So với các nước phát triển thế giới, các nước vùng Đông Nam châu Á phát triển du lịch quốc tê' tương đốì muộn. Điều này xuất phát từ điều kiện kinh tê' và điều kiện chính trị của các nước này ưước nãm 1970. Sau năm 1970 do chính sách mở cửa kinh tê', nển công nghiệp các nước này đã có nhịp độ tăng trưởng cao. Mặt khác do chính sách mở cửa kinh tê' nên lượng khách nước ngoài đến các nước này để dầu tư, mở rộng môì giao lưu kinh tế..., để tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng... ngày một gia tăng. Nắm bắt được tình hình đó, chính phù các nước và các nhà kinh doanh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sờ đón tiếp và phục vụ khách...
Từ những năm 1970 trở lại đây, lượng khách du lịch quốc tê' đến khu vực Đông Nam Á tăng lên không ngừng. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hàng
năm số lượng khách du lịch quốc tế tăng lên 2% thì lượng khách đến các nước vùng Đông Nam Á tăng lên 4%.
Sở dĩ các nước trong vùng Đông Nam Á thu hút số lượng khách du lịch đông vì:
- Đây là thị trường du lịch mới đem lại cho du khách nhiều hứng thú.
- Giá cả các hàng hóa và dịch vụ du lịch rẻ hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới.
- Các mặt hàng hóa tiêu dùng và mỹ nghệ phong phú, đa dạng về chủng loại, sô' lượng và giá cả rè nhiều so với các nước khác.
Một trong những khó khăn lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch cùa các nước trong vùng Đông Nam Á là khó khăn về phương tiện vận chuyển khách.
Đại đa số khách từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đến các nước trong vùng Đông Nam Á để du lịch và nghỉ dưỡng phải sử dụng phương tiện máy bay, do đó giá thành các cuộc hành trình du lịch cao. Hơn nữa nó đòi hỏi các nước phát triển du lịch phải đầu tư nhiều vào ngành hàng không.
Đặc điểm cơ bản trong kinh doanh du lịch quốc tế của các nước trong vùng Đông Nam Á thời gian qua là:
- Hầu hết các nước trong vùng đều chú trọng phát triển du lịch quốc tế chủ động, do đó thị trường cung cấp các dịch vụ và hàng hóa trong khu vực tăng dẫn đến khả năng cạnh tranh giữa những người bán ngày càng tăng.
- Việc đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú ngày càng tăng, thu hút nhiều tư bản cùa nước ngoài vào lĩnh vực này.
- Sự tham gia của các hãng du lịch nước ngoài và thị trường khu vực này ngày càng lớn. Nhu cầu cùa khách vô cùng phong phú và đa dạng.
- Mối quan hệ trong kinh doanh, sự hợp tác giữa các nước trong việc phát triển du lịch ngày càng mở rộng.
- Công suất sử dụng quỹ giường cùa các nước trong vùng so với các nước phát triển du lịch là rất cao. Thời gian trung bình của du khách ở các nước này là ố,8 ngày. Chi phí trung bình cho một người khách là trên 100 ƯSD/ngày.
2.2. Xu hướng phát triển kinh doanh du lịch quốc tế
Theo nhiều nhà kinh tế học trên thê' giới thì trong những nãm tới nền kinh tê' cùa các nước khu vực Đông Nam Á phát triển nhanh, nhất là lĩnh vực điệr
tử, tin học và hàng tiêu dùng. Còn ngành kinh doanh du lịch chiếm vị trí thứ hai. Đánh giá trên xuất phát trên các mặt sau:
- Về kinh tế: Một số nước trong vùng đã và đang đứng ở vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới về hàng hóa xuất khẩu về dự trữ ngoại tệ. Đời sống kinh tế của nhân dân các nước trong khu vực dần dần được cải thiện. Điều đó cho phép các nước không những có điều kiện để phát triển du lịch quốc tế chủ động mà còn cho phép phát triển du lịch quốc tế thụ động.
