Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên với hiện

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 117)

Chương 3 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ

3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên với hiện

Vì vậy, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể; coi trọng giáo dục từ trong gia đình, nhà trường cho đến ngoài xã hội.

3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, nhiều bất cập, nhiều nghịch lý nảy sinh trong xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay

Một trong những vấn đề rất khó khăn, trở ngại của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay là còn tồn tại sự mâu thuẫn giữa giữa yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp nhiều bất cập và nghịch lý làm cản trở sự phát huy đó.

Ở nhà trường, trên lớp học, trong gia đình, qua các phong trào sinh hoạt đoàn, hội, sinh viên được nghe thuyết giảng những vấn đề lý luận cơ bản về giá trị đạo đức truyền thống và ý nghĩa của nó, với những nội dung mang tính nhân văn, nhân ái sâu sắc, cao cả. Nhưng thực tiễn cuộc sống, thậm chí cả một bộ phận nào đó trong nhà trường, sinh viên được chứng kiến những hiện tượng, hành vi thiếu đạo đức và phản văn hoá nhân văn, trái ngược những gì sinh viên được nghe giảng trên lớp học, cha mẹ khuyên răn và được đoàn, hội quán triệt. Giáo dục các chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên với thực tiễn đời sống đạo đức ngoài xã hội không ăn khớp, thậm chí có những trái ngược và có khoảng cách khá xa, đang hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp đến ý thức, nhận thức của sinh viên.

Sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn, sự bất bình đẳng xã hội, nhất là trong việc tiếp cận cơ hội phát triển và dịch vụ xã hội đang tạo ra những nghịch lý, bất công trong xã hội. Một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống. Nạn tham nhũng, buôn lậu,

109

làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác đang phát triển. Đặc biệt, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống” [36, tr.137]. Điều này, đã có tác động rất lớn đến niềm tin của sinh viên đối với thế hệ cha anh, từ đó dẫn đến hoài nghi quá khứ, không thiết tha với truyền thống, không rèn luyện, tu dưỡng đạo đức mới, lối sống mới, hoài nghi về xã hội mới - xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Việt Nam đang xây dựng.

Thực tế ở nước ta những năm gần đây đã cho thấy, nhiều hiện tượng trái ngược nhau trong xã hội, trong đời sống sinh viên vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ như: bên cạnh hiện tượng có những sinh viên gia đình khá giả được bố mẹ nuông chiều, sống phóng khoáng, ăn chơi, đua đòi, tiêu tiền như nước, thì có không ít những sinh viên vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, ban ngày đi học, ban đêm phải kiếm việc làm thêm để có tiền ăn học, phụ giúp gia đình;

trong khi nhiều người có vài ba ngôi nhà, mảnh đất, có nhà cho thuê thì không ít gia đình không có chỗ ở, phải đi thuê nhà với số tiền nhiều khi chiếm tới 50% thu nhập của họ, song vẫn phải sống ở những khu nhà thiếu thốn cả những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu nhất; trong khi có nhiều người cống hiến cả tuổi xuân, sức lực vì độc lập, tự do của Tổ quốc, lúc về già vẫn chưa được quan tâm và có chế độ chính sách thỏa đáng, thậm chí có người đã chết nhưng cán bộ chế độ chính sách không khai báo, mà lợi dụng để hưởng lợi. Điều đó tác động, làm cho việc giáo dục giá trị truyền thống nhân văn, nhân ái,

“thương người như thể thương thân”, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cho sinh viên của chúng ta gặp không ít khó khăn.

Trong mọi hoàn cảnh, giao lưu văn hóa luôn tạo ra sinh khí và sức sống cho sự phát triển của một nền văn hóa. Với xu thế hội nhập cùng phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay, vai trò của giao lưu văn hóa càng trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong thời kỳ đổi mới, việc mở rộng cánh cửa giao lưu với thế giới bên ngoài, việc thực hiện chính sách

“đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế” một cách tích cực và nhất quán đã tạo ra cho Việt Nam môi trường quốc tế thuận lợi để triển khai và tổ

110

chức thành công từng bước tiến trình đổi mới. Giao lưu văn hóa là cơ hội để nước ta mở rộng tầm nhìn và tiếp thu những thành tựu văn hóa, văn minh nhân loại những gì tiến bộ, tích cực, phù hợp với sự phát triển đất nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đời sống chính trị quốc tế đầy biến động và hết sức phức tạp như hiện nay, giao lưu văn hóa không phải con đường đầy hoa thơm trái ngọt mà rất nhiều cam go và thử thách. Trong khuôn khổ của

“chiến lược chuyển hóa” mà thực chất là chiến lược “diễn biến hòa bình”, với các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực phản động quốc tế không từ một thủ đoạn nào tấn công trên các mặt trận kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, ngoại giao hòng làm chệch hướng hoặc phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó, giao lưu văn hóa là địa bàn thuận lợi và cách thức hữu hiệu nhất để chúng có thể sử dụng những thủ đoạn rất “mềm”, rất sâu và tinh vi tấn công vào mọi đối tượng, nhằm lung lạc, “chuyển hóa” họ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên. Đây là phương thức tiến công vô hình, nhưng các mạch ngầm của cuộc tiến công sẽ “thẩm thấu” một cách tinh vi, nên nếu có nhận thấy thì cũng sẽ rất mơ hồ và sẽ dễ cho là “vô hại” [114, tr.371].

