Chương 2 NHÂN CÁCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
2.1.1. Một vài nét về nhân cách và tính quy luật của sự hình thành
và phát triển nhân cách 2.1.1.1. Khái niệm nhân cách
Thuật ngữ “nhân cách” với ý nghĩa khoa học xuất hiện lần đầu tiên trong tâm lý học phương Tây vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Thời kỳ này, người ta quan niệm nhân cách là cái mặt nạ che “cái tôi” bên trong. Khi cái mặt nạ đó trùng với “cái tôi” thì nhân cách phát triển đến độ chín muồi.
Nhân cách hình thành ở mỗi cá nhân và do cá nhân đó tự biểu hiện như một trình độ phát triển của con người. “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người” [190, tr.197]. Là một sản phẩm xã hội nên hiện tượng nhân cách hóa, phi nhân cách hóa thường diễn ra và phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nhân cách hóa không tách rời kiểu loại hóa nhân cách, gắn liền với tính cách cụ thể của con người trong mỗi vùng, mỗi miền xác định mà người ta thường gọi là “địa văn hóa”. Do đó, “có nét riêng của những nhân cách thuộc về cá thể của từng người, lại có những nét riêng độc đáo thuộc về kiểu loại nhân cách của một cộng đồng người như người Hà Nội, người Nghệ Tĩnh, người Nam Bộ” [110, tr.9-10].
Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa nhân cách là “Tư cách và phẩm chất con người” [194, tr.710]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nhân cách là tổ hợp các thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người đối với tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân” [59, tr.21].
Từ cách tiếp cận hệ thống về con người và văn hóa, tác giả Hoàng Chí Bảo quan niệm: “Nhân cách là một giá trị văn hóa” [15, tr.3-5]. Theo ông,
27
“nhân cách của một người như thế nào, điều đó phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận những tác động văn hóa của xã hội, thông qua sự tập luyện văn hóa của cá nhân trong lao động, học tập và giao tiếp” [16, tr.11-13].
Triết học Mác - Lênin xem nhân cách như một chỉnh thể thống nhất các phẩm chất tâm, sinh lý, xã hội của cá nhân đã phát triển đến một trình độ nhất định, khi cá nhân đó trở thành chủ thể thực sự của các quá trình xã hội, tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò là chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn, nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và các chuẩn mực xã hội khác.
Triết học mácxít tiếp cận nhân cách như một quá trình, đi từ “con người hiện thực”, “bản chất xã hội” và “quan hệ xã hội” của con người đến hệ thống các giá trị và chức năng xã hội mà con người tự biểu hiện và tự khẳng định mình trong đời sống hiện thực, trong quan hệ với những người khác và trong cộng đồng xã hội. Trong “Luận cương về Phoiơbắc”, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng: “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [120, tr.11]. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc đòi hỏi phải xem xét nhân cách như một cấu trúc phức hợp giữa các yếu tố sinh vật và xã hội, giữa thể lực (sinh thể) với phẩm chất (đạo đức) và năng lực (trí tuệ), trong đó có tính đến vai trò rất quan trọng của kinh nghiệm sống trong đời sống và hoạt động thực tiễn của con người. Đó còn là quan hệ giữa nhận thức - tình cảm - niềm tin và hành động của cá nhân trong hoạt động, giao tiếp, ứng xử với người khác, cũng như ảnh hưởng của những người khác, của môi trường và hoàn cảnh xung quanh tới nhân cách, của chủ thể mang nhân cách. Nhân cách luôn gắn với con người cụ thể và nếu “Nhân cách không có con người thì cố nhiên là một điều trừu tượng, nhưng cũng chỉ trong sự tồn tại của loài của mình, chỉ với tính cách là những con người thì người mới là ý niệm hiện thực của nhân cách...” [118, tr.345-346].
Khi xem xét nhân cách trong tính chỉnh thể, một mặt, cần phải chú ý đến những đặc điểm mang tính địa phương, dân tộc, thời đại; mặt khác, cũng phải chú ý đến cá tính của mỗi nhân cách. Nhân cách là sản phẩm của những hoàn
28
cảnh lịch sử - xã hội cụ thể, nhưng đồng thời sản phẩm ấy lại được cá thể hóa sâu sắc ở mỗi con người với tất cả sự khác biệt về sinh thể, năng lực, xu hướng của từng người, tạo thành nét riêng độc đáo mang tính trội, tính đơn nhất. Nhân cách biểu hiện ra như là một quá trình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa xã hội hóa cái cá nhân và cá nhân hóa cái xã hội. “Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội hết sức riêng biệt tạo nên” [67, tr.264].
Như vậy, khi nói tới nhân cách là nói tới nhân cách của con người hiện thực, gắn liền với bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của những hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Và con người hình thành nên một nhân cách là một quá trình kép, xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội. Mỗi cá nhân đều dấn thân vào cuộc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hóa của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh lọc bỏ, tự đánh giá, tự giáo dục, tự tạo nên thế giới riêng cho mình. Ở đây, mỗi cá nhân được biểu hiện vừa là chủ thể, vừa là khách thể của sự phát triển xã hội và lịch sử.
