Mô hình câu chữ “把” trong sử dụng giao tiếp

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 38 - 43)

Chương 2: Đặc điểm của câu chữ “把”

1.1.2. Mô hình câu chữ “把” trong sử dụng giao tiếp

Khi sử dụng mô hình câu chữ “把 ” có thể thay đổi linh hoạt, tạo ra các biến thể. Thường gặp là các mô hình biến thể sau:

1/ Mô hình biến thể 1:

S - 把 - O - 給 - V - 了 Ví dụ:

(1) 當哥哥的, 還把 妹妹給蹧蹋了。

(Là một thằng anh, lại chà đạp lên cả em gái mình) (2) 你 要是打了別人, 就等于把我給揍了。

(Nếu mày đánh người khác, chẳng khác nào mày đánh tao)

Điều đáng chú ý là, câu chữ “把 ” dùng trong tiếng Hán phương Bắc, thường không xuất hiện trong tiếng Hán phương Nam. Loại câu chữ “把 ” ở phương Bắc (cụ thể trong tiếng Bắc Kinh) thường ngắn gọn, ngữ khí dứt khoát, mang ý nhấn mạnh. Về mặt kết cấu, có thể coi đó là sự trùng hợp giữa câu chữ

“把 ” và câu bị động dùng “ 給” (cho) ở đây có nghĩa như “被” (bị).

Ví dụ:

(3) 那你說讓我怎麼辦﹖ 我把 她 給扔了。

(Vậy cậu thử nói xem tôi nên làm thế nào? Tôi đã bỏ cô ấy rồi) Ví dụ trên, trên thực tế là sự trùng hợp giữa 2 câu:

我把她扔了。 (Tôi bỏ cô ấy rồi)

Và: 她給(被)扔了。(Cô ấy bị tôi bỏ rồi) Để thành câu: (Tôi đã bỏ cô ấy rồi)

Ngoài ý nghĩa nhấn mạnh, loại câu này phần lớn mang ý nghĩa kết quả, khuynh hướng của nó là biểu đạt ý không vui, không hài lòng, về điểm này hoàn toàn trùng hợp với đặc trưng ngữ nghĩa của câu bị động. Chẳng hạn trong ví dụ trên mang ý nghĩa đặc trưng là “損害”, “消失” (làm tổn hại, biết mất). Song, đương nhiên, không phải tất cả mọi câu chữ “把” dùng trong khẩu ngữ theo mô hình trên đều có nghĩa như vậy. Cũng có một số ít câu mang nghĩa hài lòng, hoặc thu nhận được một cái gì đó.

Ví dụ:

(4) 走, 快上車去﹗這回非把張先生給高興塊了不可。

(Nào, lên xe nhanh lên, lần này nhất định phải làm cho ông Trương sướng phát điên mới được)

(5) 老媽媽喜出望外地大聲喊 叫: 喲, 可把你給盼到了。

(Bà mẹ già sung sướng kêu to: ôi, bao mong chờ con đã về)

Các ví dụ (4),(5) cho thấy không phải câu chữ “把” nào dùng trong khẩu ngữ theo mô hình trên mang nghĩa không vui, không hài lòng mà cũng có những câu biểu thị nghĩa vui mừng phấn khởi. Về mặt hình thức kết cấu mô hình câu: “ 把 O 給 V 了” có các loại hình khác nhau. Có câu sau động từ mang bổ ngữ, có câu sau động từ mang tân ngữ.

