DOANH NGHIỆP DU LỊCH - KHÁCH SẠN
Chương 6 CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG
II. KÊ HOẠCH KINH DOANH
5. Tổ chức thực hiện kế hoạch
Muốn thực hiện kế hoạch có kết quả tốt của từng doanh nghiệp cũng như toàn ngành, việc tổ chức thực hiện kê' hoạch có vai trò quan trọng mang tính quyết định. Vì vậy cần phân định rõ vai trò của từng cấp trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược, cụ thể hoá kê' hoạch.
5.1. Đối với cấp ngành
- Xây dựng các chính sách phù hợp với thực tiễn, nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra như chính sách về quản lý tài chính, nhân lực, chính sách thuế, phân phối lợi nhuận v.v...
- Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cúc doanh nghiệp, các đơn vị thuộc ngành quản lý, động viên đối với các đơn vị làm tốt kê' hoạch.
- Tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện một cách kịp thời, uốn nắn những lệch lạc trong phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp.
- Phối hợp với các ngành thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tránh những hiện tượng kinh doanh chạy theo vụ lợi thiếu lành mạnh gây nguy hại tới môi trường.
5.2. Đối với các doanh nghiệp du tịch - khách sạn
* Đối với người lãnh đạo:
- Phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cương vị công tác trong việc triển khai các kế hoạch kinh doanh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phân, các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp nhằm giải quyết đồng bộ và kịp thời những yếu tố về tài chính, nhân lực, vật lực trong phạm vi quản lý vĩ mô của doanh nghiệp.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về tiến độ thực hiện kê' hoạch,
để phát hiện những mâu thuẫn, trở ngại, hô trợ kịp thời với cấp dưới. Đặc biệt chú ý trong điều kiên kinh doanh theo mùa vụ với thời gian ngắn và lượng khách tập trung đông.
* Đối với trưởng phòng chức nâng, các bộ phận:
- Triển khai các hoạt động cụ thể, phân côhg trách nhiệm cho các cá nhân, các quầy, tổ nhóm sản xuất hay phục vụ phù hợp với khả năng.
- Phân chia kê hoạch cả năm cho từng quý, tháng để chỉ đạo tiến độ thực hiên công việc kiểm tra, theo dõi và đôn đốc công việc, đảm bảo đúng liến độ về thời gian và chất lượng công việc của các cá nhân và các bộ phận phụ trách.
- Nhanh, nhạy và giải quyết kịp thời những sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Định kỳ báo cáo ban lãnh đạo doanh nghiệp về lình hình thực hiên kê' hoạch của bộ phân mình phụ trách.
* Đối với tổ trưởng, quầy trưởng:
- Triển khai nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần, tháng cho các nhân viên thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức lao động điều phối nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên phù hợp với khả năng, kiểm soát và đôn đốc công việc hàng ngày của người lao động trong đơn vị.
- Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng, với người cung ứng, giữa các nhân viên trong bộ phận mình phụ trách.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết sáng kiến cải tiến và nâng cao năng suất lao động của nhân viên.
- Đánh giá khách quan kết quả lao động của nhân viên.
- Thường xuyên báo cáo kết quả làm việc của tổ, quầy cho các nhà quản trị cấp trung gian về doanh thu, về số lượng và chất lượng sản phẩm, số khách, những vấn đề phát sinh chưa giải quyết được trong phạm vi của mình.
Câu hỏi thào luân
1. Xây dựng chiến lược kinh tế cótầm quan trọng như thế nào? Vì sao?
2. Khiđưara mục tiêu chiến lược kinh doanh phải đảmbảo nhũng yêu cầu gì?
3. Néuphương pháp cụ thể khi xây dựng kê'hoạch. Cho ví dụ.
4. Thực hiện các bàitập xây dựng các chỉ tiêu kế. hoạch cụ thể.
Câu hỏi ôn tãp
1. Thếnào là chiến lược kinh doanh? Hãy cho biếttẩm quan trọng của chiến lược.
2. Trình bày cácyêu cầu của mụctiêu chiến lược?
3. Khi xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn cần đảm bảo những nguyên tắc như thế nào?
4. Trình bày các phương pháp xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn.
5. Trình bày phương pháp tổchứcthực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn.
Chương 7