Tẩm quan trọng của hoạch định chiến lược

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 131 - 134)

DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN

Chương 6 CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG

I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2. Tẩm quan trọng của hoạch định chiến lược

Trong từng thời kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp xác định mục tiêu của mình, từ đó thiết lập kế hoạch, chính sách kinh doanh nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đặt ra gọi là hoạch định chiến lược.

Hoạch định chiến lược là tìm ra cho mỗi doanh nghiệp đường lối kinh doanh đúng hướng, giúp các doanh nghiệp hoạt động có cẫn cứ vững chắc, bởi vậy có tầm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Thứ nhất: Hoạch định chiến lược nhầm định hướng tương lai cùa xí nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài, nhờ có hoạch định chiến lược các doanh

nghiệp sẽ định hướng tương lai của mình một cách rõ ràng, sẽ giảm bớt những ảnh hưởng trở ngại đến quá trình kinh doanh.

Nhờ có chiến lược, doanh nghiệp sẽ tập trung khả nâng hiện có, tận dụng mọi cơ hội để đạt mục tiêu đã đề ra, tránh kinh doanh lệch hướng do những yếu tô' bên ngoài và bên trong tác động, nhằm đưa ra các phương án kinh doanh sát với thực tế và đem lại hiệu quả.

Nhờ có hoạch định chiến lược giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhân về tương lai của mình trên các lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường, khả năng xâm nhập thị trường mới, vốn đầu tư phát triển, loại hình kinh doanh du lịch - khách sạn được ưu tiên, mở rộng v.v...

Thứ hai: Hoạch định chiến lược giúp cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Mục tiêu chiến lược là cơ sở xây dựng các kế hoạch cụ thể, các phương án kinh doanh nhằm phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực về vốn, nhân lực, vật lực... Ví dụ: Mức độ huy động vốn bao nhiêu, tuyển dụng lao động cho mỗi khâu, đầu tư, nâng cấp, xây mới bao nhiêu cho phù hợp với yêu cầu. Kế hoạch đặt ra dựa trên nhu cầu cơ sở thực tế. Nếu thực hiện tốt các kế hoạch đó chính là đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Thứ ba: Hoạch định chiến lược giúp các doanh nghiệp du lịch - khách sạn tân dụng trong kinh doanh và hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của môi trường.

Nhờ có hoạch định chiến lược, các doanh nghiệp đã thu thập và xử lý các thông tin thị trường. Nắm được xu hướng biến đổi của các yêu tô' kinh tế, chính ưị - xã hội, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực cùa các yếu tô' đó đối với doanh nghiệp để tìm ra được các cơ hội trong kinh doanh, hạn chê' rủi ro đến mức thấp nhất.

Phân tích các yếu tô' tăng lên của nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế, sự cạnh tranh của các đối thủ trực tiếp và tiềm ẩn, sự ảnh hưởng của những biến động lớn vể tài chính, xã hội.... giúp các doanh nghiệp 'xây dựng các chương trình, kê' hoạch đối phó với những ảnh hưởng xấu của môi trường, tận dụng mọi thời cơ tốt nhất.

Hoạch định chiến lược là quá trình cần thiết tất yếu phải được tiến hành thân trọng, khoa học cho tất cả các doanh nghiệp du lịch - khách sạn. Tuy

nhiên đối với doanh nghiệp quy mô lớn thì cần thiết phải hoạch định chiến lược dài hạn và ngắn hạn, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chù yếu hoạch định chiến lược ngắn hạn.

3. Các loại chiến lược

3.1. Theo tiêu thức thời gian chiến lược bao gồm 2 loại

- Chiến lược dài hạn: Thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, chiếm vị trí quan trọng về thị phần lớn, trong phạm vi vùng, địa phương và toàn quốc.Ví dụ: Công ty Du lịch Việt Nam, Công ty Du lịch Thành phố Hổ Chí Minh...

- Chiến lược ngắn hạn: Là cụ thể hoá chiến lược dài hạn theo từng giai đoạn nhất định. Đối với doanh nghiệp lớn từ 1 đến 2 năm.

Chiên lược ngắn hạn thường xác lập mục tiêu ngắn, nhằm đối phó yới ành hưởng môi trường một cách linh hoạt. Ví dụ: Một hãng lữ hành, một khách sạn với quy mô vừa và nhỏ chủ yếu hoạch định chiến lược ngắn hạn.

3.2. Xét về phạm vi của chiến lược Chiến lược cùa doanh nghiệp gồm 2 loại:

- Chiến lược tổng thể: Nhằm đưa ra những mục tiêu quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

- Chiến lược trong từng lĩnh vực:

+ Chiến lược sản phẩm: Xác định phương hướng phát triển về cơ cấu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

4- Chiến lược giá cả: Là vận dụng giá cả cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp gồm: chiến lược giữ vững giá, chiến lược giảm giá khi ít khách hay giá linh hoạt v.v...

+ Chiến lược phân phối: Xác định phương hướng duy trì hay mở rộng kênh phân phối của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ các sản phẩm du lịch bao gồm: chiến lược mở rộng kênh phân phối hoặc phối hợp với các kênh phân phối trong hệ thống tiêu thụ.

+ Chiến lược nhân sự: Xác định phương hướng phát ưiển nguổn nhân lực bao gồm: tuyển dụng và đào tạo, bổi dưỡng nhân sự, sử dụng và đãi ngộ nhân sự...

+ Chiến lược đầu tư: Xác định phương hướng đầu tư của doanh nghiệp gồm: đầu tư các dự án, xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sấm tài sản và đầu tư công nghệ kỹ thuật mới w...

3.3. Xét theo các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Chiến lược gồm có:

- Chiến lược xâm nhập thị trường: Là chiến lược tìm kiếm thị trường và khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động, thường được xây dựng khi doanh nghiệp bất đầu hoạt động.

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: Khi các doanh nghiệp có mức tăng trưởng ổn định, sản phẩm có uy tín với khách, khả năng chiếm giữ thị trường vững chắc, có các yếu tố quan trọng để tăng sức cạnh tranh, cần đưa ra các chiến lược tàng trưởng như: phát triển sản phẩm với công nghệ phục vụ mới, các hình thức tổ chức mới hấp dẫn du khách...

- Chiến lược thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh: Khi doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu giảm sút hiệu quả kinh tế trong toàn bộ doanh nghiệp, hay ở một số bộ phận, cần đưa ra chiến lược thu hẹp, hoạt động kinh doanh có thể ở một sô' bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp, tuỳ theo tình hình thực tê' của doanh nghiệp.

• Chiến lược hỗn hợp: Được sử dụng trong tất cả các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, nhằm phát huy khả năng sẵn có để tăng trường và thu hẹp những cơ sở, những bộ phận giảm sút hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế du lịch khách sạn dùng trong các trường thcn hà nội đinh thị thư, trần thuý lan, nguyễn đình quang (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)