Những đặc trưng của "cung" trong du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 68 - 73)

2.1. Cung trong du lịch chủ yêu không ử dạng hiện vật

Mặc dù "cung” du lịch là đại lượng được xác định nhưng chúng phẩn lớn không tồn tại ở dạng hiện vật. Nguyên nhân là do nhu cầu du lịch được thoả mãn chủ yếu thông qua các các dịch vụ, trên 80% là tiêu dùng dịch vụ.

Dịch vụ không tồn tại ở dạng hiện vật, chúng không thể đem trưng bày một cách trực tiếp như các hiện vật cụ thể khác, vì thế chỉ qua các thông tin ta mới biết được khả năng cung ứng dịch vụ du lịch trên thị trường. Điều này nhắc nhờ nhà cung ứng dịch vụ du lịch phải chú ý tới thông tin, tìm ra các biện pháp để khách du lịch có được các thồng tin về các dịch vụ, hàng hoá du lịch của mình.

2.2, Cung trong du lịch chủ yếu khỏng có tính mềm dẻo

Cung du lịch cô' định về vị trí và sức chứa. Cung trong du lịch rất khó thay đổi tương ứng với sự biến động của thị trường du lịch, do sự thay đổi của "cầu”

du lịch và giá cả của dịch vụ hàng hoá gây ra. Nguyên nhản là:

- Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch diễn ra đổng thời tại điểm du lịch như hàng ăn uống.

- Dịch vụ và sản phẩm du lịch (ân uống) không thể để lưu kho, như vây chúng không thể đem cất giữ khi nhu cầu vẻ chúng giảm đi.

- Tỷ trọng vốn cô' định cao hơn vốn lưu động. Để tạo ra cung trong du lịch, các tổ chức, xí nghiệp du lịch cần một lượng vốn đầu tư lớn để sản xuất ra dịch vụ hàng hoá du lịch. Vì vây tỉ trọng vốn đẩu tư cơ bản trong giá thành cúa sán phẩm du lịch thường cao hơn so với các ngành khác. Điều này làm cho cung du lịch khó thay đổi khi có sự biến động của giẩ cả trên thị trường du lịch.

Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, các nhà doanh nghiệp du lịch cũng cần phải điều chình giá cả các sản phẩm du lịch cho thích ứng với giá cả thị trường, nhằm duy trì sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch. Chẳng hạn: nãm 1997 do tình hình khủng hoảng kinh tế của các nước Đông Nam Á đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của các sản phẩm du lịch. Các nhà doanh nghiệp du lịch khách sạn đã phải giảm giá buồng xuống từ 50 đến 60% đế thu hút khách du lịch và các sản phẩm du lịch cũng được điều chinh giá cho thích hợp.

2.3. Cung trong du lịch hạn chê về mật sô lượng và thường được tổ chức một cách thống nhất trên thị trường

Do việc đầu tư vớn trong du lịch đòi hỏi với khối lượng lớn nên sô' lượng các đơn vị, xí nghiệp du lịch hạn chê' trong một thời điểm nhất định. Mặt khác trong quá trình hoạt động kinh doanh, để đạt hiệu quả cao giữa các lổ chức, các xí nghiệp du lịch - khách sạn cần có những thông tin về nhau, trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn các tổ chức du lịch thường phôi hợp chặt chẽ với nhau, vì vậy "cung” trong du lịch thường được tổ chức một cách thống nhất trên thị trường.

2.4. Cung trong du lịch có tính chuyên món hoá cao

Cung trong du lịch bao gồm những dịch vụ và hàng hoá rất khác nhau;

Dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí v.v...

Mỗi loại dịch vụ lại có chuyên môn hoá cao như trong dịch vụ lưu trú ta thấy chuyên môn hoá ngày càng phát triển như khách sạn, motel, camping, làng du lịch v.v...

Tính chuyên mồn hoá của cung trong du lịch bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của nó. Ngày nay dịch vụ, hàng hoá du lịch rất phong phú da dạng, chúng tạo điều kiện cho khách du lịch có thể dễ dàng lựa chọn các điểm

du lịch khác nhau. Dịch vụ, hàng hoá càng phong phú thì cơ hội để chúng được thực hiện trên thị trường du lịch càng lớn.

Do vậy tính chuyên môn hoá của cung trên thị trường du lịch được xem như là một yếu tố để mở rộng thị trường.

Cung trong du lịch còn có tính phối hợp cao. Ví dụ: Trong một tua du lịch bao gồm các dịch vụ: vận chuyển khách - lưu ưú - dịch vụ ăn uống - dịch vụ hướng dẫn - dịch vụ vui chơi giải trí... mặc dù trên thị trường có nhiều tổ chức kinh doanh du lịch tham gia phục vụ khách du lịch, nhưng được phối hợp chặt chẽ giữa các khâu để tạo nên một tua du lịch hoàn chỉnh.

3. Những yếu tố xác định khả năng của "cung" trong du lịch

3.1. Sự phát triền của lực lượng sản xuất và các thành tựu khoa học kỹ thuật

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các thành tựu khoa học kỹ thuật là yếu tô' cơ bàn tác động đến khối lượng và cơ cấu của cung trong du lịch.

