Một số định hướng phát triển du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NINH BÌNHGIAI ĐOẠN 2013 - 2020

3.1. Một số định hướng phát triển du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Trong những năm qua Ninh Bình đã và đang chú trọng đến những định hướng để từng bước phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Các phương án lựa chọn thực hiện một cách đồng bộ từ hệ thống chính trị đến hoạt động chuyên môn cụ thể của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở ban ngành và chính quyền địa phương có liên quan cũng chung tay, góp sức vào công cuộc phát triển này. Các định hướng được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai cụ thể:

3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch đến năm 2020 định hướng đến 2030 - Xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.

- Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển.

- Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực... nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch.

- Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh, quốc phòng và phải giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước.

- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 định hướng đến 2030

- Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.

- Phấn đấu đến năm 2015 đón 6.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 900.000 - 1.000.000 trở lên khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350.000 - 400.000 khách quốc tế. Từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng (resort) từ 3-5 sao. Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3-5 sao tăng thêm so với năm 2008 là 20 khách sạn với 2.500 phòng. Đồng thời quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (homestay).

- Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn. Từ nay đến năm 2015 tập trung hoàn chỉnh khu Tràng An, chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư và sông Sào Khê, Kênh Gà - Vân Trình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sân golf, khu du lịch Hồ Đồng Thái, Tam Cốc - Bích Động, Thung Nắng, Hang Bụt...

- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động: đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.000-10.000 người, lao động gián tiếp là 20.000 người.

- Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.

3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

- Tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu đào tạo, chú trọng nguồn nhân lực trực tiếp nhằm chuyển đổi mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực du lịch. Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức lao động của ngành du lịch xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch giai đoạn 2010-2015, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020.

- Chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và những người dân làm du lịch. Tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với các đối tượng quản lý và ngành nghề mang tính đặc thù như sơ cấp cứu y tế, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy.

Trước mắt làm tốt công tác liên kết trong đào tạo, tập trung vào các lĩnh vực: lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên, bán hàng, chụp ảnh, vận chuyển khách. Giai đoạn đầu có thể lựa chọn cả phương pháp đào tạo ngắn hạn như “cầm tay chỉ việc” để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực trước mắt. Giai đoạn từ 2015 trở đi, đầu tư đào tạo về quản lý lữ hành và hướng dẫn viên.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp năng khiếu văn hoá nghệ thuật, nhất là các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Trước mắt nghiên cứu thành lập Khoa Văn hoá quần chúng tại Đại học Hoa Lư.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực. Khai thác các nguồn hỗ trợ đào tạo cho du lịch, đặc biệt những nguồn hỗ trợ quốc tế từ các dự án của nước ngoài.

3.1.2.2. Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch

- Quán triệt để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết phải phát triển du lịch cũng như những tác động và đóng góp tích cực của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển của du

lịch Ninh Bình giai đoạn 2015-2030. Tạo sự chuyển biến trong nhận thức về trách nhiệm của mỗi đơn vị và cá nhân trong việc phát triển du lịch.

- Hàng năm tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm quản lý du lịch của các tỉnh bạn có du lịch phát triển hoặc kinh nghiệm của nước ngoài có lợi thế du lịch như Ninh Bình để tiếp thu kinh nghiệm tốt của các tỉnh, thành phố trong nước và trên thế giới về phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân, đặc biệt là cư dân trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch trong các khu du lịch trọng điểm tại huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình…về văn hóa giao tiếp, thái độ ân cần, niềm nở, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách, gìn giữ môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)