CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
2.2. Một số kết quả hoạt động du lịch
2.2.2. Đầu tư phát triển du lịch
2.2.2.1. Đầu tư, nâng cấp các khu du lịch và đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ du lịch
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng du lịch đã được từng bước được đầu tư, nâng cấp. Riêng các dự án được trung ương hỗ trợ vốn trung bình mỗi năm có 03 dự án với tổng số vốn giai đoạn 2009 - 2014 với tổng số vốn là 92.810 triệu đồng, tập trung ở các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch
Hoa Lư, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy đến các khu, điểm du lịch được tập trung nâng cấp, làm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch. Tính từ 2009 - 2013 trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản xây dựng xong hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch giai đoạn I của các khu du lịch gồm: Đã trải nhựa, cắm các biển chỉ dẫn, trồng cây hai bên đường và dải phân cách đoạn đường từ Quốc lộ 1A đến Chùa Bái Đính (dài 19 km), đoạn đường từ Quốc lộ 1A đến Chùa Bích Động (dài 7km); hoàn thành việc đổ bê tông tuyến đường từ chùa Bích Động đến Thung Nham (dài 2,5 km), tuyến đường từ đường 12B vào bến thuyền nhà Lê (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan), đường từ Bái Đính đi Cúc Phương (đã cơ bản hoàn thành); nạo vét các thung, tạo hai tuyến du lịch đường thủy trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, đường vào và hệ thống điện khu du lịch Vân Long...
Các dự án lớn đầu tư các công trình văn hóa phục vụ mục đích du lịch như: Dự án xây dựng sân lễ hội phía trước đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua Lê Đại Hành; Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư; Dự án cổng thành Hoa Lư… đều đảm bảo tiến độ, kịp phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra, các dự án lớn khác đang được tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện như: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bao hào nước vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Dự án sông Sào Khê, Dự án khu công viên văn hoá Tràng An, Dự án xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế…
2.2.2.2. Đầu tư phát triển du lịch và xây dựng mới hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 - 5 sao
Với mục tiêu ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng (resort) từ 3-5 sao, trong những năm qua toàn tỉnh đã thu hút được 63 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng số vốn là trên 14.000 tỷ đồng, riêng trong 5 năm từ năm 2009 - 2014, toàn tỉnh đã thu hút 33 dự án của các tổ
chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn đăng ký là trên 12.568 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều dự án triển khai tích cực, đúng tiến độ, đưa vào khai thác có hiệu quả.
Bảng 2.3: Tổng hợp cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình (2009 – 2013) T
T Nội dung Năm
2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số cơ sở lưu
trú 108 187 224 235 276
Trong đó:
1 sao/số phòng/số
giường 4/133/242 3/107/196 7/197/332 8/197/332 9/232/410
2 sao/số phòng/số giường
18/609/104 0
20/825/152 9
24/898/159 7
23/796/145 7
26/845/151 7
3 sao/số phòng/số
giường 0 0 1/102/140 1/102/140 1/102/140
4sao/số phòng/số
giường 0 0 1/107/214 1/107/214 2/237/409
2 Tổng số phòng 1,681 3,041 3,564 3,628 4,102 3 Tổng số giường 2,806 4,058 5,222 5,230 5,787
4 Vốn đầu tƣ (triệu
đồng) 425,911
1,571,93 1
1,934,81 0
1,956,11 0
2,231,48 1
5 Số lao động (người) 991 1,499 1,777 1,808 2,087 (Nguồn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình) Đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú du lịch cũng đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Năm 2009, toàn tỉnh có 108 cơ sở lưu trú với 1.681 phòng ngủ (chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên). Tính đến 30/8/2014, toàn tỉnh có 284 cơ sở lưu trú với 4.384 phòng ngủ; trong đó có các cơ sở lưu trú cao cấp đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao với 851 phòng ngủ, tiêu biểu như:
Khách sạn Ninh Bình Legend, Khu nghỉ dưỡng Emeralda, Khu nghỉ dưỡng Cúc Phương Resort & Spa, khách sạn Hoàng Sơn - Hòa Bình, khách sạn The Vissai, khách sạn Quang Dũng, khách sạn Royal...
Bên cạnh đó UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, loại hình du lịch ở nhà dân (homestay). UBND
theo phong cách những ngôi nhà tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là những ngôi nhà đẹp điển hình của làng quê Ninh Bình, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch để cấp miễn phí cho dân cư các vùng du lịch, từng bước hình thành các khu dân cư sinh thái, văn minh kết hợp phục vụ khách du lịch (homestay). Hiện tại trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thì Ninh Bình đã được quy hoạch là một trong năm tỉnh thực hiện đầu tư theo mô hình điểm xây dựng loại hình lưu trú du lịch home stay tại xã Gia Vân, huyện Gia Viễn.
2.2.2.3. Xây dựng mới các cơ sở dịch vụ du lịch, các nhà hàng cao cấp
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, UBND tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các các cơ sở dịch vụ, các nhà hàng cao cấp. Hiện tại các nhà hàng đã đạt chuẩn về cung cách phục vụ khách du lịch, đã có 4 nhà hàng được công nhận là nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Về quy mô xây dựng các nhà hàng có thể đón tiếp được nhiều khách du lịch cùng lúc, có những nhà hàng cùng lúc đón được hàng ngàn khách, tiêu biểu như: Nhà hàng Cung đình, Nhà hàng Hoàng Long (thành phố Ninh Bình), Nhà hàng Hoàng Giang (huyện Hoa Lư), nhà hàng khách sạn Hoàng Sơn, Hòa Bình, nhà hàng Đại Tràng An (bến thuyền Tràng An).
