Kiện toàn tổ chức và nhân sự phụ trách công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NINH BÌNHGIAI ĐOẠN 2013 - 2020

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.1. Kiện toàn tổ chức và nhân sự phụ trách công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch

3.2.1.1. Đối với công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch Đối với lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước, đây là đội ngũ lao động có trình độ cao hơn cần phải được tập trung đào tạo cũng như sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Họ là đối tượng làm việc tại các phòng, ban, cấp Sở, các phòng Văn hóa, thông tin các huyện thị và các xã có khu điểm du lịch. Vì thế đây là một nhiệm vụ trọng tâm vừa để định hướng đúng và tăng cường năng lực hoạch định chính sách, vừa để hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực du lịch. Những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ này bao gồm:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các Sở ban, ngành có liên quan tiến hành đưa tiêu chí tuyển chọn đầu vào đúng quy trình, đảm bảo minh bạch trong thi tuyển. Các chức danh quản lý trong cơ quan cần được công khai thông báo tiêu chí để tổ chức thi tuyển theo chức danh. Từ đó sẽ tuyển chọn được những người có trình độ, năng lực thực tế.

danh có chương trình hành động toàn khóa cho mình thực hiện và cam kết thực hiện nếu được trúng tuyển và bổ nhiệm.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở ban, ngành và địa phương liên quan để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Sở. Từ đó hàng năm theo dõi, thống kê nhu cầu đào tạo cũng như thực tế sử dụng nguồn nhân lực.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở ban, ngành liên quan xây dựng, tham mưu để UBND tỉnh phê duyệt các văn bản quy phạm pháp luật sau đó tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quản lý;

xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, trong đó có thể tham mưu thêm những chính sách ưu đãi khuyến khích tuyển dụng, hỗ trợ đào tạo trong tỉnh. Hình thành các hệ thống đánh giá nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho từng vị trí công tác phù hợp với hệ thống đánh giá trong lĩnh vực du lịch của khu vực và thế giới để tăng tính hội nhập về nhân lực du lịch.

- Nghiên cứu xây dựng đề án hoàn thiện Khoa Du lịch tại Trường Đại học Hoa Lư để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành du lịch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chủ động liên hệ với Tổng cục Du lịch để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương thực hiện kế hoạch định hướng hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giữa các địa phương

trong tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, gửi Tổng cục Du lịch để phối hợp thực hiện đáp ứng tình hình thực tế.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra liên ngành và chuyên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch trong toàn tỉnh.

Hàng năm phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.

3.2.1.2. Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực tại các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong du lịch

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp kinh doanh các dịch vụ du lịch cần phải được quan tâm thường xuyên trong công tác đào tạo và sử dụng lao động. Hiện tại do tình hình du lịch tại Ninh Bình trong thời gian qua có những bước phát triển khá nhanh nên dẫn đến đối tượng là lao động trực tiếp cũng như gián tiếp trong hoạt động du lịch đôi khi còn thiếu chưa đáp ứng kịp với tình hình thực tế kinh doanh. Vì vậy để giải quyết một cách đồng bộ, có hiệu quả nguồn nhân lực cần phải tiến hành một số giải pháp cụ thể:

- Có kế hoạch cụ thể trong việc lựa chọn tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách nhân lực là một trong những đầu vào quan trọng.

- Đặc trưng của sản phẩm du lịch bao gồm rất nhiều khâu phải cần trực tiếp đến trình độ, chất lượng nguồn lao động. Vì vậy, phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.

- Có liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp mình và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập qua đó có

bộ khoa học từ đội ngũ những người được đào tạo bài bản trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

- Doanh nghiệp phải có ý thức ưu tiên và cam kết sử dụng nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt là ưu tiên đối với những người bị mất đất sản xuất để thông qua việc sử dụng lao động đó góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của từng địa phương cũng như trong phạm vi toàn tỉnh, dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch.

3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống đào tạo trên địa bàn tỉnh

Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân... rất cao.

Ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, trong thời gian qua do sự bức xúc trong phát triển cũng như do những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu bức xúc trên, Ninh Bình cần phải có một Chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những nội dung chính của một Chương trình đào tạo như trên bao gồm:

- Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của địa phương Ninh Bình.

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương. Tỉnh sẽ mời các giảng viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành du lịch. Trong trường hợp đặc biệt có thể mời chuyên gia ở một số nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia…

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong nước và ở các nước có ngành du lịch phát triển.

- Kiến nghị Tổng cục Du lịch, thông qua Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch giúp Ninh Bình xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân trong vùng đặc biệt ở các trọng điểm du lịch của tỉnh như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, quần thể di tích cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Vân Long…

Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch. Việc thực hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Ninh Bình, sự ủng hộ và hợp tác của các ban, ngành có liên quan ở trung ương và địa phương.

Một phần của tài liệu ( Luận văn ThS. Du lịch học 2015 ) Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)