Căn cứ xác định giá

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 127 - 131)

DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN

I. GIÁ CẢ TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN

1. Căn cứ xác định giá

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, các đơn vị kinh doanh du lịch khách sạn đã chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế độc lập, do vậy cơ chê' định giá cũng được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Cơ chế định giá cứng nhắc trước đây được thay bằng cơ chế định giá linh hoạt, mềm dẻo. Trên cơ sở một khung giá đã được quy định, cân đối với những điểu kiên cụ thể, các doanh nghiệp được tự ấn định giá sản phẩm cùa mình. Trong diều kiện cạnh tranh gay gắt thì chính sách giá có vai trò quan trọng trong việc đảm bào sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy khi xác định giá cần phải dựa trên những căn cứ sau: Khi xác định giá sản phẩm du lịch phải căn cứ vào chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Khi xác định giá cả sản phẩm du lịch phải dựa trên cơ sở các nhân tố tác động đến sự hình thành giá cả gổm:

- Dựa vào nhu cầu trên thị trường.

- Dựa vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Dựa vào giá trị cảm nhân của người tiêu đùng.

Ngoài ra phải dựa trên quan hệ tỷ giá giữa các doanh nghiệp, giá trị cảm nhận của khách du lịch. Trong thực tế hiên nay, các hàng hóa và dịch vụ du lịch đểu do thị trường quyết định giá. Việc xây dựng phương án giá là để tìm ra giá chào hàng với thị trường và xác định cận thấp của giá.

2. Trình tự xây dựng một phương án giá cho một loại sản phẩm du lịch

Việc xây dựng một phương án giá cho một sàn phẩm du lịch (dựa ưên chi phí) được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Xác định nhu cầu thị trường và khả năng thanh toán của xã hội về loại sản phẩm đó.

- Xác định nhiệm vụ kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật:

+ Công suất sử dụng, lượng khách thực tế và khả năng dự kiên.

+ Các điều kiện về trang thiết bị.

+ Số lao động cần thiết.

Bước 2: Xây dựng chi phí (giá thành) cho loại sản phẩm cần xác định giá - Các chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ nào thì tính thẳng vào sản phẩm và dịch vụ đó.

- Các chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ thì phải phân bô theo tiêu thức phù hợp.

+ Cùng một loại tài sản có liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì phân bổ theo công suất sử dụng hoặc theo diện tích sử dụng (nhà cửa).

+ Chi phí quản lý hành chính: phân theo chi phí tiền lương hay chi phí trực tiếp.

- Cách xác định giá thành (C+V).

1. Chi phí về tư liệu sản xuất bao gổm chi phí khấu hao tài sản cố định (C|) và chi phí nguyên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng và các chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (Cị).

Cách tính: Phân loại tài sản cố định ra từng nhóm.

Xác định loại tài sàn cho từng dịch vụ, xác định giá tài sản cô định (cần phải xác định đúng giá trị đích thực của tài sản, và nếu có sự biến động cùa giá cả thì phải tính lại trị giá tài sản theo mặt bằng giá mới).

Ví dụ: Khách sạn A trị giá 1.000 triệu đồng (toàn bộ để phục vụ kinh doanh buồng ngủ), tỷ lệ khấu hao bình quân là 5%/năm. Ta có:

Chi phí khấu hao ss 1.000.000.000 đ X 5/100 = 50.000.000 đổng/năm.

2. Chi phí bằng tiền được chi ra trong quá trình kinh doanh (C2) (không bao gổm chi phí tiền lương).

Trong hạch toán cùa các đơn vị, các chi phí này thể hiện bằng số thực tế chi ra trong kinh doanh.

Để có cơ sở tính giá sản phẩm, dịch vụ khi xác định chi phí c2 cần phải:

- Căn cứ vào giá cả các loại nguyên liệu, vật liệu hiên tại thời điểm xác

định giá và dự kiến biến động giá của các loại trên trong thời gian giá có hiệu lực để xác định giá bình quân đưa vào tính toán.

- Căn cứ vào các định mức kinh tê' kỹ thuật của nhà nước, của ngành và của doanh nghiệp để xác định lượng tiêu hao vật tư nguyên liệu và các chi phí khác. Ví dụ: Khi tính chi phí Cj cho khâu kinh doanh buồng ngủ để xác định giá cho thuê phòng.

- Căn cứ vào định mức trang bị cho từng loại phòng để xác định: số lượng đồ gỗ, đổ điện, đổ vải, vệ sinh...

- Căn cứ vào giá thực tế tại thời điểm kinh doanh để tính giá cho các loại trên.

- Cãn cứ vào thời gian sử dụng hợp lý cho từng loại trang thiết bị để xác định chi phí cho một năm.

- Căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể của từng khách sạn, khả năng thu hút khách và nhu cầu của khách đối với tùng nơi để xác định số lượng từng loại trang thiết bị, loại trang thiết bị phù hợp với khả năng thanh toán của khách.

3. Chi phí tiền lương (V).

Căn cứ vào định mức lao động hợp lý cho từng khâu kinh doanh để xác định số lao động cần thiết cho từng dịch vụ.

- Căn cứ vào chính sách chi trả lương cùa nhà nước và của doanh nghiệp để xác định tổng quỹ lương cần thiết cho từng dịch vụ và chung cho doanh nghiệp. Tổng quỹ lương bằng sô' lao động nhân với tiền lương bình quân.

Bước 3: Xác định giá bán sản phẩm hay dịch vụ

Giá bán = Gìá thành + Thuê' giá trị gia tăng + Phí phục vụ + Lãi.

- Thuê' giá trị gia tăng: được quy định bằng một tỷ lệ % trên giá bán sản phẩm, dịch vụ.

- Phí phục vụ: Được tính bằng tỷ lệ % trên giá bán.

- Lãi (m): Tùy tình hình cụ thể của từng loại sản phẩm, dịch vụ ở từng đơn vị mà xác định tỷ lệ lãi cho phù hợp.

Ví dụ: Để xác định giá cho 1 buồng loại 1 ở khách sạn A.

- Giá thành hợp lý: 150.000đ/ngày.

- Thuê' giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước là 10% trên giá bán.

- Phí phục vụ được tính 5% trên giá bán.

- Tỷ lệ lãi xác định là 10% trên giá bán ta có:

Giácho thuê ỉngày buồng = 150.000đ , nA AAA

—— -——— X100 =2ữQ.QQỒđỉngày ỈOO-(ỈO+ 5+ ỈO)

Xác định chi phí cho một ngày ăn theo đoàn của khách du lịch. Cãn cứ vào thực đơn ta tính được lượng tiêu hao nguyên vật liệu.

- Giá thành hợp lý: 45.000đ.

- Thuế giá trị gia tâng: 10% trên giá bán.

- Chi phí phục vụ 5% trên giá bán.

- Lãi là 10% trên giá bán.

Giá cho ỉkhách ăn trong ngày = ■-X100 - 60.000đì ngày s ỈOO-(ỈO+5 + ỈO)

- Giá các địch vụ khác.

Gdv = Giá thành + Thuế + Lãi.

Cáu hỏi thảo luân

1. Sự co giãn cũamức cầu ảnh hường tới giá cà như thế nào? Cho vídụ.

2. VÌ sao cơ câu cùa chi phílại ảnh hưởngtới giá?

3. Sự cạnh tranh trên thị trưởng làm ảnh hưởng đến sự hinh thành giá cả hỗn hợp như thế nào?

4. Vìsaođặc trưng của sản phẩm du lịch lại có ảnhhưởng đến sự hình thành giá?

5. Trình tự xây dựng một phương án giá cho một loại sản phẩm du lịch gồm những bước nào?

Câu hỏi ôn tâp

1. Trình bày khái niệm - bản chất kinhtếcủa giá cà hàng hoá.

2. Phân tích những nhân tốảnhhưởng đến sự hình thành giá cả.

3. Trình bày phương ánxácđính giá sản phẩm trong doanh nghiệpdu lịch -khách sạn.

Chương 6

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)