Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
4.2.3. Đổi mới nội dung và các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh
Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên không phải tự thân mà do quá trình sinh viên được giáo dục và tự giáo dục. Phát huy các giá trị đạo
134
đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên được bắt đầu, không ngừng phát triển và củng cố qua nội dung và các hình thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, từ giáo dục ở gia đình đến giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên chúng ta cần phải chú ý tới đổi mới nội dung và hình thức giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đặc điểm của sinh viên Việt Nam cũng như hoàn cảnh cụ thể hiện nay.
Thứ nhất, về nội dung giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và phát triển rất sớm. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mặc dù lịch sử đã trải qua những biến cố thăng trầm, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn gìn giữ và phát huy được các giá trị đạo đức truyền thống đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự tác động mạnh mẽ của nhiều ý thức hệ khác nhau, một số giá trị đạo đức truyền thống có nguy cơ bị phai nhạt dần trong đời sống xã hội, hàng loạt các giá trị đạo đức mới được thiết lập, làm đảo lộn các quan hệ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của con người. Vì vậy, việc bồi dưỡng các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam cần phải bổ sung thêm những nội dung mới cho phù hợp. Phải “Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại” [38, tr.63] cho sinh viên, làm cho các giá trị đạo tiến kịp với những biến đổi chuẩn mực của đời sống xã hội.
Nội dung phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên được thể hiện, một là, cần chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho họ, cần phải làm cho sinh viên nhận thức đầy đủ và khoa học về chủ nghĩa yêu nước. Giúp sinh viên nhận thức đúng về hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động của toàn cầu hóa đối với vận mệnh đất nước, sinh viên nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với dân tộc, đất nước. Trên cơ sở đó, thế hệ sinh viên hôm nay biết thể hiện tình cảm yêu nước phù hợp với bối cảnh lịch sử mới của đất nước, để họ chủ
135
động, sáng tạo, tự nguyện, tự giác bộc lộ tình cảm yêu nước và hiện thực hóa giá trị đạo đức này vào cuộc sống của mình. Đó chính là động lực thôi thúc họ mong muốn biến các giá trị đó thành những phẩm chất trong nhân cách của mình.
Hai là, về tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết cộng đồng của người Việt Nam đã tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần đưa dân tộc ta vượt qua biết bao thử thách, gian nguy, giành và giữ vững quyền độc lập, tự do.
Trong điều kiện hiện nay, giáo dục truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng cho sinh viên phải được xem là một nội dung quan trọng. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác này là từng bước xây dựng cho sinh viên ý thức tập thể, đoàn kết cá nhân với tập thể hòa chung vào các phong trào của tập thể từ lớp, khoa đến trường và rộng ra toàn xã hội, qua đó trang bị cho sinh viên phương pháp hữu hiệu để giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội, biết đặt lợi ích tập thể, lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng vì cái chung. Đây không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của sinh viên. Nó thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa sinh viên với các tổ chức Đoàn, Hội, trong tập thể và trong xã hội, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn với ý thức tự nguyện, tự giác. Chính sự đoàn kết, quan tâm này sẽ là động lực quan trọng để sinh viên từng bước trưởng thành, là cơ sở để gắn bó họ với tập thể và với xã hội trong học tập, lao động và công tác sau này.
Trong điều kiện hiện nay, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trở thành nhân tố của sự ổn định, động lực của sự phát triển, hạt nhân thúc đẩy mọi phong trào. Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và quốc tế trên lập trường của giai cấp vô sản là định hướng giá trị và lý tưởng sống của sinh viên. Để có thể hòa mình vào tổ hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, mỗi sinh viên vừa phải tự giác, đặt trách nhiệm phải tham gia vào khối đại đoàn kết toàn dân, vừa phải tự xây dựng, nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với vị trí, vai trò và tầm vóc của mình.