Các dịch vụ giải trí cũng được đầu tư thích đáng đáng kể là: Sân Golf Hoàng Gia tại khu vực hồ Yên Thắng, huyện Yên Mô; Khu Công viên văn hóa thể thao, vui chơi giải trí Đông Thành (thành phố Ninh Bình); khu du lịch và sân golf hồ Đồng Chương; Siêu thị Big C; siêu thị Ocean mart và siêu thị Đông Thành Plaza, trung tâm Hội nghị tỉnh – tại thành phố Ninh Bình.
2.2.2.4. Công tác bảo tồn, phát triển các sản phẩm truyền thống của địa phương phục vụ du lịch
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao trong công tác nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đệ trình
UNESCO công nhận khu danh thắng Tràng An là di sản thế giới, (trong đó có các công trình nghiên cứu có sự tham gia của các chuyên gia thuộc trường đại học Cambridge Anh quốc tại các hang Trống, hang Bói thuộc quần thể danh thắng Tràng An). Quần thể danh thắng Tràng An vừa mới được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp Văn hóa và thiên nhiên thế giới vào ngày 23/6/2014. Trong đó, các giá trị nổi bật toàn cầu đều đáp ứng như: đáp ứng 2 tiêu chí di sản thiên nhiên thế giới (tiêu chí thứ 7 và 8 của một di sản thế giới), đồng thời, khu Tràng An cũng đáp ứng tiêu chí 5 của một di sản văn hóa thế giới. Như vậy, khu danh thắng Tràng An hiện là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam, di sản thiên nhiên thế giới thứ 3 của Việt Nam sau vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha đồng thời cũng là di sản văn hóa thế giới thứ 6 ở Việt Nam. Tức Tràng An đồng thời là một di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới.
Đối với các sản phẩm phục vụ khách du lịch: hiện tỉnh đã có kế hoạch và giải pháp cụ thể để triển khai chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành khảo sát, nghiên cứu, lập và triển khai các đề án, kế hoạch để phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch như: làng hoa đào phai (xã Đông Sơn – Thị xã Tam Điệp), làng hoa (Ninh Sơn, Ninh Phúc), làng nghề thêu Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư), làng đá Mỹ Nghệ (Ninh Vân, Hoa Lư), làng nghề cói ở Kim Sơn; tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu logo, mẫu chai, lọ, bình, nhãn mác cho sản phẩm truyền thống rượu Kim Sơn; Phối hợp với Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận đặc sản dê núi Trường Yên, cơm cháy Ninh Bình vào top 50 món ăn nổi tiếng Việt Nam, nem Yên Mạc, rượu Kim Sơn vào top 10 đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Riêng cơm cháy Ninh Bình được công nhận kỷ lục Châu Á; Triển khai kế hoạch bảo tồn các món ăn truyền thống của Ninh Bình; Triển khai đề án bảo tồn đàn dê bản địa…
Về công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: hiện đã được quan tâm, đầu tư, đến nay toàn tỉnh đã thống kê được 1.499 di tích.
có 149 nhà xứ, 236 nhà thờ họ; 2 di tích được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích cấp quốc gia, 235 di tích cấp tỉnh, 75 làng nghề và 16 nghệ nhân cấp tỉnh. Đây là nguồn tài nguyên đã và đang được khai thác và lên kế hoạch khai thác, sử dụng cho mục đích du lịch trong tương lai.
Về các di sản văn hóa phi vật thể: Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt ban hành Đề án Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm và giao cho Nhà hát Chèo Ninh Bình mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ở địa phương và Trung ương sưu tầm, biên soạn và truyền dạy các làn điệu Xẩm để bảo tồn, phát triển, biểu diễn phục vụ khách du lịch và nhân dân. Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng 04 đề án bảo tồn di sản văn hóa khác, tiêu biểu như: Hát Chèo (ở Yên Mô), hát Văn (ở Đồi Ngang, huyện Nho Quan).
Đến nay các loại hình văn hóa dân gian dần được khôi phục và phát triển, hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2014 các tiết mục tham gia đều là những tiết mục đậm chất nghệ thuật dân gian như hát Chèo, hát Văn và hát Sẩm.
2.2.2.5. Huy động vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành huy động các nguồn lực về tài chính, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Tập trung kêu gọi đầu tư, ưu đãi đầu tư khách sạn tại khu dịch vụ trung tâm thành phố Ninh Bình (11 dự án với 2.654 tỷ đồng bằng nguồn vốn của tư nhân).
Các công trình trọng điểm phát triển du lịch đã tranh thủ nguồn bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương như Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An với tổng mức đầu tư là: 8.998 tỷ đồng; Dự án tu bổ tôn tạo di tích cố đô Hoa Lư, tổng dự toán kinh phí là 26,3 tỷ đồng; Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành với tổng vốn đầu tư 61 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bao hào nước vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế tại TP.Ninh Bình (bằng vốn đầu tư các công trình trọng điểm phục vụ 1000 năm Hoa Lư, Thăng Long, Hà Nội); Bên cạnh còn các dự án khác như dự án như: Dự án nạo vét,
xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông đoạn từ Bái Đính đi Kim Sơn thuộc dự án của Chính phủ.
Hàng năm tỉnh luôn dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển du lịch, tập trung xã hội hóa du lịch như dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ vào khu du lịch sinh thái Thung Nham với tổng số vốn 23,106 tỷ đồng .