- Về chính trị: các nước trong vùng đã và đang tích cực tìm các biện pháp giải quyết những bất đồng bằng phương pháp hòa bình, tiến tới xây dựng khu vực trở thành một khu vực hòa bình và ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh du lịch của các nước. Thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển du lịch quốc tế.
* Về mặt xã hội: Tăng cường sự trao đổi giao lưu văn hóa, khoa học, kỹ thuật, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước, các dân tộc khác nhau.
Trong lĩnh vực du lịch trong nhũng năm gần đây các nước đã và đang tích cực:
- Hợp tác với nhau trong việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc te với nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các chương trình du lịch Hên vùng, đón tiếp và phục vụ khách quá cảnh.
- Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sò' vật chất kỹ thuật phục vụ khách, tổ chức các cuộc hành trình du lịch.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động kinh doanh du lịch trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
3. Sự phát triển du lịch của Việt Nam 3.1. Sự phát triển của du lịch Việt Nam
Tai nguyên du lịch của Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Ba phần tư lãnh thổ là núi đồi với nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục, những cánh rừng nhiệt đới với nhiều cây cỏ chim muông, những hệ thống sông hồ tạo nên những bức tranh thủy mặc sinh động. Năm mươi tư dân tộc anh em sông trên một địa bàn rộng lớn, có những phong tục, tập quán khác lạ... Tất cả nhung cai đó có sưc hap dăn mạnh mẽ đối với những người Việt Nam ưa khám phá. Ở Việt Nam hiện tượng du hch xuất hiện rõ nét từ thời ky phong kiến. Đó là các chuyến đi thắng cánh của các vua chúa và các chuyến du ngoạn của các thi sĩ như: Trương Hán Siêu, Hổ Xuân Hương,
Bà Huyện Thanh Quan. Các dấu tích được ghi lại trên đá của Nguyễn Nghiễm ờ Bích Động (1773) của chúa Trịnh Sâm ở Hương Tích và của nhiều vua quan, nhà nho khác là những bằng chứng về các chuyến du ngoạn của họ. Tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên du lịch trở nên rõ nét hơn trong thời kỳ đô hộ của thực dấn Pháp.
Hàng loạt các biệt thự nhà nghỉ được xây dựng trên các bãi biển vùng hồ, vùng núi nơi có khí hậu đễ chịu như Đồ Sơn - Vũng Tàu, Tam Đảo, Ba Vì, Đà Lạt... Tuy nhiên du lịch vẫn chỉ thuộc về một bộ phận nhỏ những người có tiền bạc, địa vị. Còn lại đại bộ phận nhân dân hầu như không biết đến du lịch.
Sự phát triển của du lịch Việt Nam được đánh dấu bởi các mốc lịch sử sau:
Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 26/CP thành lập Còng ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Nhiệm vụ của Công ty Du lịch Việt Nam là phục vụ các đoàn khách cúa Đảng và Chính phủ. Mới ra đời với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn và lạc hậu, đội ngũ cán bộ cóng nhân viên ít vé sô' lượng, yếu kém về nghiệp vụ nên gặp rất nhiều khó khăn trong phục vụ khách. Tuy vậy họ vẫn cố gắng hoàn thành tôt nhiệm vụ. về mặt ý nghĩa, tổ chức này đã đặt nền móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nước. Chính vì vậy ngày 9/7 được COI là ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam.
Do lượng khách ngày một tăng và nhu cầu tham quan du lịch đã xuất hiện nên ngày 16/3/1963, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đã quyết định giao cho Công ty Du lịch Việt Nam làm nhiệm vụ kinh doanh nhằm thu thêm ngoại tệ cho đất nước.
Đến ngày 12/9/1969 ngành du lịch lại được giao cho Bộ Công an và Vãn phòng Chính phủ trực tiếp quản lý. Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới của đất nưỏc, ngành du lịch đã đầu tư xây dựng một sô' tuyến, điểm du lịch quan trọng, thành lập xí nghiệp xe, công ty vật tư du lịch và một sô' bộ phận chuyên môn... chuyên phục vụ các chuyên gia và khách du lịch nước ngoài.
