Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trong những năm gần đây du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển khởi sắc, lượng khách đến du lịch Ninh Bình ngày càng đông, công tác đầu tư xây dựng có trọng điểm. Đặc biệt đối với công tác phát triển nguồn nhân lực tham gia trong các hoạt động dịch vụ phục vụ khách trong ngành du lịch ngành đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể:

Một là, Không ngừng nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch đối với phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch dần được kiện toàn; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo được cụ thể hoá một bước vào ngành du lịch; bước đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành du lịch; áp dụng nhiều tiêu chuẩn chức danh nghề trong các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn để thẩm định các cơ sở lưu trú du lịch đạt loại, hạng cơ sở lưu trú theo yêu cầu của pháp luật quy định.

Hai là, Công tác đào tạo mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo. Hệ thống cơ sở đào tạo bước đầu được quan tâm đầu tư và phát triển với sự thành lập của trường Đại học Hoa Lư – Trường Đại học đầu tiên và duy nhất ở Ninh Bình đào tạo đội ngũ lao động có chất

lượng phục vụ cho ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn;

hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chặt chẽ hơn.

Ba là, Những năm gần đây, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, cùng với đó chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch cũng được nâng cao đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia đầu tư phát triển ngành. Nhất là đội ngũ những người lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp du lịch có yếu tố nước ngoài hoặc liên doanh với các tập đoàn khách sạn du lịch nổi tiếng trên thế giới đã hình thành và tiêu chuẩn hóa các chức danh người lao động trong công việc từ đó đã tạo nên một lớp người lao động có khả năng đáp ứng công việc tương đối cao và đồng đều về trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ.

Bốn là, Nguồn nhân lực du lịch đã có bước phát triển nhanh và trẻ hóa về số lượng, mặc dù cơ cấu nữ trong ngành là cao nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường khách du lịch ngày càng khó tính đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Nguồn nhân lực từng bước được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao về chất lượng. Tỷ lệ lao động được bố trí đúng nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm và có trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng qua các năm.

Năm là, Công tác xã hội hóa về đào tạo được nâng cao một bước, các doanh nghiệp du lịch đã nhận thức khá rõ về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh nên đã tập trung đề nghị cơ quan quản lý nhà nước đào tạo, tạo điệu kiện tốt nhất để phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch đào tạo tại chỗ nguồn lao động du lịch của doanh nghiệp.

2.5.2. Những hạn chế, nguyên nhân

Hạn chế: Từ thực trạng về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua, ngoài những điểm mạnh ra ta

có thể thấy được những hạn chế bất cập trong định hướng mang tính chiến lược và thực tế công tác tổ chức thực hiện, cụ thể:

- Chiến lược chung phát triển nguồn nhân lực cho toàn tỉnh nói chung và cho nguồn nhân lực du lịch nói riêng, chưa đáp ứng kịp thời với việc tăng trưởng nhanh chóng của tỉnh hình thực tế. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ít được đề cập hoặc đề cập rất mờ nhạt trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển.

- Các cơ sở đào tạo trong tỉnh có quy mô chưa đủ lớn, năng lực đào tạo thấp, chất lượng đào tạo chưa cao. Tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống các chính sách, công cụ chưa thực sự phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển nhân lực du lịch có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cao.

- Khả năng chi trả lương, đãi ngộ lao động chưa tương sứng: hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc ngành phần lớn là do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh tổ chức theo mô hình vừa và nhỏ, hoạt động hiệu quả chưa cao, dẫn đến mức chi trả cho người lao động thấp nên không thu hút được lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ cao về làm tại tỉnh. Bên cạnh đó phần nhiều các lao động tại các khu điểm du lích hiện chưa được tham gia vào các hoạt động đãi ngộ về chính sách xã hội như nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

- Vai trò của Hiệp hội Du lịch chưa được đề cao, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc hoặc tham gia không nhiệt tình. Nhiều doanh nghiệp không tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho riêng mình.

2.6. Tiểu kết chương 2: Chương 2 đã giới thiệu khái quát những nét cơ bản nhất về địa bàn nghiên; phân tích thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, cụ thể:

Những nét khái quát về địa bàn nghiên cứu bao gồm đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân số và nguồn lao động, tình hình trật tự xã hội của tỉnh. Các đặc

điểm thế mạnh về tài nguyên du lịch, thực trạng các hoạt động và kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch của Ninh Bình trong 5 năm từ năm 2009-2013.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh được phân tích trên nhiều góc độ, trong đó tập trung vào phân tích đánh giá cơ cấu lao động, chất lượng nguồn nhân lực; công táo đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các số liệu được tổng hợp phân tích về thực trạng nguồn nhân lực, phương pháp quản lý và lao động trong các loại hình dịch vụ du lịch. Tất cả những số liệu của tỉnh đã được được sử dụng để minh chứng cho các nhận xét đánh giá về lực lượng nhân du lịch lực đông đảo của tỉnh.

Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã công nhận những nỗ lực cố gắng của ngành du lịch Ninh Bình đạt được trong những năm qua. Chỉ ra những nguyên nhân mà Ninh Bình đã triển khai thực hiện được những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực du lịch

Từ những phương pháp phân tích, đánh giá mang tính tổng hợp, chương 2 cũng chỉ ra những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đây cũng chính là cơ sở, tiền đề để đưa ra những phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình ở chương 3.

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)