Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.1. Một số nét khái quát về du lịch Ninh Bình

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Ninh Bình nằm ở phía nam của đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội 93 km. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², dân số trên 926 nghìn người, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét: vùng đồi núi ở phía Tây và Tây bắc, vùng đồng bằng ở phía Đông và vùng ven biển ở phía Nam.

Ninh Bình rất giàu tài nguyên, đó là lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch. Lợi thế đầu tiên là vị trí địa lý. Ninh Bình ở vị trí liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là địa bàn trung chuyển tiếp nối giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam, từ đó có sự giao thoa giữa các nền văn hóa đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước. Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh – Ninh Bình. Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình. Cách Hà Nội - một trong hai trung tâm phân phối khách lớn nhất cả nước không xa, Ninh Bình có ưu thế phát triển du lịch cuối tuần của vùng phụ cận thủ đô. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Ninh Bình giao lưu phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế và trở thành một điểm đến hấp dẫn của vùng du lịch Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.

2.1.1.1. Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực

Ninh Bình với diện tích đất không rộng, nhưng quy mô dân số của Ninh Bình tăng tương đối lớn. Đến năm 2013 toàn tỉnh có 926.995 người sinh sống trên phạm vi toàn tỉnh với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xấp xỉ 0,9%, chiếm 1,21% dân số của cả nước và bằng 5,6% dân số của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng [4]. Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km2. Dân cư tập trung đông nhất ở TP.Ninh Bình rồi đến huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Yên Mô, Gia Viễn, Hoa Lư. Mật độ dân cư thấp nhất tập trung ở thị xã Tam Điệp và huyện Nho Quan.

Với gần ba phần tư dân số sống ở vùng nông thôn, năm 2013 số dân nông thôn là 746.427 người, chiếm 81,2% dân số cả tỉnh, giảm trên 5% so với giai đoạn 2000 – 2005, số dân thành thị đã tăng lên 140.264 người, chiếm hơn 15% tập trung chủ yếu ở TP.Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các trung tâm huyện lỵ.

Bảng 2.1: Dân cư, mật độ dân số Ninh Bình năm 2013

Các huyện thị Số dân

(người) Mật độ dân số

(người/km2)

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

Toàn tỉnh 926.995 673 0,90

Thành phố Ninh Bình 115.211 2.467 0,87

Thị xã Tam Điệp 57.177 545 1,02

Huyện Nho Quan 147.166 331 0,96

Huyện Gia Viễn 119.080 667 0,81

Huyện Hoa Lư 68.075 658 0,80

Huyện Yên Mô 137.229 987 0,79

Huyện Yên Khánh 169.527 789 0,83

Huyện Kim Sơn 113.530 784 1,10

Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình [3]

Ninh Bình là một tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, lại nằm ở một vị trí thuận lợi - nơi giao thoa giữa các vùng miền trong cả nước, đặc biệt lại liền kề với các trung tâm giáo dục, đào tạo, dạy nghề lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Cùng với truyền thống hiếu học, cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động và học tập nên nguồn lao động của Ninh Bình khá dồi dào, phong

tuổi lao động, trong đó 54 vạn lao động có khả năng lao động, 46 vạn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp xây dựng (49,0%) sau đó đến ngành ngành thương mại, dịch vụ, du lịch (36%) và cuối cùng là nông – lâm nghiệp – thuỷ sản (15,0%) [4]. So với các năm trước, cơ cấu nguồn lao động Ninh Bình đang chuyển dần từ ngành nông – lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Trong thời gian gần đây do việc thu hồi diện tích khá lớn đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang tạo ra một số lượng lớn lao động không có đất sản xuất cùng với một lượng lớn lao động dôi dư ở các khu vực kinh tế, các lao động trong độ tuổi lao động chưa có việc làm cần được đào tạo và giải quyết việc làm. Do vậy việc phát triển du lịch là chủ trương hoàn toàn đúng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho hơn 15 nghìn lao động (theo dự báo của tỉnh), xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, giảm thiểu các tệ nạn cho xã hội.

2.1.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế của tỉnh

Tình hình phát triển kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, kết cấu hạ tầng được nâng cao, cơ cấu kinh tế có những bước chuyển biến mới. Mức tăng trưởng kinh tế khá cao, giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 20,5%; trong đó, nông nghiệp tăng 4%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 52,8%/năm, dịch vụ tăng 14,9%/năm.

Cơ cấu kinh tế Ninh Bình đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Năm 2013 cơ cấu kinh tế (theo GDP) nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt 15,0%, công nghiệp xây dựng đạt 49,0%, dịch vụ đạt 36,0% (bảng 2.2). Đây là một tín hiệu tích cực thể hiện sự phát triển đúng hướng và hợp quy luật của nền kinh tế Ninh Bình. Chắc chắn với sự chuyển dịch đó sẽ là động lực thúc đẩy du lịch phát triển thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm

năng thế mạnh của Ninh Bình, bởi du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và liên vùng cao, nên việc phát triển du lịch sẽ có tác động đa chiều tới phát triển các ngành kinh tế và ngược lại.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế Ninh Bình phân theo lĩnh vực kinh tế Năm Tổng

GDP (tỷ đồng)

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ – du lịch GDP

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

GDP (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

GDP (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%) 2009 2.258,1 1.046,3 46,34 487,5 21,59 724,3 32,08 2010 2.505,0 1.121,0 44,75 570,5 22,77 813,5 32,48 2011 2.808,5 1.241,8 44,22 656,4 23,37 910,3 32,41 2012 3.136,0 1.270,3 40,51 858.0 27,36 1.007,7 32,13 2013 3.818,3 1.402,1 36,72 1.145,1 29,99 1.271,1 33,29 Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình 2.1.1.3. Tình hình trật tự, an toàn và an ninh xã hội

Ninh Bình là địa phương có nhiều đồng bào theo đạo thiên chúa nhất khu vực phía Bắc. Nhưng đồng bào lương giáo sống hoà thuận, tương thân tương ái và rất hiếu khách, sẵn sàng giúp đỡ du khách khi gặp khó khăn hoặc lạc đường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt, không có hiện tượng hành hung khách du lịch, cướp giật tài sản, tiền bạc của khách. Đặc biệt trong thời gian gần đây công tác an ninh trật tự, văn minh du lịch, vệ sinh môi trường đã được tăng cường và đảm bảo tốt. Các hành vi như chèo kéo khách mua hàng, xin tiền khách đã được ngăn chặn một bước đáng kể.

Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn minh du lịch, vệ sinh môi trường đang được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương thực hiện triệt để, kiên quyết xử lý nghiêm minh những

hành vi làm phương hại đến khách du lịch đang và sẽ là điều kiện tốt để khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)