136
Ba là, tinh thần cần cù, lạc quan, sáng tạo trong lao động. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc cần phải phát huy trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Nội dung phát huy các giá trị đạo đức truyền thống này là giúp sinh viên hiểu được vai trò, ý nghĩa của lao động đối với sự phát triển xã hội, giúp họ có được thái độ đúng đắn và tình yêu đối với lao động, biết quý trọng thành quả lao động mà ông cha ta đã tạo dựng nên. Từ đó, sinh viên biết quý trọng thời gian, coi lao động là niềm vui, niềm hạnh phúc của tuổi trẻ, lao động với tinh thần hăng say, sáng tạo, không ngại gian khổ, làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt.
Bài học kinh nghiệm của các nước phát triển đã cho thấy rõ, một quốc gia, dân tộc không thể trở thành giàu mạnh với một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, nếu như ở quốc gia, dân tộc đó thiếu những con người lao động trẻ tuổi với đức tính cần cù, thông minh, lạc quan và sáng tạo, Malaixia là một ví dụ: “Chúng tôi đã phải làm việc không mệt mỏi. Việc chúng tôi có một nền kinh tế thông thoáng đến như vậy và một xã hội mở cửa đến như vậy là kết quả của một chính sách thận trọng, của sự quyết tâm bền bỉ và của cả một đại dương mồ hôi nước mắt” [127, tr.72-73].
Bốn là, lòng nhân ái, khoan dung, hiếu học. Nội dung giáo dục truyền thống nhân ái, khoan dung cho sinh viên là phải cho sinh viên biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình, làng xóm, thầy cô, bạn bè, quan tâm đến nỗi bất hạnh, khổ đau của người khác. Tình yêu thương con người phải gắn với lòng căm thù các thế lực thù địch với con người, những cái xấu, cái ác, cái giả dối. Từ đó, sinh viên biết ngăn chặn cái xấu, cái ác đang len lỏi vào cuộc sống của họ, kiên quyết đấu tranh để loại trừ ra khỏi cuộc sống của mình những tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác đang xâm hại nghiêm trọng tư cách đạo đức, phẩm giá và sức khỏe sinh viên.
Bên cạnh đó, sinh viên biết noi gương người tốt, việc tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm tham gia vào các phong trào, hoạt động chính trị - xã hội mang ý nghĩa nhân văn vì con người.
Giáo dục truyền thống nhân ái, khoan dung cho sinh viên sẽ giúp họ không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập
137
thể, lợi ích dân tộc làm định hướng cho cuộc sống của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách sinh viên.
Đối với truyền thống hiếu học, cần giáo dục cho sinh viên nhận thức rõ vị trí, vai trò của tri thức trong đời sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Phải khơi dậy trong sinh viên tinh thần hăng say miệt mài học tập, nghiên cứu khoa học, học tập với động cơ và thái độ đúng đắn, với tinh thần kiên trì, tích cực để vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Thứ hai, về hình thức, phương pháp giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.
Với bối cảnh trong nước và xu thế thời đại ngày nay, để đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng, cần phải “phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [162, tr.8], phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách sinh viên càng trở nên quan trọng. Song, để các giá trị đạo đức truyền thống được sinh viên Việt Nam tiếp thu một cách tự nguyện, tự giác, cần phải chú trọng đa dạng hóa và đổi mới các hình thức giáo dục. Cụ thể là:
Một là, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống thông qua các môn học khác nhau trong nhà trường. Qua các môn học như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mỹ học, Đạo đức, Văn học, Văn hóa học, Lịch sử… trang bị cho sinh viên nhận thức đúng đắn về lối sống, nếp sống văn hoá trong ứng xử, giao tiếp, những chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc, giá trị đạo đức... của dân tộc, vai trò của nó đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, yêu thương quý, tôn trọng con người, những phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử, ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngăn ngừa và chống lại những hành vi phản văn hóa, nhân văn, nhân đạo. Từ đó, họ thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của
138
mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Hai là, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên thông qua hoạt động ngoại khoá, tham quan.
Thông qua các hoạt động ngoại khoá như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, danh nhân văn hóa (qua tranh ảnh, thơ ca, tiểu phẩm, kịch), hoạt động thi nghiệp vụ có lồng ghép các nội dung về giá trị đạo đức truyền thống phù hợp đối với từng ngành học, hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá văn nghệ, câu lạc bộ... Chính những hoạt động tích cực, toàn diện đó sẽ giúp sinh viên bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, làm thay đổi nhận thức của sinh viên về các giá trị, chuẩn mực đạo đức, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Do vậy, chuẩn mực, hành vi đạo đức được hình thành ở mỗi sinh viên một cách bền vững hơn, thiết thực hơn so với dạy học thông thường.
Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống bằng hình thức tham quan thực tế là tạo điều kiện để sinh viên được học và thực hành trong thực tế, làm tăng tính thực tiễn của giáo dục, thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”.
Ba là, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Đây là hình thức có khả năng phổ biến sâu rộng, kịp thời các thông tin về lịch sử dân tộc, những tấm gương người tốt, việc tốt, chuyển tải các giá trị đạo đức truyền thống một cách nhanh chóng, sinh động, dễ đi vào lòng người nên cần được phát huy. Những hình ảnh thực tế sinh động qua truyền hình, phim ảnh, tờ rơi, panô, áp phích... sẽ có tác động mạnh mẽ, sâu rộng tới lương tâm, trách nhiệm của sinh viên. Các bài báo, bài nói, bài viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, phim truyện cũng có khả năng phổ biến thông tin về những tấm gương người tốt, việc tốt một cách rộng rãi nhờ tính lưu giữ và trao đổi thông tin được lâu dài. Tuy nhiên, để phát huy tốt vai trò của truyền hình cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác, trước tiên là phải nâng cao đạo
139
đức, trách nhiệm và năng lực của đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, những nhà lý luận tư tưởng, nhà báo, người làm phát thanh truyền hình, nhà văn..., tiếp đó cần phải có nội dung chính xác, khoa học, cập nhật và phương thức truyền tải phong phú đa dạng, sinh động để những thông tin đưa đến cho sinh viên kịp thời và có hiệu quả cao hơn.
Khuynh hướng quan trọng nhất của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống là cần hướng tới cái tích cực, cái tốt, cái đẹp và cái thiện, phê phán, lên án cái tiêu cực, cái xấu, cái ác, nhằm giúp sinh viên biết phân biệt đúng sai, cái nào nên làm, cái nào nên tránh. Phải làm cho các giá trị đạo đức truyền thống thấm nhuần trong đời sống của sinh viên phù hợp với điều kiện mới.
Bốn là, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập gương người tốt, việc tốt.
Nêu gương là phương pháp được coi trọng trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức. Nêu gương về đạo đức là “Phương pháp dùng uy tín đạo đức để tác động vào đối tượng nhằm làm chuyển biến ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức của đối tượng theo yêu cầu của chuẩn mực đạo đức xã hội”
[58, tr.72]. Vì vậy, nêu gương về đạo đức là biện pháp hữu hiệu để khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của sinh viên trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Bởi vì, “Chỉ có tấm gương của những nhân cách lớn và trong sạch mới dẫn đến những tư tưởng và hành động cao quý. Đồng tiền chỉ kích thích tư lợi và luôn mê hoặc sự lạm dụng” [1, tr.22].
Sức sống mãnh liệt, sức hấp dẫn của đạo đức Hồ Chí Minh là xuất phát từ tư tưởng “nêu gương về đạo đức” và chính Người là một tấm gương sống về những giá trị đạo đức của mình. Hồ Chí Minh đã nêu lên những phạm trù đạo đức rất cụ thể: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung và chính Người là hiện thân của những tư tưởng đạo đức cao đẹp đó, hết lòng
140
hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; là một con người giản dị, công tâm và liêm khiết; có trái tim nhân hậu yêu thương con người tha thiết.
Để nêu gương đạo đức cho sinh viên, đòi hỏi trước hết, các cán bộ, giảng viên, nhân viên các trường đại học và cao đẳng phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, tự mình phải gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính để tăng tính thuyết phục trong tuyên truyền, giáo dục đạo đức. Đó chính là yếu tố bên trong có tính quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục, rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách cho sinh viên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng, giúp sinh viên xây dựng và củng cố niềm tin, tạo chỗ dựa tinh thần vững chắc, tự tin bước vào đời, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong sinh viên.