Từ đây, có thể xem “nhân cách là những phẩm chất, những trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong của từng cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi”
do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội hết sức riêng biệt tạo nên, để cá nhân đó có thể tồn tại và hoàn thành trách nhiệm của mình đối với bản thân và xã hội”.
2.1.1.2. Cấu trúc nhân cách
Nhân cách là một cấu trúc hệ thống, vừa có tính ổn định tương đối, vừa có tính biến đổi. Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc của nhân cách và chưa có một quan niệm chung thống nhất về vấn đề này, chẳng hạn các quan niệm cho nhân cách có cấu trúc đức - tài (phẩm chất và năng lực); cấu trúc phẩm chất - năng lực; cấu trúc đức - trí - thể - mĩ; cấu trúc đức - trí - thể - mĩ - lao (lao động); cấu trúc xu hướng - năng lực - tính cách; các quá trình tâm lý - các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân; nhận thức (bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ) - tình cảm (rung cảm, thái độ) và ý thức (phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen). Song, ở
29
luận án này, tác giả xem xét cấu trúc của nhân cách ở hai thành phần cơ bản là đức và tài. Trong đó, khía cạnh đạo đức của nhân cách được coi là “thành phần đặc biệt”, là “thước đo sự tự do chủ quan của nhân cách... và bằng chứng nói lên trình độ phát triển của bản thân nhân cách” [196, tr.29].
Có thể khái quát cấu trúc đức, tài của nhân cách như sau:
Thứ nhất, mặt “đức” là “Cái biểu hiện tốt đẹp của đạo lí trong tính nết, tư cách, hành động của con người” [194, tr.354], được thể hiện ở những phẩm chất chủ yếu là:
- Phẩm chất xã hội: Bao gồm thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, nhân sinh quan, thái độ chính trị - xã hội, thái độ lao động. Sự phát triển cao của những phẩm chất này giúp cá nhân có nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Chỉ khi nào xác lập được thế giới quan khoa học thì mỗi người mới khẳng định được nhân cách của mình trong cuộc sống, mới có khả năng tự điều chỉnh mọi hành vi, thực hiện bản chất của mình.
- Phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách): Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình, các cá nhân thực hiện đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, chuẩn mực, lý tưởng, tư tưởng đánh giá đạo đức được hình thành trong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân.
- Phẩm chất ý chí (tính kỷ luật, tính mục đích, tính quả quyết, tính kiên trì, tính phê phán) và cách ứng xử, phong cách, tác phong, tính khí, những phẩm chất quan trọng của một con người mang nhân cách.
- Sự phát triển cao của ý thức thẩm mỹ là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Thiếu đi sự dẫn dắt của ý thức thẩm mỹ, con người sẽ không thể thực hiện được sự nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp, và như vậy cũng có nghĩa là thiếu đi một phương thức cơ bản để con người tự hoàn thiện chính bản thân mình.“Sự độc đáo diệu kỳ của ý thức thẩm mỹ chính là ở chỗ vừa giữ được những ấn tượng cảm tính phong phú, nó vừa đồng thời khái quát hoá, thâm nhập vào những mối liên hệ và quan hệ bản chất ẩn kín của các hiện tượng” [156, tr.110-111]. Chính vì vậy, cá nhân có ý thức thẩm mỹ cao sẽ có một cuộc sống tinh thần thanh cao, vui vẻ, khoáng đạt, khơi dậy
30
tiềm năng sáng tạo, ý thức luôn vươn tới và chiếm lĩnh cái đẹp trong mỗi con người. Có ý thức thẩm mỹ cao, con người sẽ phân biệt được cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn..., biết gắn cái đẹp của mỗi người với cuộc sống thực tế, với cái đẹp của thiên nhiên.
Hai là, mặt “tài” là “Khả năng đặc biệt làm một việc nào đó” [194, tr.884], là năng lực hoàn thành các công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao. Năng lực của cá nhân phát triển ở mức độ nào là tùy thuộc vào năng khiếu bẩm sinh, song quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân giữ vai trò quyết định. Năng lực thể hiện ra ở rất nhiều khả năng khác nhau mà mỗi kiểu nhân cách có những khả năng tương ứng. Ở mức độ chung nhất, “tài” có thể xem xét ở những khả năng sau:
- Khả năng trí tuệ: Là trình độ nhận thức lý tính đạt đến trình độ phát hiện được bản chất, quy luật vận động của đối tượng, cho phép cá nhân xác định được đường hướng phát triển trước mắt và lâu dài cho nhiệm vụ của mình.
- Khả năng chuyên môn: Là học vấn chuyên ngành ở một trình độ nhất định và khả năng tác nghiệp ứng với nhiệm vụ đảm đương, có uy tín và hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong mọi hoàn cảnh.
- Khả năng hành động: Thể hiện khả năng hành động của cá nhân theo mục đích nhất định, có tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.
