LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DO LỊCH - KHÁCH SẠN

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 97 - 101)

DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN

Chương 4 Chương 4 LAO ĐỘNG VÀ TIỂN LƯƠNG TRONG DOANH

I. LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DO LỊCH - KHÁCH SẠN

Lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn được hình thành một cách tất yếu và là một bộ phận cùa lao động xã hội.

Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn do tính chất và nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn quyết định.

Hoạt động lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn chủ yếu là lao động tạo ra dịch vụ. Dịch vụ không có biểu hiện vật chất nên lao động tạo ra chúng là lao động phi vật chất.

Đối lượng phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn là khách du lịch. Lao động tạo ra dịch vụ là những hoạt động gây tác động trực tiếp đến người có nhu cầu đối với các dịch vụ đó. Nó tạo điều kiện cần thiết cho lưu trú và tiêu thụ sản phẩm ăn uống, du lịch cùa khách. Riêng đối với khâu chế biến thức ăn, đối tượng lao động là nguyên liệu.

Khả năng áp dung khoa học kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh du lịch - khách san là rất hạn chê' Bởi vì đối với các hoạt động phục vụ lưu trú, các dịch vụ thì việc thực hiện chúng chủ yếu thông qua lao động sống (lao động của con người).

Đối với hoạt động phục vụ ãn uống có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuât hơn.

Khách du lịch trực tiếp đánh gìấ chất lượng, sàn phẩm lao động hung hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn là dịch vụ hàng hoá nhằm thoả mãn mọi nhu cầu cùa du khách. Hàng hoá là sản phẩm ăn uống có đặc điểm là khoảng cách về thời gian và không gian giữa sản xuất và tiêu dùng khồng lớn. Giá trị

sử dụng của các dịch vụ được thể hiện ngay trong hoạt động phục vụ cùa nhân viên. Các dịch vụ không tách rời người sản xuất ra chúng, sàn xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời vể cả thời gian và không gian. Đặc điểm này đã tạo ra một số hệ quả về kinh tê' xã hội. Người tiêu dùng dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với người "sản xuất" ra chúng và xác định mối quan hệ giữa họ. Khách du lịch trực tiếp đánh giá chất lượng của hoạt động lao động phục vụ. Sự đánh giá này không thể xảy ra trước đó. Chính vì vậy, đánh giá chất lượng dịch vụ cùa du khách mang tính chất chủ quan.

Do đậc điểm cùa hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn, người lao động trong doanh nghiệp du lịch khách sạn có đặc điểm riêng biệt:

Người lao động trong du lịch - khách sạn có thể chia thành hai nhóm: sản xuất vật chất (hàng hoá) và phi sản xuất vật chất (dịch vụ). Trong đó lao động phi sàn xuất vật chất chiếm tỉ trọng lớn hơn.

Vi dự: Lao động sàn xuất vật chất như công nhân nhà bếp.

Lao động phi sản xuất vật chất như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân...

Mức độ chuyên môn hoá của người lao động cao đòi hòi người lao động có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao. Mức độ chuyên môn hoá của người lao động thể hiện ở từng nghiệp vụ, chuyên mồn như phục vụ buổng, phục vụ bàn, bếp, bar...

Tính chuyên môn hoá của lao động du lịch - khách sạn là nguyên nhân làm cho một sô' hoạt động phục vụ du lịch - khách sạn trở nên độc lập như:

Hướng dẫn viên du lịch, đón tiếp khách sạn, tổ chức du lịch, quảng cáo... dễ gây khó khăn cho việc thay thế nhân lực một cách đột xuâì như khi họ nghỉ ốm, nghỉ phép,... gây ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình phục vụ.

Thời gian làm việc của người lao động mang tính chất thời điểm, thời vụ, phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. Giờ làm việc của người lao động thường bị gián đoạn và tương ứng với thời gian đến và đi cùa khách. Có lao động giờ làm việc kéo dài 24/24. Do vậy việc tổ chức lao động phải chia theo ca. Đặc điểm này làm cho người lao động trong doanh nghiệp du lịch- khách sạn vào mùa du lịch không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng cùa họ.

