Vai trò của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 36 - 39)

III. CHỨC NANG - VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH

2. Vai trò của ngành du lịch

Trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một số lượng lớn vật tư hàng hóa để phục vụ du khách. Ngoài ra việc khách du lịch đem tiền kiếm được từ nơi khác đến chi tiêu ở vùng du lịch, làm tãng nguồn thu của vùng và của đất nước du lịch, góp phần làm cho kinh tế của vùng du lịch và của đất nước phát triển.

Ngành du lịch phát triển còn là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tê' quốc dân như: ngành nông nghiệp, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành tiểu thủ công nghiệp v.v...

Do nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng và phong phú cho nên ngành du lịch tạo điều kiên cho các ngành này đa dạng hóa sản phẩm, mờ rộng thị trường tiêu thụ ngay tại chỗ giúp cho quá trình lưu thông được nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Ngành du lịch phát triển còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành giao thông vân tài, bưu điện, ngân hàng, xây dựng v.v... thông qua hai con đường: khách du lịch trực tiếp sử dụng các dịch vụ của các ngành này như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu diện, dịch vụ đổi tiền. Còn các cơ sở kinh doanh du lịch cũng tiêu thụ một phần lớn các sản phẩm của các ngành này như các công trình xây dựng, dịch vụ bưu điên...

Hoạt động của ngành du lịch còn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân.

Thông qua việc sản xuất chế biến các đổ ăn, thức uống phục vụ du khách và bán các mặt hàng lưu niêm... mà hoạt động du lịch góp phần tạo ra thu nhập quốc dân, làm tăng thu nhập quốc dân.

Phát triển du lịch quớc tế chủ động đem lại nguổn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ở các nước du lịch phát triển, nguổn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế chiếm đến 20% trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đát nước. Ngoại tê thu được từ du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia.

- Ngoài ra du lịch được coi là một ngành xuất khẩu rại chỗ đem lại hiệu quả kinh tê' cao ở chỗ;

Trước hết, một phần rất lớn đối tượng mua bán trong du lịch quốc tế 'à các dịch vụ (lưu trú, bổ sung, trung gian..). Do vậy "xuất khẩu.” :u lịch là X"ấi khẩu các dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương không thực hiêí được.

Ngoài ra đối tượng xuất khẩu của du lịch quổc tế còn 1 > hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm... là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo đường ngoại thương, hoặc có xuất khẩu được thì cũng đòi hỏi chi phí rất cao mà giá xuất 'ạ: thấp.

Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đem lại doani thu cao hcii so với xuất khẩu ngoại thương. Sở dĩ như vậy vì hàng hóa trong du lịch được tán theo giá bán lẻ, nhiều khi còn bán theo giá độc quyén. trong khi đó hang XI Khẩu ngoại thương thi xuất theo giá bán buôn và nhiều nơi giá xuất còn thấp 1 ơn so với giá thành, do đó nhiều khi bị lỗ.

Ngoài ra xuất khẩu du lịch quốc tế còn tiết kiệm được chỉ phi vạn ...uyển, chi phí bảo hiểm, không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và tránh đượi rúi ro trẽn đường vận chuyển.

Xuất khẩu du lịch là xuất kháu “vô hình” có ưu điểm là chỉ ban cho khách quốc tê' cái quyền được cảm nhận g‘á trị tài nguyên du lịch tại một điế - du lịch, còn các tài nguyên du lịch vẫn còn nguyên giá trị.

Du lịch phát triển còn kích thích đầu tư. Do du lịch là ngành được tạo nên bởi rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhai: .ie,>.

sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đường sá, công vicn...) và dôi k ii cả kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian..) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi cúa các tầng lớp nhân dân, của các doanh nghiệp nhỏ và cả đầu tư từ nước ngoài.

Sự phát triển cúa du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho Igười lao động. Trong thời đại hiên nay các ngành sm xuất truyển thống một mít do tốc độ tăng trưởng chậm lại, mặt khác do việc hiện đại hóa trong các ngànn nảy sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lao động. Trong khi đó ngành du lịch phát triển nhanh chống, và do đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ sò' sử dụng lao động rất cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Hàng năm vào mùa du lịch chính, các cơ sở kinh doanh du lịch thường tiếp nhân một số lượng ỉóu Lo ú)ng vào làm hợp đổng trong doanh nghiệp tạo nguồn thu nhập cho họ. Ngoai ra s phát

triển của du lịch còn kích thích các ngành khác phát triển, do đó còn tạo nhiều việc làm cho các ngành, các lĩnh vực khác,

Sự phát triển của du lịch còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Thông thường tài nguyên du lịch thường có nhiều ờ những vùng núi xa xôi, vùng ven biển, hay các vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác và đưa các tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa... Do vậy việc phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở những vùng dó. Mặt khác do khách du lịch đem tiền kiếm được từ nơi khác đến các vùng đó sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ở những vùng đó phát triển.

Sự phát triển của du lịch quốc tê' còn có vai trò to lớn trong việc mở rộng và củng cố mối quan hệ kinh tê' quốc tế: Các mối quan hệ kinh tê' đó bao gồm:

việc ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng du lịch; tham gia vào các tổ chức quốc tê' về du lịch để thúc đẩy sự phát triển của những ngành này; Hợp tác quốc tê' trong lĩnh vực vận chuyển khách...

Phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tê' thụ động sẽ tăng cường sức khoè cho người dàn lao động, từ đó góp phần tãng năng suất lao động xã hội.

2.2. Vai trò về xã hội

Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có các ăn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đổng thời mờ mang kiến thức... góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, cho ké hoạch trong tương lai của con người.

Thông qua các cuộc tiếp xúc giữa khách du lịch với dân cư của địa phương mà giúp con người mở mang những hiểu biết về lịch sử, vãn hóa, phong tục tạp quán, đạo đức, kinh tế... Du lịch làm giàu và phong phú thêm khả nảng thẩm mỹ của con người... Do đó thông qua du lịch rnà trình độ dân trí cùa người dân được nâng cao

Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đảì nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống của dân tộc Thông qua các chuyên đi tham quan, vãn cảnh, nghỉ mát... giúp người dân làm quen với các cảnh đẹp, với lịch sừ và văn hóa của dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình.

Sự phát triển của du lịch còn góp phần bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sừ văn hóa, các danh lam thắng cảnh của dịa phương, của đất nước. Đồng thời sự phát triển của du hch còn góp phần giữ gìn bản sắc vãn hóa dân tộc thông qua các hoạt động lề hội khôi phục các làng nghề truyền thống...

Thông qua con đường du lịch quốc tế, nhân dân các nước được tự do đi lại thăm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa làm quen với các phong tục tập quán... của nước khác. Từ đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tồn ưọng lẫn nhau, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)