khu điểm du lịch. Từ đó xây dựng chiến lược, chương trình phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ban hành các chính sách, tiêu chuẩn liên quan tới thu hút, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- UBND tỉnh nghiên cứu đề xuất với Bộ Nội vụ bổ sung chỉ tiêu đủ lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng kiêm nhiệm. Đồng thời, tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò của Sở quản lý du lịch trong việc quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.

2. Đối với các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch

- Xây dựng chiến lược sử dụng nhân lực cho mình theo từng giai đoạn phù hợp với định hướng chung của ngành cũng như của tỉnh. Cần đổi mới tư duy về quản trị nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đầu tư cho công tác đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực, đồng thời có chính sách cử cán bộ chủ chốt đi đại học tại các trường trong nước và nước ngoài. Đối với các cơ sở thuê quản lý nước ngoài cần có kế hoạch đào tạo quản trị viên cấp cao người Việt để dần thay thế người nước ngoài.

- Bám sát vào các tiêu chuẩn nghề đã được Tổng cục Du lịch ban hành để xây dựng tiêu chuẩn công việc, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả phát huy được thể mạnh chuyên môn nghiệp vụ.

- Cần phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thi tuyển, đánh giá bậc nghề để có các hình thức trả lương, thưởng – phạt,… hợp lý tương ứng với trình độ chuyên môn người lao động sau khi được đào tạo nhằm khuyến khích tinh thần lao động, làm việc của người lao động.

3. Đối với các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch

- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để xây dựng chiến lược đào tạo, xác định quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp nhu cầu trong từng giai đoạn. Tập trung đào tạo theo hình thức tín chỉ theo chức danh đào tạo mà nhu cầu thực tế của các tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu.

- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ giáo viên về kiến thức, kỹ năng thực hành và phương pháp giảng dạy. Hàng năm, các trường, các cơ sở đào tạo cần bố trí cho các giáo viên đến thực tập tại các doanh nghiệp du lịch – khách sạn để cập nhật kiến thức, kỹ năng và hiểu rõ hơn về nhu cầu đào tạo.

Nên có chính sách bắt buộc giảng viên thực hành 3 năm liền phải có ít nhất 6 tháng đến một năm đi tiếp cận và tham gia làm trực tiếp ở các doanh nghiệp để cập nhận kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ của mình.

- Mở rộng hình thức đào tạo liên doanh, liên kết với các trường trên thế giới để đào tạo các chuyên ngành: quản trị khách sạn, nhà hàng; quản trị khu vui chơi, giải trí; quản trị kinh doanh hội thảo, hội nghị; hướng dẫn viên du lịch, công nhân lành nghề theo tiêu chuẩn của khu vực và của thế gi ới; cần bổ sung kỹ năng thực hành và phong cách làm việc.

- Áp dụng cách thức đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, tạo cơ hội cho học viên có nhiều thời gian thực tập tại các cơ sở kinh doanh, giúp cho học viên có cơ hội rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hành, làm quen dần với áp lực công việc, môi trường kinh doanh thực tế. Cần phải đổi mới phương thức đào tạo: thí điểm và tiến tới đào tạo song ngữ tại trường đaị học, các cơ sở đào tạo và một số chuyên ngành trung cấp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ và năng lực chuyên môn cho học viên, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế;

Tóm lại, để phát triển ngành du lịch Ninh Bình lên một tầm cao mới, đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của du khách trong và ngoài nước thì ngay từ bây giờ một trong những giải pháp quan trọng có yếu tố quyết định là

phát triển nguồn nhân lực du lịch bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp làm việc trong khối nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)