DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN
Chương 7 Chương 7 TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
I. DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN
2. Cơ cấu doanh thu
Để có được doanh thu cuối cùng, các cơ sờ kinh doanh dịch vụ phải trải qua một quá trình liên hoàn là chuẩn bị sản xuất, phục vụ và bán hàng.
Trong hoạt động kinh doanh khách sạn - nhà hàng, khồng phải lúc nào cũng thấy những giai đoạn trên ở nguyên dạng và độc lập. Ngoài ra các giai đoạn này thường được thực hiện theo các thứ tự khác nhau (Nghĩa là có thể có giai đoạn bán trước giai đoạn chuẩn bị, hoặc giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn sàn xuất trước giai đoạn bán). Doanh thu trong khách sạn và trong nhà hàng có được từ các hoạt động khác nhau.
2.1. Doanh thu trong khách sạn
Doanh thu trong khách sạn bao gồm 2 thành phần chính:
- Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú.
- Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung.
Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uông và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho du khách. Hiện nay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hoá
trong khách sạn là nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gần 70% tổng doanh thu của toàn ngành. Như vậy, số lượng, chất lượng của dịch vụ, hàng hoá bán trong khách sạn có vai trò quan trọng đối với kinh doanh du lịch. Cũng như các khách sạn khác, các sản phẩm chính của các khách sạn nhà nước có thể chia thành 3 nhóm sau:
- Dịch vụ lưu trú: Đây là dịch vụ chủ yếu của các khách sạn. Năm 1998, doanh thu từ dịch vụ này chiếm đến 65% tổng doanh thu của toàn hê thống khách sạn. Tuy nhiên, đốì với khách sạn nhà nước, chỉ tiêu trung bình cho dịch vụ lưu trú của khách sạn dao động từ 45-70% tuỳ thuộc vào quy mô của từng địa phương (ở Hà Nội khoảng 50%). Đối với các khách sạn liên doanh, tỉ lệ này còn thấp hơn, khách sạn tư nhân tỉ lệ này thường rất cao. Hiện nay, việc đa dạng các loại hình lưu trú của khách sạn nhà nước còn quá ít làm cho dịch vụ này còn đơn điệu và chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách, các khách sạn nhà nước chưa khai thác được tài nguyên du lịch ở các địa phương để làm phong phú thêm hoạt động của mình trong các dịch vụ ưọn gói cung cấp cho khách.
- Các dịch vụ bổ sung khác: Những năm gần đây, đa sô' các khách sạn nhà nước đã quan tâm khai thác các dịch vụ này để tăng doanh thu và thoả mãn các nhu cầu của khách. Nhìn chung, trình độ kinh doanh của các dịch vụ này còn ở mức thấp. Tỉ trọng doanh thu từ các dịch vụ bổ sung trong khách sạn trung bình chỉ khoảng 10% trong tổng doanh thu. Các dịch vụ bổ sung chù yếu của khách sạn là:
+ Dịch vụ thể thao.
+ Dịch vụ vui chơi giải trí.
+ Dịch vụ xông hơi massage.
+ Các dịch vụ thương mại khác.
+ Dịch vụ bán hàng.
+ Dịch vụ vận chuyển.
+ Các dịch vụ khác: giặt là, cắt tóc, thẩm mỹ.
Nhìn chung trong những năm gần đây, các khách sạn đã nhận thức được lợi ích của việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách, trong khách sạn để nâng cao doanh thu và thoả mãn các nhu cầu đa dạng khác của khách. Để hiểu thêm về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch ở một số nước ta có thể tham khảo các số liệu ở sơ đồ 7.1.
STT Nước đến Thuêphòng Ăn uống Đi lại Tham quan Mua hàng, giảitrí
1 Sìngapo 22,3 13,3 5,1 6,1 55,8
2 Hổng Kông 30,2 10,8 5.1 8,0 51,0
3 Thái Lan 23,4 15,1 13,3 9,4 38,8
4 Trung Quốc 22,5 9,5 11,3 31,3 25,5
5 Inđõnêxia 30,8 17,4 4,6 9,6 23,6
6 Việt Nam 45,4 17,7 10,4 14,4 12,1
Bảng 7.1. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch ở một sò nước trong khu vực
Từ bảng trên cho ta thấy rõ tầm quan trọng của các dịch vụ bổ sung trong các khách sạn. Trong khi đó, phần lớn các khách sạn nhà nước ờ nước ta chủ yếu chú trọng đến khai thác nguồn doanh thu từ dịch vụ cho thuê phòng là chủ yê'u.
- Dịch vụ ăn uống: Hầu hết các khách sạn nhà nước có dịch vụ này để phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Tuy nhiên, dịch vụ này thường mang lại hiệu quả thấp, ít thu hút được khách bên ngoài vào ăn và trung bình chỉ chiếm khoảng 15% doanh thu của khách sạn.
2.2. Doanh thu trong nhà hàng
Doanh (hu trong nhà hàng là số tiền thu được khi bán thức ăn, đồ uống và các dịch vụ kèm theo.
- Hàng hoá gồm 2 loại:
+ Sản phẩm tự sản xuất như: Các món ăn.
+ Sản phẩm mua sẵn như: Rượu, thuốc lá, bia.
- Dịch vụ ãn uống trong nhà hàng gồm 2 loại:
+ Dịch vụ tổ chức tiêu dùng (tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu dùng).
+ Dịch vụ đảm bảo giải trí như: chương trình ca nhạc, chương trình biểu diễn.
Sau đây là bảng cơ cấu doanh thu trong nhà hàng:
Bảng 7.2. Bảng cơ cấu doanh thu trong nhà hàng
STT Danh mục
1 Ăn:
- Ăn theothực đơn -Ăn theođoàn - Ăn tiệc
2 uống:
- Uốngcông nghiệp(đồuống sẵn) - Uống pha chê'
3 Lưuniệm, mỹnghệ
2.3. Doanh thu từ các tổ chức lữ hành
Các hãng lữ hành là một tổ chức du lịch trung gian làm cầu nối giữa khách du lịch với các cơ sở vận chuyển khách, khách sạn, nhà hàng và các tổ chức trong ngành du lịch. Các hãng lữ hành tham gia vào quá trình bán các sản phẩm du lịch như những người sản xuất, người trung gian, người tổ chức và người bán sản phẩm du lịch. Vì vậy các tổ chức lữ hành đem lại doanh thu đáng kổ cho ngành du lịch nói chung và các tổ chức lữ hành nói riêng.
Doanh thu từ các tổ chức lữ hành bao gồm:
- Tổ chức các tua du lịch trọn gói có 2 loại:
+ Tổ chức theo ý muốn của khách du lịch.
4- Tổ chức chương ưình của hãng.
- Doanh thu từ các dịch vụ trung gian như dịch vụ đưa đón khách đến khách sạn hay các trung tâm du lịch...
- Doanh thu từ các hoạt động khác:
4- Dịch vụ đổi tiền.
4- Bán các loại bản đổ du lịch, tranh ảnh về các trung tâm du lịch, hàng lưu niộm.
4- Dịch vụ bán vé máy bay.
4- Nhân gửi hành lý và bưu phẩm.
II. cơ CẤU VỐN VÀ NGUỐN VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN