Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình

Hệ thống tổ chức quản lý nhân lực về phát triển nhân lực ngành du lịch ở nước ta đã từng bước được hình thành. Trước năm 2007, với tư cách là cơ quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, Tổng cục Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) thực hiện chức năng quản lý nhà nươc về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong cả nước. Bên cạnh đó từ năm 2004 Tổng cục Du lịch cũng đã phối hợp với các tổ chức khác nhau như cộng đồng các nước Châu Âu (EU) hay các nước khối ASEAN để hỗ trợ nghiên cứu các chức danh nghề, đào tạo quản lý nhà nước về du lịch cũng như đào tạo nhân lực du lịch.

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch được tăng cường thông qua việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo được Tổng cục Du lịch (nay là Bộ VH,TT&DL) cụ thể hóa cho phù hợp với ngành, như quy chế tổ chức và hoạt động của các trường cao đẳng, trung học nghiệp vụ du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch; các quy định về tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch quốc tế, tiêu chuẩn nhân viên phục vụ khách sạn, lữ hành, nấu ăn... đã tổ chức xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành du lịch, tập huấn và triển khai quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực lao động của ngành.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo được tiến hành đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định. Công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo bước đầu được quan tâm, đã tiến hành thanh tra việc sử dụng và cấp văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Hàng năm đều tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác tuyển sinh.

Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực, bản thân nhiệm vụ này nằm trong chiến lược phát triển nhân lực của tỉnh và khi thực hiện có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng (Sở Nội vụ, Sở Giáo dục, Đào tạo, Sở Lao Động và thương binh xã hội…) trong đó vai trò của Sở quản lý về du lịch đôi khi còn chưa rõ.

Chính vì vậy, vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch đối với quản lý nhà nước về đào tạo cũng như phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, nếu xét trên góc độ các cơ quan quản lý theo ngành dọc, cũng còn nhiều hạn chế (mới chỉ phát huy vai trò của cơ quan chủ quản của các trường trực thuộc, chưa phát huy được thế mạnh của vai trò quản lý ngành).

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch được xây dựng từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp Trung ương, địa phương; các văn bản quy định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo, các bên tham gia vào phát triển nguồn nhân lực; các văn bản về chiến lược, quy hoạch như chiến lược giáo dục, chiến lược du lịch; các văn bản quy định chi tiết các hành vi, hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước như hoạt động tổ chức đào tạo, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp; học phí, lệ phí…. Các văn bản quy định và hệ thống chính sách chủ yếu gồm: Luật Giáo dục, Luật du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mặc dù có nhiều luật và các chiến lược đang được xây dựng và hoàn chỉnh nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn thực thi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai áp dụng trong thực tiễn.

Hiện nay Trung tâm thông tin du lịch Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, có chức năng tư vấn đào tạo cho các đơn vị kinh doanh trong ngành và là cầu nối giữa các cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động. Trong những năm qua Trung tâm Thông

cho hàng ngàn lao động tại các đơn vị trực thuộc bằng nguồn vốn ngân sách là chính, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành.

Do nhận thức của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh còn hạn chế nên việc tạo điều kiện cho người lao động tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức còn rất hạn chế.

Các chế tài trong việc kiểm tra xử lý các vi phạm trong sử dụng nhân lực không có trình độ chuyên môn tại các đơn vị kinh doanh còn chưa rõ ràng, cụ thể là nguyên nhân làm cho nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh không quan tâm đến việc đào tạo nhân lực.

2.4.1.2. Hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Hệ thống chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm: Chính sách về quản lý phát triển du lịch: quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch, chương trình đào tạo chuyên ngành; Chính sách về giáo dục, đào tạo du lịch: về cơ sở đào tạo du lịch, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ đối với giáo viên và người học, học phí; Chính sách về lao động du lịch: quy định chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ bảo hiểm, tiền lương, đào tạo nghề. Hệ thống này được ban hành chủ yếu ở cấp Trung ương; tỉnh Ninh Bình thường áp dụng những chính sách này mà không ban hành chính sách riêng của mình.

Trong thời gian qua ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với Trường Đại học Hoa Lư đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh phục vụ cho phát triển du lịch giai đoạn 2010 - 2015 bằng 100% nguồn vốn ngân sách. Năm 2009, ngành đã đào tạo khoá trung cấp du lịch đầu tiên với 300 học viên của các doanh nghiệp tham gia, đến nay đã có 526 người đã tham gia đào tạo và trên 300 học viên đã tốt nghiệp ra trường đây là đội ngũ lao động đã góp phần rất nhiều cho sự phát triển của du lịch Ninh Bình trong những năm qua.

2.4.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ du lịch

Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Ninh Bình đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đó là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình không có hệ thống đào tạo riêng. Tỉnh Ninh Bình chưa có cơ sở đao tạo du lịch, chưa có cơ sở dạy nghề du lịch, chủ yếu nguồn lao động được đào tạo từ các trường đại học và trung học chuyên nghiệp của Trung ương.

Nguồn nhân lực chủ yếu được cung cấp từ một số trường đào tạo chuyên ngành và thông qua các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng tại các địa phương do ngành phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức cho lao động của các đơn vị, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc thực tế của nguồn nhân lực này còn hạn chế về kỹ năng làm việc và kinh nghệm thực tế.

Dưới sự quan tâm của tỉnh Ninh Bình và ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử nhiều cán bộ tham gia các khóa học ngắn, dài hạn trên địa bàn tỉnh cũng như ở trung ương và nước ngoài. Giai đoạn 2009-2013 đã có 2 cán bộ được cử đi học nước ngoài tham gia học trình độ thạc sỹ du lịch và 4 người đi học trình độ thạc sỹ trong nước.

Đối với đội ngũ cán bộ ở doanh nghiệp, để nâng cao trình độ cho lao động của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã có chính sách đào tạo nâng cao năng lực quản lý theo nguồn vốn ngân sách. Đây là cơ hội, tiền đề cho sự phát triển nhân lực của ngành nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng.

Tổ chức đào tạo nhân lực

Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện xong quy hoạch cán bộ (cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp) theo sự chỉ đạo của ban tổ chức Tỉnh ủy, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý được duy trì đều đặn hàng năm; chế độ tiền lương, sắp xếp quản lý lao động được triển khai kịp thời góp phần tạo điều kiện cho cở sở quản lý tốt lao động. Công tác đào tạo được chú trọng, hàng năm đã tổ chức các lớp bồi

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phối hợp với các đơn vị trong ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch với Tổng cục Du lịch,…tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và chế biến món ăn phục vụ khách du lịch Đạo hồi cho 25 học viên, mở 1 lớp nghiệp vụ du lịch (buồng, bàn, bar, lễ tân, bếp,…) 7 tháng cho 110 học viên là cán bộ, nhân viên của các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tham gia giảng dạy là các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm của khoa du lịch Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, khoa Du lịch khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Cao Đẳng du lịch Hà Nội,… mời chuyên gia của Tổng cục Du lịch về tập huấn quy hoạch, kỹ năng nghề,…

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)