TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 176 - 668)

Đạo đức, giáo dục đạo đức luôn gắn liền với tư tưởng về con người, về nhân cách con người trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại và đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Những công trình nghiên cứu khoa học đó tồn tại dưới các hình thức đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách, tạp chí, báo. Qua các công trình đã công bố, chúng tôi có thể khái quát như sau:

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG, NHÂN CÁCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN

- Trong các tác phẩm: “Lời nói đầu phê phán triết học pháp luật của Hêghen”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”,

Chống Đuyrinh” [122]…đứng trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định đạo đức là sản phẩm của điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, nó phản ánh thực tiễn đạo đức của xã hội,

“xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp” [122, tr.137]. Trong đó, nhân tố quy định đạo đức là các quan hệ kinh tế mà lợi ích là cái chi phối trực tiếp, là cơ sở khách quan của đạo đức. Các ông đã kiên quyết gạt bỏ những học thuyết đạo đức có tính chất duy tâm, tôn giáo, phi lịch sử. Các khái niệm, phạm trù đạo đức được sử dụng trong tác phẩm như: thiện, ác, lương tâm, danh dự, vị tha, vị kỷ… đã được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa, lọc bỏ những nội dung có tính chất duy tâm, tôn giáo…, đem lại cho chúng những nội dung mới, đặt nền tảng cho một nền đạo đức khoa học - đạo đức cộng sản.

7

V.I.Lênin trong công trình nghiên cứu của mình đã viết: “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động” [103, tr.371]. Như vậy, theo quan điểm mácxít, đạo đức không phải xuất hiện từ bên ngoài xã hội. Sự xuất hiện của đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã hội, mà trước hết là do nhu cầu liên kết giữa con người với nhau trong lao động sản xuất, trong đấu tranh… Vì thế,

“đối với chúng ta, đạo đức ở ngoài xã hội loài người thì không thể có được;

đó là lừa bịp” [103, tr.368].

Trên nền tảng phương pháp luận Mác-Lênin, đã xuất hiện các công trình khoa học về đạo đức, cả trong và ngoài nước.

Trong rất nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói chuyện của mình, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với việc hình thành, phát triển và bồi dưỡng nhân cách. Trong đó, nổi bật nhất là tác phẩm “Đường cách mệnh” được Hồ Chí Minh viết năm 1927, là cuốn sách bồi dưỡng cho lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam đi theo học thuyết Mác - Lênin và con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại - con đường cách mạng vô sản mà Người đã lựa chọn.

Mở đầu cuốn sách - bài nói về “Tư cách một người cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có “cái trí” thì “cái đức” chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo. Những khái niệm như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính… đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước trước công nguyên; khái niệm dân chủ, tự do, công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã, chúng đã bị xuyên tạc trong nhiều thế kỷ qua, nhưng Hồ Chí Minh đã đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời, bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới. Vì vậy, những giá trị đạo đức mới đã được hoà nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới.

- Tác phẩm “Giáo dục con người chân chính như thế nào?” của V.A.Xukhômlinxki [198], dưới hình thức những lời khuyên bảo của nhà giáo

8

dục với trẻ em, thanh thiếu niên và những lời của tác giả nói với các nhà giáo dục, trước hết là với các thầy giáo, cô giáo. V.A.Xu-khôm-lin-xki trình bày một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn các phạm trù đạo đức, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cùng phương pháp hình thành chúng trong học sinh. Giáo dục cho học sinh biết sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và đối với người khác. “Muốn cho lý tưởng đạo đức trở thành hiện thực, cần dạy cho con người biết sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và đối với người khác” [198, tr.17].

V.A.Xukhômlinxki đã nhấn mạnh giáo dục đạo lý làm người như một điều hệ trọng bậc nhất, đối với thế hệ trẻ, từ trẻ thơ trong giáo dục mầm non đến thanh thiếu niên trong giáo dục phổ thông và đại học. Điều hệ trọng ấy chính là làm cho mỗi con người, từ khi còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành, khôn lớn và vào đời, trong trái tim và tâm hồn của nó luôn luôn nảy nở những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ, hướng tới những gì tốt đẹp nhất của con người và cuộc sống, để làm cho con người có “khát vọng nhìn thấy vẻ đẹp của con người và của tâm hồn con người, củng cố cái đẹp trong bản thân mình, khinh ghét sự hèn nhát, sự yếu đuối và sự nhu nhược” [198, tr.470]. Lòng nhân hậu, vị tha là cội nguồn và là nền tảng vững chắc của những tình cảm đẹp đẽ ấy, mà thiếu nó, con người không thể có được đời sống tinh thần phong phú, sự nhạy cảm và tâm hồn dễ xúc động trước những cuộc đời và số phận con người. Đó là sự quên mình, là làm cho đứa trẻ sớm biết quan tâm tới những niềm vui và nỗi đau của người khác, rằng nó cần phải sống tốt đẹp, lương thiện và tử tế, vì nó cần cho những người khác, nó sống vì người khác.

Đó là chỗ sâu sắc nhất của nhân tính. Phát triển và hoàn thiện nhân tính, đó là chức năng cơ bản của giáo dục đạo đức. Vì thế, văn hóa đạo đức trở thành thước đo hàng đầu về văn hóa làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tác giả cũng đã nhấn mạnh về vai trò của người giáo viên - với tư cách là một nhà giáo dục khi và chỉ khi họ “nắm vững công cụ giáo dục vô cùng tinh tế là khoa học về đạo đức - đạo đức học. Đạo đức học trong trường phổ thông - đó là “triết học thực hành về giáo dục” [198, tr.17].

9

- Cuốn sách: “Đạo đức học” của tác giả G.Bandzeladze [9], đã phân tích và luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với “tính người” của con người.

Trong đó, ông nhấn mạnh đến đặc trưng của đạo đức: “Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xã hội” [9, tr.48]. Và ông coi “đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những con người trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung” [9, tr.104]. Căn cứ vào sự phân tích quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý, nghệ thuật…, G.Bandzeladze chỉ rõ những đặc điểm cụ thể của nội dung đạo đức, từ đó khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có đạo đức, do đó nó không thể không phản ánh những đặc trưng của bản tính người (hiểu theo nghĩa bản chất tiêu biểu và tốt đẹp nhất của con người). Theo ông, đạo đức bắt nguồn từ chỗ con người quan hệ với người khác như quan hệ với chính mình. Trong quan hệ với mình, con người không thể nào tư lợi thì trong quan hệ đạo đức với người khác, con người cũng không thể tư lợi. Do đó, đặc trưng cơ bản nhất, bản chất nhất của đạo đức là “chí công vô tư”; “Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội. Khác với hành động bản năng của loài vật, hành vi đạo đức là ở chỗ: sự quan tâm tự giác đến hạnh phúc của những người khác có tính chất tự nguyện” [9, tr.104].

- Trong cuốn sách: “Triết học xã hội” của A.G.Xpirkin [196], đã khẳng định đạo đức là: “Hệ thống những chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếp giữa các cá nhân và hành vi con người nhằm bảo đảm sự thống nhất lợi ích của cá nhân và tập thể” [196, tr.84]. Với quan niệm như vậy, đạo đức chính là

“công cụ” để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người, nhằm tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội.

- Trong cuốn “Giáo trình đạo đức học” của Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt [112], đã định nghĩa một cách khái quát: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã

10

hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [112, tr.8]. Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, đạo đức nảy sinh từ tồn tại xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức. Đặc trưng cơ bản của đạo đức là ý thức, năng lực, hành vi tự nguyện, tự giác của con người đối với con người và đối với xã hội. Nó có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người thông qua các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức làm cho cá nhân và xã hội cùng tồn tại, phát triển, đảm bảo được quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, giúp cho con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ.

- “Giáo trình đạo đức học” của tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ [168], đã trình bày xuất phát từ việc đánh giá vai trò, chức năng của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử và luôn được mọi giai cấp, mọi xã hội, mọi thời đại quan tâm. Đặc biệt, trong điều kiện đổi mới đất nước ta hiện nay, việc giáo dục lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chính mình, có ý thức bảo vệ thành quả của lao động, chăm lo lợi ích của cộng đồng, tránh lối sống ích kỷ, thực dụng, ăn bám, dối trá, chạy theo đồng tiền bất chính có vai trò quan trọng.

