Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
4.2.1. Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, tạo điều kiện, tiền
Nhân cách của sinh viên trong quá trình hình thành và phát triển luôn chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên và xã hội hợp thành môi trường sống của họ. Trong đó, môi trường nhà trường với tính cách là toàn bộ những điều kiện vật chất, tinh thần có tác động đến việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển của nhân cách sinh viên giữ vai trò quyết định.
Nhà trường là nơi đào tạo trực tiếp những công dân hữu ích cho xã hội, chuẩn bị hành trang cho họ bước vào cuộc sống với đầy đủ các yếu tố cần thiết như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, chính trị và sự hiểu biết, ý thức tôn trọng pháp luật. Môi trường nhà trường là yếu tố rất quan trọng, có tác động trực tiếp đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Vì vậy, nhà trường cần phải giữ kỷ cương, nền nếp học đường, tạo môi trường lý tưởng cho sinh viên học tập, lao động và nghiên cứu khoa học.
129
Thực tế, những năm gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng đã có một số trường đại học và cao đẳng sai phạm nghiêm trọng. Chẳng hạn, sự sai phạm ở trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (UTM) trong nhiều năm từ năm 2009 đến nay; Sai phạm của trường Lao động Xã hội.
Bộ GD&ĐT đã đình chỉ tuyển sinh đối với 4 trường đại học, cao đẳng;
đình chỉ tuyển sinh 17 ngành thuộc 8 trường đại học, cao đẳng và không xét thi đua khen thưởng đối với những trường có vi phạm. Bộ GD&ĐT đã quyết định dừng tuyển sinh năm 2013 đối với 7 ngành của trường (Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, Trường ĐH Tân Tạo, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường CĐ Bách khoa Hưng Yên, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh) và thu hồi quyết định cho phép đào tạo 5 ngành của 2 trường: Trường ĐH Lương Thế Vinh (4 ngành: Công nghệ Thực phẩm; Bảo vệ Thực vật; Khoa học Thư viện; Công nghệ kỹ thuật điện- điện tử); Trường ĐH Chu Văn An (1 ngành: Tiếng Trung). Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với 17 trường đại học, cao đẳng.
Những tiêu cực đó đã có ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, làm giảm lòng tin của sinh viên vào nhà trường - nơi mà từ xưa đến nay được quan niệm là môi trường lý tưởng, trong sạch, lành mạnh nhất trong xã hội.
Chính vì vậy, để xây dựng được một môi trường nhà trường lành mạnh, là tiền đề, cơ sở cho sinh viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng thì cần phải lành mạnh hóa môi trường này, tức là phải ngăn chặn các tiêu cực trong nhà trường như gian lận trong thi cử, mua bán bằng, tệ nạn xã hội cờ bạc, trộm cắp, rượu chè, ma túy... nhằm bảo vệ giá trị nhân bản cho một nền văn hóa nhân văn. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện sống và chính sách đối với sinh viên.
Trước hết, về cơ sở vật chất phục vụ việc học tập, sinh hoạt của sinh viên bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng với các điều kiện vật chất như phòng học,
130
phòng hội họp, nhà ăn, phòng y tế và các phương tiện, máy móc, giáo cụ trực quan (bản đồ, sơ đồ, lược đồ, mẫu vật, mô hình…). Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, sinh hoạt về thực chất, chính là những phương tiện giúp cho giảng viên và sinh viên thực hiện và hoàn thành tốt công việc của mình trong quá trình giảng dạy và học tập.
Ngoài ra, những điều kiện vật chất về ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí tinh thần cũng là những yếu tố không thể thiếu được đối với sinh viên học tập trung tại trường…, nhà ăn, ký túc xá, sân vận động, nhà đa chức năng, nhà văn hóa… được trang bị đầy đủ, hiện đại sẽ là môi trường thuận lợi giúp sinh viên phấn khởi, tự tin, yên tâm học tập, lao động và nghiên cứu khoa học.
Thực tế, các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay cho thấy, ký túc xá của sinh viên chưa đáp ứng được chỗ ở cho sinh viên, “Trên địa bàn Hà Nội số sinh viên hiện nay là hơn 800.000, trong khi hệ thống ký túc xá mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu về chỗ ở của sinh viên” [76, tr.103], các phương tiện phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí còn hạn chế về số lượng, chất lượng còn thấp. Thêm vào đó, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến hiện tượng thương mại hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự rèn luyện phấn đấu của sinh viên. Vì vậy, để việc đào tạo sinh viên có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị đáp ứng được sự nghiệp đổi mới, việc hiện đại hóa những điều kiện vật chất, những phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, lao động, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên là vấn đề quan trọng và cần thiết. Tạo điều kiện giúp cho sinh viên chủ động, tích cực, sáng tạo độc lập suy nghĩ, tìm tòi, trau dồi khả năng tư duy, từ đó sẽ nắm vững, hiểu sâu nội dung bài học với những kiến thức mới, hiện đại và đó chính là để cho môi trường giáo dục không tương phản với nội dung, mục đích giáo dục.
Hai là, để sinh viên có động lực, tích cực hơn nữa trong học tập, lao động và nghiên cứu khoa học thì cần phải tiếp tục đổi mới chính sách phù hợp đối với sinh viên. Đảng và Nhà nước, các trường đại học và cao đẳng cần phải đổi mới chính sách sinh viên, có những chính sách ưu đãi giúp sinh viên
131
nghèo, sinh viên thuộc các đối tượng chính sách để họ yên tâm học tập nâng cao trình độ nhận thức và tu dưỡng đạo đức. Khuyến khích, tạo điều kiện bố trí công tác cho những sinh viên học giỏi sau khi họ tốt nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, cần phải xem xét theo tư duy mới về mục tiêu giáo dục và đào tạo là “tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêu cầu của xã hội. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo đảm sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [39, tr.293-294]. Có chính sách khuyến khích giáo dục của nhà trường gắn với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Thực hiện từng bước thống nhất ba nhà: “nhà trường - nhà nước - nhà doanh nghiệp” để sinh viên ra trường dễ có cơ hội tìm kiếm việc làm. Sự quan tâm, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần thiết thực, sẽ động viên tính tích cực phấn đấu rèn luyện của sinh viên.