- Khả năng giao lưu, giao tiếp xã hội: Thể hiện khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác, với xã hội.
Như vậy, nói tới nhân cách là nói đến con người đã trưởng thành về mặt xã hội, là biểu hiện chức năng xã hội của con người, là chủ thể của sự nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của các mối quan hệ và các giá trị xã hội, chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hành vi của mình trước xã hội và bản thân. Khái niệm nhân cách “dùng để chỉ con người ở một giai đoạn phát triển nhất định. Người ta sinh ra không phải đã là một nhân cách, mà sẽ trở thành một nhân cách. Chính vì vậy, không ai nói tới nhân cách của đứa bé mới sinh, hay còn ẵm ngửa” [105, tr.201-202]. Tuy nhiên, cũng không xem nhẹ, phủ nhận điều kiện tự nhiên, cơ sở di truyền sinh vật, tâm sinh lý của cá
31
nhân, trên cơ sở đó hình thành nhân cách. Hai mặt tự nhiên và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình hình thành nhân cách, trong đó mặt xã hội giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách con người.
Tóm lại, nếu con người là một chỉnh thể sinh vật - xã hội thống nhất thì nhân cách là mặt chất lượng xã hội của toàn bộ chỉnh thể đó. Sự thống nhất giữa những phẩm chất và năng lực, giữa “đức” và “tài” mà mỗi cá nhân đạt được trong quá trình học tập, lao động và tu dưỡng được xã hội thừa nhận như một giá trị đã tạo thành nhân cách của chính cá nhân đó. Trong quan hệ giữa
“đức” và “tài” trong nhân cách, mặt “đức được coi là “gốc”, là cơ sở nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
2.1.1.3. Tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách Khi sinh ra, mỗi con người mới chỉ là một cá thể, về cơ bản, mang những bản chất và bản tính tự nhiên, con người chưa trở thành một nhân cách mà mới chỉ mang tiềm năng của một con người để hình thành nên nhân cách.
Hơn nữa, sự hình thành nhân cách là một quá trình lâu dài, bắt đầu từ khi con người cất tiếng khóc chào đời và nó được hình thành, phát triển trong quá trình con người sống, hoạt động, giao tiếp, vui chơi, học tập, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, các tri thức khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, pháp lý, đạo đức. Đó chính là kết quả tích lũy dần dần những kinh nghiệm sống, những tri thức mà cá thể người trải nghiệm và tập nhiễm được trong quá trình sống và hoạt động thực tiễn. Ph.Ăngghen đã viết: “Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng của bản tính anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội” [119, tr.200].
Có thể khái quát tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách như sau:
* Sự hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với sự phát triển của con người qua quá trình giáo dục, tự giáo dục và hoạt động thực tiễn.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: bẩm sinh - di truyền, môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, giáo dục,
32
hoạt động cá nhân... Song, có thể khái quát sự hình thành nhân cách là do các nhân tố bên ngoài - tính quyết định xã hội và nhân tố bên trong - tính tích cực của cá nhân. Hai loại nhân tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, tính quyết định xã hội tác động vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách là toàn bộ các nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, văn hóa - xã hội. Còn tính tích cực của cá nhân là bản thân cá nhân đó phải tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng để phát triển nhân cách.
Theo tác giả Lê Thi, sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng của một số tác động chính: “Yếu tố bẩm sinh di truyền; Hoàn cảnh và môi trường; Ảnh hưởng của giáo dục; Hoạt động của cá nhân” [174, tr.15-136].
Có tác giả cho rằng, có bốn nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách là “giáo dục, giao tiếp, hoạt động, tập thể - nhóm”
[153, tr.7], trong đó giáo dục luôn giữ vai trò chủ đạo vì giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, tạo ra những mẫu hình nhân cách theo những tiêu chí mà xã hội, cuộc sống yêu cầu, thông qua định hướng giá trị nhân cách của nhà trường và xã hội.
Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong mối quan hệ xã hội dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định.
Trong quá trình giáo dục, mỗi người đều “hấp thụ hai thứ giáo dục: một thứ giáo dục do người khác đem lại và thứ kia còn quan trọng hơn do chính mình tìm kiếm, tự đem lại” [169, tr.61]. Giáo dục và tự giáo dục là hai giai đoạn khác nhau nhưng luôn thống nhất biện chứng với nhau. Trong đó, quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện của cá nhân giữ vai trò quyết định. Không có quá trình tự giáo dục thì không có quá trình giáo dục nào cả. Tự giáo dục là hình thức cao nhất của quá trình giáo dục, nếu muốn “trở thành chuyên gia về một nghề, đó phải là một quá trình tự cải biến mình, tự cải tạo mình, tự đổi mới mình, tự rèn luyện mình - về kiến thức và kỹ năng, về tư duy và tay nghề, về đạo đức và phẩm chất” [161, tr.105].
Ở đây, giáo dục có vai trò giúp con người hiểu biết một cách có hệ thống, sâu sắc và đầy đủ các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị xã hội, từ đó hình thành những phẩm chất nhân cách phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực