Thuế tiêu thụ đăc biệt

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 180 - 187)

DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN

Chương 7 Chương 7 TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

2.3. Thuế tiêu thụ đăc biệt

Nhằm hướng dẫn sản xuất tiêu dùng của xã hội, điều tiết thuế thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tầng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với một sô' loại hàng hoá, dịch vụ.

- Các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuê' tiêu thụ đặc biệt là đối tượng phải nộp thuê' tiêu thụ đặc biệt.

- Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuê' suất. Giá tính thuê' tiêu thụ đặc biệt đô'i với hàng hoá, dịch vụ bao gổm cả khoản thu thêm mà cơ sở được hường.

- Thuê' suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo biổu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ví dụ: Kinh doanh vũ trường, massage, karaoke có thuế suất là 20%.

Kinh doanh Casino có thuê' suất là 25%.

V . THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN

1. Thu nhập và nguổn hinh thành thu nhập trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn

1.1. Thu nhập

Thu nhập của doanh nghiệp du lịch khách sạn chính là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp được các khoản: trị giá nguyên liệu hàng hoá, chi phí vật chất và thuế ở khâu bán.

Thông qua chỉ tiêu thu nhập, người ta có thể đánh giá một cách đầy đủ trình độ kinh doanh của doanh nghiệp.

Thu nhập cùa doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý cùa doanh nghiệp thể hiện kết quà tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.

Cách tính: TN = D - Mv - Fo - Tb Trong đó:

TN: thu nhập đạt được của doanh nghiệp trong kỳ D: doanh thu trong kỳ

Mv: trị giá vốn nguyên liêu - hàng hoá Tị,: thuế ở khâu bán

1.2. Nguồn hình thành thu nhập trong doanh nghiệp du lịch khách sạn Trong hoạt động kinh doanh du lịch khách sạn có nhiều nghiệp vụ kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp có bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có bấy nhiêu nguổn hình thành thu nhập cho doanh nghiệp và được xác định như sau:

* Thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh án uống:

TAU — Dau - Mv - CFAU — Tdt (AU) Trong đó:

Tau : thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh ăn uống

Dau : doanh thu kinh doanh ãn uống Mv : trị giá vốn nguyên liêu hàng hoá

CFau: chi phí vật chái phân bổ cho nghiệp vụ kinh doanh ăn uống Td(: thuế doanh thu

* Thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh lưu trú:

T[,t = DLt ■ CF lt • Tdl Trong đó:

Tlt : thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh lưu trú

Dlt : doanh thu từ kinh doanh lưu trú

CFlt : chi phí phục vụ kinh doanh lưu trú Td,: thuế doanh thu

* Thu nhập từ nghiệp vụ vận chuyển:

Tv/C ~ Dv/C — CFv/c - Tdl Trọng đó:

Tv/C : thu nhập từ nghiệp vụ vận chuyển DV/C • doanh thu từ vận chuyển

CFV/c • chi phí phục vụ vân chuyển Tdl: thuế doanh thu

* Thu nhập từ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch:

Thd — Dhd - CFhd - Td(

Thd: thu nhập từ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch Dhd: doanh thu từ hướng dẫn du lịch

CFhd: chi phí hướng dẫn Tdl: thuế doanh thu

* Thu nhập từ nghiệp vụ kình doanh dịch vụ du lịch khác:

Tdv = Ddv - CFDV - Tdl

Tdv : thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ du lịch

Ddv : doanh thu dịch vụ CFDV : chi phí dịch vụ Tdt: thuế doanh thu Chú ý:

+ Chi phí tạo ra thu nhập cho từng nghiệp vụ là bộ phận chi phí đã được phân bổ cho từng nghiệp vụ (không bao gổm quỹ lương).

+ Thuế doanh thu của từng nghiệp vụ khác nhau - nó tuỳ thuộc vào mức doanh thu và tỉ suất thuế xác định đối với mỏi loại nghiệp vụ.

1.3. Lợi nhuận

Bên cạnh chỉ tiêu thu nhập, chỉ tiêu lợi nhuận cũng là chỉ tiêu quan frọng và nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương-trả cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.

Cách xác định: L = D’MV-F-Tb

F ở đây là chi phí sử dụng để tạo ra kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp Nó bao gổm cả quỹ lương đối với các nghiệp vụ có tính chất dịch vụ như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh hướng dẫn du lịch... F chính là giá thành của các dịch vụ đó.

2. Phân phối thu nhập - Trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp 2.1. Phân phôi thu nhập

* Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Chê' độ phân phối thu nhập nói chung và phân phối lợi nhuận nói riêng do nhà nước quy định.

Chê' độ phân phối này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng điều kiện lịch sử, mục đích là động viên được cán bộ công nhân viên, nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

* Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Chế độ phân phối thu nhập và lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.

Chủ động phân chia kết quả hoạt động của mình phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã xác định, đó là đạt được lợi nhuận cao nhất.

2.2. Trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp

Nhìn chung thu nhập của doanh nghiệp được phân phối như sau:

- Trả công cho người lao động: Đối với các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện theo chế độ khoán, thu nhập quỹ lương sẽ được trích theo quy định hướng dẫn của nhà nước.

Nói chung thu nhập của người lao động cao hay thấp phụ thuộc vào thu nhập cùa doanh nghiệp nhiều hay ít.

- Nộp cho nhà nước dưới dạng thuê' lợi tức theo tỉ lệ thuê' lợi tức pháp định (theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp phải nộp 32% số lợi tức đạt được vào ngân sách).

- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 32% với doanh nghiệp trong nước và 25% với doanh nghiệp liên doanh.

- Phần còn lại doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi không hợp lý, không hợp lệ, chia lãi cổ phần và trích lập các quỹ như sau:

* Quĩ đấu tư phát triển sản xuất kinh doanh:

Quỹ này hình thành nhằm mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp - doanh nghiệp tự lo liệu nhu cầu phát sinh trong kinh doanh, cụ thể sử dụng để:

- Cải tiến kỹ thuật, bô' trí lại dây chuyền sản xuất kinh doanh hợp lý.

- Bổ sung nguồn vốn đầu tư tự có, vốn xây dựng cơ bản.

- BỔ sung nguồn vốn lưu động thiếu.

- Chi về an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh.

- Trả tiền vay về cải tiến kỹ thuật.

Quỹ này còn được bổ sung từ các nguồn vốn khác theo quy định của nhà nước.

* Quỹ dự phòng tài chính:

Quỹ này hình thành nhằm đảm bảo an toàn được vốn, chống lại những rủi ro trong kinh doanh do nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên như: lạm phát, trượt giá, kinh doanh thua lồ.

Quỹ này còn lấy từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi về bảo hiểm vật tư, tài sản, tiền vốn được cơ quan bảo hiểm đền bù rủi ro...

* Quỹ khen thưởng:

Quỹ này hình thành nhằm thực hiện đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động.

Quỹ này dùng để khen thưởng thường xuyên hoặc đột xuất cho cán bộ công nhân viên có thành tích và đóng góp trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và còn để khen thưởng cho những đơn vị có quan hệ kinh tê' tốt đối với doanh nghiệp.

* Quỹ phúc lợi:

Quỹ này được sử dụng đổ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên như trợ cấp ăn trưa, ượ cấp khó khăn, an dưỡng, tham quan du lịch...

Các quỹ ưên phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận càng cao, các quỹ được trích lạp càng lớn và phụ thuộc vào từng doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp quốc doanh thì quỹ phát triển sản xuất kinh doanh phài chiếm tối thiểu 35% lợi nhuận được để lại doanh nghiệp.

3. Các nhân tố ảnh hưỏng đến lợi nhuận và biện pháp nâng cao lợi nhuận

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Lợi nhuận doanh nghiệp du lịch khách sạn phụ thuộc vào nhiều yếu tô' khách quan và chủ quan.

- Giá cả thị trường: Là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận trong doanh nghiệp. Giá cả tăng lên làm cho khối lượng tiêu thụ giảm, vì thế doanh thu không tăng. Vì vậy, doanh nghiệp du lịch khách sạn cần phải xác định giá cả hợp lý.

- Tính chất thời vụ: Trong kinh doanh du lịch khách sạn, tính chất thời vụ có ảnh hưởng mạnh đến doanh thu và chi phí. Do dó, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận cùa doanh nghiệp. Vào thời vụ chính, hoạt động kinh doanh du lịch khách sạn sẽ có doanh thu lớn và do đó lợi nhuận tăng lên, song vào mùa chết thì doanh thu rất thấp và chi phí cao, do đó lợi nhuận giảm.

- Chu kỳ sống của sản phẩm: Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn đến chu kỳ sống của sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cùa chu kỳ sống của sản phẩm mà giá bán ra của sản phẩm có khác nhau và chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi khác nhau, thời gian tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau. Điều đó tất yếu dẫn đến lợi nhuận thu được cũng khác nhau.

- Phương thức kinh doanh và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp: Các dịch vụ kèm theo và kể cả các dịch vụ phải thanh toán trong kinh doanh du lịch khách sạn có thể không tạo ra lợi nhuận nhưng nó làm tăng khối lượng tiêu thụ và thông thường khối lượng tiêu thụ tăng nhanh hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Do đó, đây cũng là một yếu tô' làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Trình dộ quản lý của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp quản lý kinh tê' nói chung và trình độ quản lý vốn nói riêng tốt là một điều kiên quan trọng để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

• Ngoài ra, chính sách của nhà nước về quàn lý kinh tê', chính sách thuế, lợi thế, danh tiếng của doanh nghiệp cũng là nhân tồ' tăng lợi nhuận.

3.2. Biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp - Đẩy mạnh quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu.

- Thực hành tiết kiệm chi phí, trong quá trình sản xuất kinh doanh đó.

- Hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh du lịch - khách sạn.

- Nâng cao trình độ tổ chức quản lý nói chung: lao động, vốn, phí.

- Kích thích bằng lợi ích vật chất đối với người lao động thông qua tiền lương, tiền thưởng nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Tổ chức các phong trào thi đua, đẩy mạnh áp dụng những sáng kiến cải thiện kỹ thuật trong quá trình kinh doanh.

Câu hỏi thào luân

1. Trình bàycơ cấu vốn kinh doanh. Hãycho biết muốn bảo toàn và phàttriển vốn ta làm thế nào?

2. Trình bày cách đánh giá tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp du lịch - khách sạn . Thực hiện cácbàitập.

3. Phân tích các nhân tô' ảnh hưởngtới chi phí, từ đó tìm ra biện pháptiết kiệm chi phi trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn.

4. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, rút ra biện pháp nâng cao lợi nhuận. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp đã áp dụng những biện pháp nâng cao lợi nhuận như thế nào?

Câu hỏi ôn tãp

1. Trinh bàykháiniêm và cơ cấu doanhthu.

2. Trinh bàycơcấuvốn kinh doanhtrong doanh nghiệp du lịch - kháchsạn.

3. Trình bày phương pháp bảotoàn và pháttriểnvốn.

4. Cảc biện pháp nâng cao hiệu quảsử dụng vốn.

5. Thế nào là chi phítrong doanh nghiệp dulịch -khách sạn? Trinh bày các nhân tố ảnh hường đến chi phi.

6. Thê'nào là thu nhậptrong doanh nghiệpvà nguồn hình thành thu nhập?

7. Trình bày các biện pháp tiếtkiệm chi phívà nâng cao lợi nhuận.

Chương 8

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 180 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)