Trong những năm gần đây, bên cạnh những sinh viên có chí tiến thủ, có lý tưởng, hoài bão và ước mơ đúng đắn, thì vẫn còn một bộ phận sinh viên rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; vô lễ với thầy cô giáo, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ;

thiếu tính nhân đạo; có sinh viên vì mê chơi games bỏ học hoặc tự tử vì games;… Từ đó, làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dụng đã làm nảy sinh trong không ít sinh viên “lối sống thực dụng” - tức là lối sống nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần một cách trực tiếp, riêng tư trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định” [158, tr.69], nên một bộ phận sinh viên đã có tư tưởng đề cao, tuyệt đối hóa giá trị trước mắt, xem nhẹ hay hạ thấp giá trị lâu dài; đề cao quá mức giá trị hiện đại, xem nhẹ giá trị truyền thống, “Điều này biểu

111

hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong việc lựa chọn ngành, nghề, trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên” [14, tr.6].

Do ảnh hưởng của lối sống lai căng, sinh viên có thể quên đi những khuôn phép đạo đức được giáo dưỡng từ tấm bé, đề cao lối sống vị kỷ, vụ lợi, cá nhân, coi trọng, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò của lợi ích cá nhân, hơn là lợi ích tập thể, cộng đồng; họ thích sống hưởng thụ hơn là cống hiến. Với họ, cá nhân luôn chiếm vị trí ưu trội trong quan hệ với xã hội, với cộng đồng. Do vậy, vẫn còn một số sinh viên đã xa lánh những hoạt động mang tính cộng đồng, ngại tham gia vào các phong trào do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phát động, sống thiếu tinh thần trách nhiệm với bản thân và đất nước. Đồng thời, còn có hiện tượng sinh viên coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, họ tập nhiễm cách sống sòng phẳng, “tiền trao, cháo múc” thay cho cách sống nghĩa tình vốn có của người Việt Nam.

Với những quan niệm sống lệch lạc như vậy, sự mờ nhạt về lý tưởng là điều không thể tránh khỏi. Lối sống thực dụng, ích kỷ làm cho bộ phận sinh viên này trở nên bàng quan, thiếu tinh thần trách nhiệm trước đời sống chính trị xã hội, không ý thức được vai trò, vị trí của thế hệ mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đi liền với tình trạng này là sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng phản giá trị của sinh viên trong đời sống xã hội.

Điều nguy hiểm là, với lối tư duy siêu hình và quan niệm thực dụng, không ít sinh viên ấp ủ, mơ tưởng có một “lối sống mới” hoàn toàn theo kiểu Tây, tách khỏi các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc. Có một số sinh viên đi du học bằng con đường tài trợ học bổng hoặc tự túc, sau khi tốt nghiệp trở về nước, họ tỏ ra xem thường hoặc phủ nhận tất cả những gì mà dân tộc đã có và hiện có. Đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống ở nước ta trong thời gian qua, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII ) khẳng định: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” [36, tr.46].

Đây thực sự là một trong những vấn đề bức xúc trong xã hội ta hiện nay, biểu hiện của sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức, của sự xa rời, đứt đoạn với truyền thống dân tộc.

112

Có thể nói, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường vừa mang đến nhiều cơ hội mới, nhiều giá trị mới, nhưng nó cũng đem lại cho nhân dân ta nói chung, sinh viên nói riêng không ít những thử thách đặc biệt về văn hóa, đạo đức, lối sống. Điều này, đặt ra vấn đề cần phải làm thế nào để giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trước xu hướng phương Tây hóa trong hình thành và phát triển nhân cách.

Đây là một trong những mâu thuẫn đang đặt ra và cần được quan tâm giải quyết kịp thời trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo con người toàn diện ở nước ta hiện nay.

Vì vậy, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, cần phải tạo dựng được môi trường kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh, mà ở đó con người được cống hiến, sáng tạo và hưởng thụ, điều đó mới là mảnh đất tốt để nuôi dưỡng và nảy nở những tài năng.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm qua, thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam được biểu hiện ở việc phát huy các giá trị “tinh thần yêu nước, ý chí tự hào, tự cường dân tộc”; phát huy truyền thống “ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết”; phát huy “lòng nhân ái, bao dung”; phát huy giá trị “cần cù, sáng tạo trong lao động”, tinh thần “lạc quan”; phát huy giá trị tinh thần “hiếu học”.

Vì vậy, những vấn đề đặt ra đối với quá trình phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay là:

Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên với khả năng, năng lực còn hạn chế, sự phối kết hợp chưa đồng bộ của các chủ thể giáo dục trong quá trình thực hiện.

113

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, nhiều bất cập, nhiều nghịch lý nảy sinh trong xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay.

Có thể nói, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam là một vấn đề quan trọng và rất cần thiết. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện không đơn giản, đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể giáo dục Đảng và Nhà nước, cấp lãnh đạo trong nhà trường, cán bộ, giảng viên, gia đình, toàn thể sinh viên và phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, lâu dài, đặc biệt cần phát huy được tính tích cực, tự giác, tự nguyện của sinh viên trong học tập, rèn luyện, tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

114 Chương 4

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(668 trang)