CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
2.3. Thực trạng nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực Ninh Bình
2.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực
2.3.2.1. Cơ cấu lao động theo từng loại hình dịch vụ
Ở bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì chất lượng nguồn nhân lực cũng được phản ánh rõ nhất thông qua chỉ tiêu trong các nhóm lao động cấu thành ngành đó. Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh. Đối với ngành du lịch mà cụ thể ở tỉnh Ninh Bình có hai khu vực mà chiếm số lượng lao động nhiều nhất đó là dịch vụ lưu trú và các hoạt động ở khu điểm du lịch.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu Lao động tham gia các loại hình dịch vu du lịch
Lao động
1 Thợ chụp ảnh Người
2 Hướng dẫn viên Người
3 Thuyết minh viên Người
4 Người bán hàng thương mại Người 5 Điều khiển phương tiện vận chuyển khách DL Người
6 Cán bộ nhân viên ở các khu, điểm du lịch Người
7 Lao động vận chuyển khách du lịch Người
(Nguồn sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng với tổng số 12.000 lao động năm 2013 mà trong đó những người tham gia trực tiếp tại các khu điểm đã chiếm trên
động có trình độ chuyên môn sâu chiếm tỷ lệ rất ít (12%) như đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên, những người làm công tác điều hành, quản lý.
Còn lại những người tham gia các loại hình dịch vụ khác không cần đến trình độ cao và họ chủ yếu là người dân sở tại ở các địa phương.
Bên cạnh việc hiệu quả kinh tế do nguồn lao động này mang lại thì nhìn cơ cấu lao động ở các khu điểm như thế ta đã thấy được lợi ích từ các hoạt động du lịch mang lại. Số lượng lao động này rất đông mà nếu ta lấy tổng thu nhập bình quân của một lao động trên tháng khoảng 2-2,5 triệu thì đây là một con số đáng kể nó góp phần rất nhiều cho việc giải quyết việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới theo định hướng của Đảng và nhà nước.
2.3.2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đội ngũ nhân lực du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách. Khách hàng có hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ lao động. Bởi vì, trong ngành du lịch nhân lực vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hoạt động kinh doanh, người lao động sẽ trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch.
Vì vậy, chất lượng lao động tốt mới tạo ra được sản phẩm du lịch tốt. Một trong những yếu tố cấu thành nên chất lượng nguồn nhân lực đó chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu Lao động phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Cơ cấu lao động Lao động trong DL Người - Đại học và trên ĐH % -Cao đẳng và T.học % - Công nhân %
-Lao động khác %
Theo số liệu thống kê số lao động đã tốt nghiệp Đại học, trên Đại học chiếm tỷ lệ nhỏ là trên 1,0% chiếm tỷ lệ cao nhất với 1,48% (năm 2013). Đây là kết quả của chính sách quan tâm của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhân tài cũng như chính sách ưu tiên đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch Ninh Bình với mục tiêu phấn đấu du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. (từ năm 2009 đến nay ngành đã có 2 cán bộ được cử đi đào tạo trình độ Thạc sỹ ở nước ngoài theo Đề án 165 của Ban tổ chức Trung ương).
Số nhân lực đã qua đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm không nhiều từ 7-8,9% qua các năm. Đây là số lao động trực tiếp chỉ đạo và tổ chức sản xuất tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
Một trong những điều đáng chú ý của du lịch Ninh Bình trong những năm qua đó là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực du lịch đã được tăng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, số lượng lao động chưa qua đào tạo cũng còn chiếm một tỷ lệ khá cao 77-81%. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao là chủ yếu là việc tăng trưởng quá nhanh của ngành du lịch Ninh Bình, bên cạnh đó cũng do mô hình sản xuất chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sử dụng nhiều lao động thuộc phạm vi gia đình. Mặt khác, đây cũng là lực lượng lao động làm việc trong các bộ phận không đòi hỏi nhiều về bằng cấp, trình độ tay nghề như: nhân viên tạp vụ, kho bãi, bảo trì, bảo vệ… Đội ngũ cán bộ trình độ còn thấp chủ yếu rơi vào chủ cơ sở hoặc giám đốc doanh nghiệp (người có vốn đầu tư trực tiếp đứng ra quản lý). Xu thế chung của toàn tỉnh chưa thực hiện việc thuê giám đốc điều hành có chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng quản lý, điều hành tại các đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát
Nhìn chung, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết lao động du lịch của tỉnh được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch. Hầu hết lao động tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng ngành khác làm việc trong bộ phận lễ tân, nhà hàng,…sau khi được tuyển dụng đều được các doanh nghiệp quan tâm cử đi tham dự lớp bồi dưỡng hoặc các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch.
Tóm lại đội ngũ lao động du lịch có tay nghề cao và kinh nghiệm hiện nay còn rất hạn chế dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ của các đơn vị thấp, phần lớn các đơn vị, doanh nghiệp nhỏ chưa xây dựng được uy tín và thương hiệu cho mình. Vì vậy, trong những năm tới tỉnh tích cực chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan ban ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đội ngũ này hiện đang rất thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.