Cường độ lao động của người lao động trong doanh nghiộp du lịch - khách sạn không cao nhưng họ phải chịu đựng tâm lý và môi trường lao động phức

tạp. Đặc điểm này thể hiên rõ nét đối với những người lao động có quan hê trực tiếp với khách như: phục vụ buổng, bàn, bar, hướng dẫn du lịch... họ phải tiếp xúc nhiều loại đối tượng khách du lịch mà khách du lịch lại có những đặc điểm tâm lý xã hội rất khác nhau, ở một số nghiệp vụ, điều kiện lao đông tương đối khó khăn, người lao động phải tiếp xúc với môi trường tương đối nguy hiểm.

Sự giao tiếp với nhiều loại người tiêu dùng khi phục vụ càng tăng thêm sự nguy hiểm này.

Lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn tương đối trẻ, lao động nữ có độ tuổi trung bình từ 20-30 và nam giới trung bình 30-40. Đội ngũ lao động trẻ đảm nhận những công việc tiếp tân, phục vụ bàn, hướng dẫn du lịch, đội ngũ lao động có tuổi chủ yếu phục vụ buổng, quét dọn, nấu bê'p. Lao động nữ chiếm tì trọng lớn hơn lao động nam, ngày nay tỉ trọng này thay đổi với xu hướng tăng lên của lao động nam.

Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn hiện nay còn có đặc điểm là trình độ văn hoá tương đối thấp, đặc biệt là ở dịch vụ buồng, bàn và những cơ sở hoạt động theo mùa. Tuy nhiên yêu cầu đối với đội ngũ lao động đó là phải có tay nghề cao, có trình độ văn hoá, hiểu biết nhiều, biết ngoại ngữ, hiểu biết tâm lý khách hàng,... sự vận động và phát triển của đội ngũ lao động sẽ tạo ra tập thể lao động hoàn thiện hơn, hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Việc trả lương cho người lao động ở các cơ sờ kinh doanh du lịch không đổng đều theo thời gian, vào thời vụ chính lương cao hơn.

2. Phân loại lao động

Trong kinh doanh du lịch - khách sạn, người lao động có thổ được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại có nội dưng và tiêu thức khác nhau:

2.1. Căn cứ vào yêu cầu của hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn Đội ngũ lao động gổm 5 bộ phận:

- Lao động kinh doanh ăn uống: bàn, bếp.

- Lao động kinh doanh lưu trú: buổng, lẻ tân.

- Lao động hướng dẫn viên.

- Lao động kinh doanh các dịch vụ khác.

- Lao động quản lý.

Cách phân loại này làm cho người lao động hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi lao động của mình. Mặt khác, công tác tổ chức lao động của

□oanh nghiệp dễ dàng hơn.

2.2. Căn cứ vào trình độ chuyên môn Đội ngũ lao động gồm 4 bộ phận:

- Lao động tốt nghiệp đại học.

- Lao động tốt nghiệp trung cấp.

- Lao động tốt nghiệp sơ cấp.

- Lao động chưa qua đào tạo.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Cách phân chia này làm cho doanh nghiệp nam vững được tình hình chất lượng đội ngũ lao đông cùa doanh nghiệp mình, tư đó có kế hoạch tuyển dụng lao động, bồi dưỡng và đào tạo lao động, sử dụng lao động một cách hợp lý.

2.3. Cân cứ vào mức độ tác dụng đối với quá trình kinh doanh Lao động trong doanh nghiệp du lịch- khách sạn gồm 2 bộ phận.

Lao động trực tiếp: Tham gia vào quá trình kinh doanh là những lao động thực hiện chức năng cơ bản. Bộ phận lao động này chiếm tỉ trọng lớn, quyết định ten hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lao động gián tiếp: Là lao động giúp cho việc quản lý và điều hành đối với quá trình kinh doanh. Bộ phận lao động này thường chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng rất cần thiết, đòi hỏi có trình độ chuyên môn nhất định. Để tăng hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp du lịch- khách sạn phải tăng lao động trực tiếp và giảm lao động gián tiếp.

Cách phần loại này giúp cho doanh nghiệp trả công từng bộ phận lao động có sự khác nhau theo chế độ và chính sách.

Ngoài cách phân loại đội ngũ lao động trên, còn có thể phân loại theo tiêu thức giới tính, độ tuổi, mức độ tiếp xúc với khách...

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)