Mục tiêu chiến lược • ■

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 134 - 137)

DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN

Chương 6 CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG

I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

4. Mục tiêu chiến lược • ■

Mục tiêu của doanh nghiệp cần phải chỉ rõ đích phấn đấu cùa doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh, là một yêu cầu đặt ra đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đó, đồng thời mục liêu được sử dụng như một công cụ dể đánh giá, kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu cần phải đàm bảo yêu cầu sau:

- Mục tiêu phải rõ ràng: Mục tiêu phải xác định rõ, cụ thể, tránh chung chung. Nếu mục tiêu chung chung như phấn đấu đạt lợi nhuận tối đa, phấn đấu

tăng thị phần của doanh nghiệp sẽ không chỉ ra được một cách cụ thể, không tập trung được trí tuệ của tập thể, không cho phép huy động mọi nỗ lực của doanh nghiệp.

Mục tiêu có thể được thể hiện qua các định hướng (mức tăng lợi nhuận, số sản phẩm tăng...) hoặc các chỉ tiêu định tính (chất lượng sản phẩm, thứ hạng khách sạn, chất lượng dịch vụ, danh tiếng, uy tín...).

- Mục tiêu càng cụ thể, càng dễ dàng xây dựng các phương án chiến lược.

- Mục tiêu thể hiện như một yếu tố thúc đẩy mọi nỗ lực của doanh nghiệp.

- Mục tiêu phải đảm bảo tính hiện thực tiên tiến. Nếu một mục tiêu dễ dàng thực hiện được sẽ không có tính chất thúc đẩy sự cố gắng, nhưng mục tiêu vượt quá khả năng của mình sẽ trở nên thiếu thực tế, không có tính khả thi, vì thế yêu cầu của mục tiêu không chỉ phù hợp với thực tế của doanh nghiệp mà còn phải thể hiện tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

- Mục tiêu phải linh hoạt và có tính khả thi: Mục tiêu phải có độ linh hoạt để có thể điều chỉnh khi có diên biến bất thường về cơ hội, rủi ro không lường hết khi xác định mục tiêu. Mục tiêu phải có tính khả thi mới tạo được niềm tin cho lãnh đạo và tập thể doanh nghiệp, nhất là vể lao động, họ mới ủng hộ và quyết tâm thực hiện.

- Mục tiêu phải đảm bảo sự thống nhất: Mục tiêu cụ thể phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của doanh nghiệp, mục tiêu ngắn hạn phải phù hợp với mục tiêu dài hạn, mục tiêu từng bộ phân phải nhất quán và nhằm thực hiên mục tiêu tổng thổ của doanh nghiệp.

4.2. Các loại mục tiêu chiến lược

* Nếu theo thời gian mục tiêu có 2 loại:

- Mục tiêu dài hạn: Xác định mức độ phấn đấu của doanh nghiệp trong thời gian dài (từ 3 đến 5 năm hoặc 10 năm).

- Mục tiêu ngắn hạn: Xác định mức phấn đấu của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn (thường từ 1 đến 2 năm).

* Xét theo tính chất và vị thế của mục tiêu:

Mục tiêu của doanh nghiệp gồm 2 loại:

- Mục tiêu chung: phản ánh mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp cần đạt được phải thường là các chỉ tiêu lợi nhuận hoặc doanh thu...

Đối với những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá bền vững, có thể ấn định mục tiêu bằng cả hai chỉ tiêu trên.

- Mục tiêu cụ thể: Là cụ thể hoá mục tiêu chung bằng những chỉ tiêu phản ánh từng lĩnh vực, từng mật hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy mục tiêu cụ thể cần được xây dựng trên các mặt vị thê' thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, tài chính...

Sau đây là mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp được sơ đổ hoá như sau:

Sơ đồ 6.1: Các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Ví dụ: Công ty lữ hành A có mục tiêu trong nám như sau:

Mục tiêu chung: Tăng lợi nhuận bình quân trong năm là 15%. Muốn vậy cần đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

+ Tăng thị phần trong khu vực từ 15 đến 20%.

+ Tăng 30% vốn đầu tư để xây dựng các chương trình du lịch liên kết xuyên quốc gia.

+ Cần mở lớp hàng năm đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)