Ví dụ:

(6) 一 只公雞把華盆子給蹬翻了。 (金 ) (Con gà trống nhảy làm đổ cả cái bồn hoa)

Trong ví dụ trên “翻” (đổ, lật) làm bổ ngữ cho động từ

(7) 他們夫妻兩個, 就把那只大肥 豬 給捅了脖 子, 裉了毛, 開了膛。(京)

(Hai vợ chồng trọc tiết, cạo lông, mổ bụng con lợn)

Trong ví dụ trên (cổ, lông, bụng) làm tân ngữ cho các động từ (trọc, cạo, mổ). Câu chữ “把” dùng trong khẩu ngữ ngoài mô hình đặc biệt trên còn loại rất đặc biệt khác đó là:

2/ Mô hình biến thể 2:

Ví dụ:

(8) 睢, 把 孩子們餓的。 (渴) (Xem kìa, để bọn trẻ chết đói rồi) (9) 睢, 把他高興的呀﹗

(Nhìn kìa, làm cho anh ta sung sướng chưa)

Trong mô hình này, chủ ngữ thường không xuất hiện trước “把” có khi thêm các động từ như “睢” hoặc “看” (nhìn kìa, xem kìa) để nhắc nhở. Sau động từ không có bổ ngữ. Loại câu này mang ý hàm ẩn, tức là mặc dù không nói ra mức độ tính chất của động tác nhưng căn cứ vào toàn câu có thể lý giải được ý của người nói. Hiện tượng tàng ẩn như vậy tương đối phổ biến trong

睢 /看, 把 - O - V - 的

(nhìn kìa tân ngữ Trợ từ

xem kìa) của giới “把” ngữ khí

tiếng Hán. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm ngữ pháp coi trọng ý nghĩa, không coi trọng hình thức của tiếng Hán.

3/ Mô hình biến thể 3:

Loại câu chữ “把” đặc biệt này thuộc câu phản vấn.

Ví dụ:

(10) 你敢把我怎麼的﹖ (話 ) (Mày dám làm gì tao nào)

(11) 他敢把你這老子怎麼樣嗎﹖ (金 ) (Nó dám làm gì một người già như ông?)

Cả 2 ví dụ trên đều mang nghĩa phản vấn, nghĩa là khẳng định (nó không dám làm gì cả). Trong mô hình câu này, trước giới từ “把” thường có động từ năng nguyện. Còn đại từ nghi vấn sau “把” nêu tác dụng phản vấn, nghĩa ngắn gọn, mạnh mẽ.

4/ Mô hình biến thể 4:

Ví dụ:

S - 把 - O - 疑 問 代 詞﹖

chủ ngữ tân ngữ đại từ nghi vấn

把 - O - V 得... (呀) .

Trợ từ Trợ từ kết cấu ngữ khí

(12) 把他忙得团团转.

(Làm cho anh ta bận đến mức quay cuồng) (13) 把老李急得慌 .

(Làm cho ông Lý lo cuống cả lên) (14) 把我恨得死呀.

(Làm cho tôi hận đến chết đi được)

Trong các ví dụ trên, thành phần tỉnh lược đằng sau biểu thị bổ ngữ trình độ, thỉnh lược được là vì trong hoàn cảnh cụ thể không cần thiết phải nói ra hoặc là nhất thời không tìm ra cách nói thích hợp.

5/ Mô hình biến thể 5:

Ví dụ:

(15) 我把你這個小淘氣鬼。

(Tao thì tao… cái thằng quỷ này) (16) 我把你這個死 Y 頭。

(Tao thì tao… cái con ranh này)

Loại câu này chủ yếu biểu thị ý chỉ trích, có lúc biểu thị ý nghĩa không biết làm thế nào.

6/ Mô hình biến thể 6:

S - 把 - 你 - 這 個 + 名 詞

Đại từ Đại từ Danh từ nhân xưng chỉ thị

S - 把 - O - 否 定 副 詞

tân ngữ Phó từ phủ định Ví dụ:

(17) 大家把他沒辦法。

(Mọi người hết cách đối với nó) “沒 “ (không) là một phó từ phủ định.

Trong các loại câu này, giới từ “把” mang ý nghĩa tương đương với giới từ “對” (đối với). Nên ví dụ trên có thể chuyển thành “大家對他沒辦法”

mà ý nghĩa của câu không hề thay đổi.

Sáu mô hình biến thể của câu chữ “把” nêu trên thường gặp trong tiếng Hán phương Bắc còn trong tiếng Hán phương Nam rất ít gặp.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)