Căn cứ vào Nghị quyết 262NQQHK6 ngày 27/6/1978 cùa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ngh' định 32CP ngày 23/1/1 979 quyết đinh chính thức thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam t ực thuộc Hội đồng Bộ trường.
Giai đoạn này Tổng cục Du lịch Việt Nam quản lý trên 30 công ty du hch trong cả nươc cùng với hàng tram khách sạn, nhà hàng, biệt thự, hàng ngàn phương tiẹn, hàng vạn cán bộ công nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm để phục vụ khách trong nước và nước ngoài. Ngày 3/1/1983 Hội đồng Bộ trưởng
đã ra quyết định 01/HĐBT giao cho Tổng cục Du lịch nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh du lịch trong cả nước. Tuy nhiên do không có sự tách biệt giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý, cùng với sự yếu kém trong chỉ đạo kinh doanh nên ngành du lịch chưa phát huy hết tiềm năng của mình và của đất nước. Trước tình hình đó ngày 18/6/1987 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 120/HĐBT quy định chức năng nhiệm vụ quyển hạn của Tổng cục Du lịch Việt Nam nhằm thống nhất chỉ đạo hệ thống kinh doanh trong phạm vi cả nước.
Trong quá trình tinh giản biên chế, rút gọn bộ máy quản lý, ngày 31/3/1990 căn cứ Quyết định 224 của Hội đồng nhà nước, Tổng cục Du lịch Việt Nam được sáp nhập với một số cơ quan khác thành Bộ Vãn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Thời kì này hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động kinh doanh du lịch được mở ra ở nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Do đó du lịch không chỉ còn được coi là hoạt động văn hoá xã hội thuần tuý mà còn là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 119/HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam trên cơ sở các bộ phận kinh doanh du lịch trước kia với tiền thân là công ty du lịch ban đầu. Tên đối ngoại cùa Tổng cõng ty Du lịch Việt Nam là Việt Nam Tourism.
Ngày 12/8/1991 ngành du lịch được tách ra khỏi bộ Vãn hóa - Thông tin Thể thao và Du lịch để sáp nhập vào bộ Thương mại du lịch. Tuy nhiên công tác tổ chức quản lý vẫn còn nhiều vướng mắc, hiệu quả hoạt động du lịch vẫn chưa đồng bộ.
Ngày 26/10/1992 Chính phủ ra Nghị định 05/CP về việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam như một cơ quan độc lạp ngang bộ. Ngày 27/12/1992, Chính phủ ra tiếp Nghị định 20/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du dịch Việt Nam. Mười bốn sở du lịch được thành lập ở các tình có tài nguyên du lịch phong phú nhất và hoạt động du lịch sôi nổi nhát. Từ đó ngành du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến thực sự, sô' lượng khách (kể cả khách nội địa và khách quốc tế) đều tăng nhanh chóng. Hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo cũng được đẩy mạnh. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch đã được kiên toàn và thực sự trở thành cơ sở nghiên cứu, tư vấn khoa học lớn nhất. Nhiều hội thảo quốc gia, quốc tế về du lịch được tổ chức đã thực sự góp phần thúc đẩy sự phát hiển của du lịch Việt Nam.
3.2. Xu hướng phát triển của du lịch của Việt Nam
Theo nhận định củầ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thì thê' kỷ 21 là thế
kỷ của du lịch châu Á trong đó du lịch Đông Á - Thái Bình Dương có một vị trí quan trọng. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á do đó trong tương lai cùng với xu hướng phát triển cùa du lịch toàn cầu, du lịch Việt Nam chắc chấn sẽ phát triển mạnh mẽ và đem lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dán. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: "Phát triển du lịch ưở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên, sinh thai, truyền-thống văn hoá, lịch sử đáp ứng nhu cẩu du lịch ưong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, đạt trình độ phát triến du lịch khu vực". Du lịch là một ngành kinh tế đầy triển vọng vì:
- Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có bước tăng trưởng khá dẫn đốn thu nhập của người dàn không ngừng tăng lên.
- Do xu hướng phát triển của du lịch thế giới có lợi cho du lịch Việt Nam.
- Chính sách phát triển du lịch cùa nhà nước - Do du lịch xã hội phát triển.