- Cuốn sách: “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc [27], các tác giả chỉ rõ mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là đã tạo ra những điều kiện tối ưu cho sự phát triển, song mặt khác kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực nhất định tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Vì vậy, để lý giải rõ những vấn đề đạo đức nảy sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, cần phải thấy rõ vai trò của đạo đức với tư cách là động lực tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội, để từ đó xây dựng đạo đức phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Cuốn sách: “Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn

11

Thế Kiệt [93], đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về đạo đức như: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, quy luật vận động và phát triển của đạo đức; Đạo đức mới, vai trò và các nguyên tắc của đạo đức mới (đạo đức xã hội chủ nghĩa); Xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

- Cuốn sách “Tập bài giảng đạo đức học” của tác giả Phạm Văn Chung [29], đã góp phần làm sáng tỏ và cụ thể hơn về lịch sử, lý luận và thực tiễn những vấn đề, nội dung đạo đức cơ bản, quan trọng vốn được nêu lên và giải đáp trong lịch sử và lý luận đạo đức như: bản chất, tính chất, nguồn gốc, cơ sở của đạo đức, của các phạm trù: thiện, ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, lẽ sống. Tác giả đã xem xét mối liên hệ bên trong giữa các phạm trù, quan niệm đạo đức học theo một trình tự nhất định trong hệ thống của chúng và cuối mỗi bài thường có sự nhận định về vị trí và ý nghĩa của mỗi phạm trù, quan niệm sau này.

- Luận án tiến sỹ triết học: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Sỹ Phán [157], đã làm sáng tỏ thực chất, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người nói chung và sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập mở cửa hiện nay. Tác giả khẳng định:

Để phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng cân đối giữa “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”, trong đó “dạy người” là mục tiêu cao nhất, trước mắt cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách trong họ, mà sự phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách là nội dung cơ bản và là mục tiêu trực tiếp của giáo dục đạo đức [157, tr.39].

- Luận án Tiến sĩ triết học: “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” của tác giả Lê Thị Thủy [177], đã đề cập đến mối liên hệ giữa đạo đức với sự hình

12

thành và phát triển nhân cách; Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay dưới tác động của đạo đức, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay.

- Cuốn sách: “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc [27], tập hợp các bài viết chọn lọc được trình bày trong hội thảo khoa học

“Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”

do Viện Triết học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia tổ chức tại Hà Nội, tháng 8 năm 2001. Ở đây, có một số bài viết đề cập tới việc xây dựng, giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường. Có tác giả khẳng định:

Giáo dục đạo đức trong cơ chế mới của chúng ta không phải là xây dựng đạo đức trong kinh tế thị trường bất kỳ, mà là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là kinh tế thị trường dưới sự tác động của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội đó, ý thức đạo đức xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chủ đạo trong đời sống đạo đức. Đây là một đặc thù cơ bản của giáo dục đạo đức trong kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay [27, tr.278-279].

- Cuốn sách “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng” của tác giả La Quốc Kiệt [90], đã cho rằng trong tình hình hiện nay, công tác giáo dục, đào tạo, cùng với việc dạy chữ thì việc dạy người, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống cho sinh viên trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, sinh viên là những chủ nhân đất nước trong tương lai, là những người đại diện cho nền giáo dục của xã hội, bộ mặt văn hóa của xã hội. Vì vậy, sinh viên cần phải tu dưỡng đạo đức tư tưởng, đây là:

Môn học về phẩm chất đạo đức và tư tưởng, môn lý luận mácxít và môn đạo đức tư tưởng của các trường đại học nói chung là con đường chủ yếu và khâu cơ bản tiến hành giáo dục lý luận mácxít và giáo dục đạo đức tư tưởng cho sinh viên một cách hệ thống, là một trong những đặc trưng bản chất của trường đại học xã hội chủ nghĩa,

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 176 - 668)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(668 trang)