Nó góp phần tạo ra các dịch vụ hàng hoá có giá trị sử dụng với chỉ tiêu chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các thành tựu khoa lọc kỳ thuật làm lăng khối lượng của "cung” du lịch. Sau Chiến tranh thê' giới lần thứ II, các nước tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Pháp, Anh, Tây Đức, Canada, Thụy Sỹ, Nhật Bản V.V.. đã thu được những thành tựu nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Nhờ đó các nước đã áp dụng những kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật vào việc mở rộng du lịch. Hàng loạt các khách sạn hiện đại ra đời, các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng máy bay và các dịch vụ du lịch khác đã giúp cho các nước này mở rộng du lịch quốc tế mang lại lợi nhuận cao.

Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng trong ngành du lịch - khách sạn cũng làm giảm giá thành cùa sản phẩm du lịch, nhở vậy sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cùa chúng trên thị trường du lịch.

3.2. Cầu trong du lịch

Cung - cầu là hai mặt của một quá trình, vì vậy trên thị trường ờ đâu có

"cầu" thì ờ đó có "cung" được hình thành để đáp ứng “cầu”. Trong du lịch khối

lượng tiền tệ thoả mãn nhu cầu du lịch sẽ quyết định khối lượng dịch vụ, hàng hoá bán trên thị trường du lịch. Tình trạng của cầu trong du lịch tác động đổng thời đến số lượng bán hàng thực tế và quá trình chuyên mòn hoá của cung, cùng với những đặc điểm của các hoạt động trung gian.

Ví dụ: Năm 1975 Việt Nam mới có 36.910 người khách du lịch quốc tế, lúc dó "cung" du lịch của ta còn nhỏ bé, chưa có phương tiện hiện đại vận chuyển khách, chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế . Đến tháng 10/1997 Việt Nam đã có 1,7 triệu du khách quốc tế, 8.5 triệu khách du lịch nội địa.

Khi đó du lịch Việt Nam lượng cung đã thay đổi hẳn, so với năm 1975, cơ sờ hạ tầng: sân bay, cầu đường, giao thông vận tải được xây dựng nhiều, các di tích lịch sử được tôn tạo, các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tê' đã ra đời, hệ thống dịch vụ vận tải, các tổ chức kinh doanh du lịch - khách sạn đã xuất hiện nhiều công ty có qui mô lớn.

Hiện nay các đề án qui hoạch du lịch các vùng, liên vùng, các tỉnh đã được triển khai xây dựng, có sự cộng tác của các chuyên gia trong và ngoài nước, mục đích để đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế ngày càng tăng mạnh.

3.3. Mức độ tập trung hoá của "cung”

Yếu tô' này tác động đến khối lượng của cung tham gia trên thị trường.

Mức độ tập trung hoá càng cao thì càng mờ rộng sự tham gia của cung trên thị trường du lịch, qui mô kinh doanh ngày càng hiện đại sẽ nâng cao khà năng cạnh tranh của các tổ chức du lịch, thu được lợi nhuận cao, giảm chi phí.

Sự tập trung của cung diễn ra theo 2 hướng:

- Tập trung hoá theo chiều ngang là khi các đơn vị kinh doanh thuộc cùng một lĩnh vực kết hợp với nhau. Ví dụ: Sự kết hợp giữa các khách sạn với nhau, kết hợp giữa các hãng lữ hành với nhau v.v...

- Tập trung hoá theo chiều dọc là các đơn vị kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác nhau kết hợp với nhau trên thị trường.

Ví dụ: Sự kết hợp giữa khách sạn với các hãng lữ hành và hãng vận tải khách, để tổ chức tiện lợi cho một tua du lịch mà có thể chi phí giảm, lợi nhuận tăng.

Thông thường tập trung hoá theo chiều ngang diễn ra trước, sau đó mới có sự tập trung hoá theo chiều dọc.

3.4. Giá cả hàng hoá và các dịch vụ trên thị trường du lịch

Giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của "cung" du lịch.

Nếu giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thi trường du lịch lăng lên, sẽ kích thích cung du lịch tăng, vì khi đó các sản phấm du lịch bán ra trên thị trường sẽ mang lại lợi nhuận cao.

Ngược lại giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường giảm, nó phản ánh cung lớn hơn cầu, khi đó cung trong du lịch sẽ giảm dần, thì các nhà kinh doanh du lịch khách sạn bán các sản phẩm du lịch đem lại lợi nhuận thấp, phạm vi kinh doanh bị thu hẹp. Vì vây các tổ chức kinh doanh du lịch - khách sạn cần áp dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ vào quá trình lạo ra sán phẩm du lịch, mục đích là để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Khi đó sản phẩm du lịch được tiêu thụ mạnh làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

3.5. Chính sách du lịch cùa từng quốc gia

Chính sách du lịch của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó. Cung trong du lịch được mở rộng nếu quốc gia đó có chính sách phát triển du lịch tốt và ngược lại cung bị thu hẹp nếu du lịch không được chú ý đến.

Ở Việt Nam trong thời kỳ kinh tê' kế hoạch hoá tập trung, phàn phối sản phẩm theo cơ chế bao cấp, nhà nước chưa chú trọng phát triển du lịch, khi đó cung du lịch của nước ta còn nhỏ bé.

Thời kỳ kinh tế mờ, Nhà nước ta cho phép du lịch phát triển, khi đó cung trong du lịch đã phát triển mạnh. Từ chỗ không có một khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, đến nay ta đã có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cơ sờ hạ tầng được nhà nước chú trọng xây dựng hiên đại. Các cơ sở kinh doanh du lịch khách sạn - các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, hình thành và phát triển mạnh. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cành được tôn tạo khang trang, là những nơi hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, vì thê "cung" trong du lịch ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng phát triển.

IV. TÍNH CHẤT MÙA vụ DU LỊCH

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)