DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN
Chương 4 Chương 4 LAO ĐỘNG VÀ TIỂN LƯƠNG TRONG DOANH
I. Khái niệm vể năng suất lao động
2. Các chỉ tiêu năng suất lao động
Trong kinh doanh du lịch- khách sạn, năng suất lao động thường được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật.
2.1. Chỉ tiêu giá trị
Năng suất lao động được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một nhân viên trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng lao động hao phí bình quân cho một đơn vị doanh thu.
Công thức:
= =• hoặc: 1 ~ R ■ D Trong đó:
WD : là doanh thu bình quản của một nhân viên trong kỳ.
D : là tổng doanh thu trong kỳ.
t: là lượng lao động hao phí bình quân một đơn vị doanh thu.
R: là số nhân viên bình quân của doanh nghiệp trong kỳ.
Năng suất lao động tính theo cách này dễ tính toán, phản ánh tổng hợp năng suất lao động của toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể so sánh giữa các doanh nghiệp và so sánh năng suất lao động giữa các thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp du lịch - khách sạn A có tình hình kinh doanh như sau:
Nãm 2001: Tổng doanh thu đạt 1.500trđ với sô' lao động bình quân cả nãm là 50 người.
Nãm 2002: Tổng doanh thu đạt 2.000 ưđ với sô' lao động bình quân là 55 người.
Chỉ tiêu năng suất lao động cho 2 năm được tính như sau:
Theo công thức:
Ta có: R
— Z>20ữl \.5QQtrd ___
2001 = =^ỌL = = 30trd/người - năm
/?2OO1 50người
ĨV2002 = - 36,36trđ/ngưòi - năm
R1W2 55người
Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy năng suất lao động năm 2002 đạt 36,36 trđ/người - năm lớn hơn năng suất lao động năm 2001 là 6,36trđ/người- nãm là do nguyên nhân doanh thu năm 2002 so với doanh thu năm 2001 tăng 500trđ tương ứng + 33,3%, Trong khi đó số lao động bình quân tăng 5 người tương ứng + 10%. Như vậy do tốc độ tăng của lao động chậm hơn tốc độ của doanh thu nên năng suất lao động năm 2002 tăng hơn năng suất lao động nãm 2001.
Tuy nhiên nãng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị lại chịu ảnh hường cùa giá cả và kết cấu sản phẩm. Vì vậy khi đánh giá chỉ tiêu này cần loại trừ ảnh hưởng của giá cả và các yếu tố khách quan khác.
Khi giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường biến động làm ảnh hưởng đến doanh thu. Để phân tích năng suất lao động một cách khách quan, ta cần phải loại trừ yếu tố giá cả theo công thức sau:
n — cù* ỳ*
"W*-Chỉ số giá (ig)
Ví dụ: Do giá cả hàng hoá và dịch vụ du lịch tăng lên 10%, nên doanh thu của doanh nghiệp A đạt 3.300trđ.
Muốn loại trừ yếu tố giá trong doanh thu cùa doanh nghiệp A trước hết ta xác định chỉ số giá:
Giá cả trong nẫm tâng 10% nghĩa là đạt 110% so với nàm trước, nên chỉ sô' giá cả được tính như sau:
Khi đã có chỉ số giá cả ta loại trừ giá trong doanh thu theo công thức sau:
r~. _ ^inh biting cùa giá _ 33Qồtrđ
" Chỉ sổ già (ỉg) ■ 1,1 ■ 3
Như vậy khi loại trừ yếu tố giá cả, doanh thu của doanh nghiệp khách sạn A chỉ đạt 3OOOtrđ.
Thông thường, doanh nghiệp du lịch - khách sạn sử dụng chỉ tiêu giá trị để tính năng suất lao động của mình và xem xét tương quan với doanh nghiệp khác. Còn đối với bộ phận sản xuất vật chất thì có thể sử dụng cả 2 loại chỉ tiêu để đánh giá cho chính xác.
2.2. Chỉ tiêu hiện vật
Biểu hiên bằng số lượng sản phẩm bình quân của một nhân viên trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng lao động hao phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
Cách tính:
- — hoặc: t = -77
_ R s
Trong đó:
s: là số lượng sàn phẩm sản xuất ra ưong kỳ (có thể là hàng hoá hay dịch vụ).
R : là số nhân viên bình quân trong kỳ.
ws: là số lượng sản phẩm bình quân của một nhân viên.
t: là lượng lao động hao phí bình quân một sản phẩm.
Chỉ tiêu này phản ánh thực chất của năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động sống. Năng suất lao động không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hay các điểu kiên kinh tế khác.
Nhưng chỉ tiêu này không phản ánh được tổng hợp, không so sánh được năng suất lao động giữa các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm khác nhau. Vì vây nó ít được áp dụng trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn do tính đa dạng của sàn phẩm trong doanh nghiộp.
3,Tăng năng suất lao động
3.1. Khái niệm về tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn là tăng
doanh thu bình quân của một nhân viên kinh doanh du lịch - khách sạn hoặc giảm lượng lao động hao phí bình quân cho một đơn vị doanh thu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp du lịch - khách sạn A có tình hình kinh doanh như sau:
Chỉtiêu 2001 2002
Tổng doanhthu (trđ) 4000 5000
Lao động bình quân (người) 200 200
Để so sánh năng suất lao động trong 2 năm ta tính chỉ tiêu năng suất lao động như sau:
^2001 = T?—'1 = ' „ .... = 2ồtrđ/người - năm R 2001 20Qngười
... _ Ỡ2(1O2 _ 5.000ờtf; = 25trđ/người - nãm Rmi 2Ồ0người
Như vậy nàng suất lao động năm 2002 tăng 5trđ/ người -năm so với năm 2001.
Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch- khách sạn phải gắn với văn minh phục vụ người tiêu dùng. Hiệu quả của một doanh nghiệp gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì không những đảm bảo hiệu quả kinh tế, mà còn phải đảm bảo lợi ích xã hội, văn minh phục vụ người tiêu dùng.
3.2. Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn là yếu tố khống ngừng mở rộng doanh thu, tạo điều kiện nâng cao phục vụ vãn minh làm cho uy tín của doanh nghiệp được nâng lên.
Tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch - khách sạn là điều kiện tăng lợi nhuận, để mờ rộng đầu tư chiếm lĩnh thị trường, tăng sức mạnh cạnh tranh cho chính các doanh nghiệp du lịch - khách sạn.
Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn là điều kiện làm tăng thu nhập cho người lao động , nhờ đó đời sống của họ không ngừng được cải thiện giúp họ mau chóng phục hồi sức khoé, có nhiểu sáng kiến trong lao động.
Táng năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch - khách sạn góp phần
làm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, tạo điều kiện đầu tư cho các ngành kinh tế quốc dân phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho toàn xã hội.