Những điểm cần chú ý

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 43 - 76)

Chương 2: Đặc điểm của câu chữ “把”

1.1.3. Những điểm cần chú ý

Câu chữ “把” nhìn từ góc độ kết cấu cần chú ý một số vấn đề sau:

1/ Từ ngữ mang tính động từ trong câu chữ “把 ” không thể là động từ đơn giản, mà trước sau động từ phải có thành phần khác. Điều đó có nghĩa là từ ngữ mang tính động từ trong câu chữ “把 ” phải là từ tổ mang tính động từ hoặc là hình thức phức tạp của động từ. (mang trợ từ động thái “了” biểu thị động tác đã hoàn thành, trợ từ động thái “着” biểu thị phương thức tồn tại của động tác hoặc phải là động từ lặp lại.

Ví dụ:

(1) 別把衣服隨便扔。

(Không được vứt quần áo bừa bãi) (2) 我 一定把這個工作作好。

(Tôi nhất định sẽ làm tốt công việc này) (3) 把書給他。

(Đưa sách cho anh ấy) (4) 把車送去修理吧。

(Đưa xe đi sửa đi) (5) 把 房間掃掃。

(Quét dọn nhà cửa đi)

(6) 把 這些東西留着, 說 不 定什麼時候 用的。

(Giữ lại những thứ này, chưa biết chừng có lúc dùng đến đấy)

Trong các ví dụ trên, từ ngữ mang tính động từ trong câu chữ “把” đều không phải là động từ đơn giản. Ví dụ (1) là từ tổ chính phụ, (2) là từ tổ động bổ, (3) là từ tổ động tân, (4) là từ tổ liên động, (5) là động từ lặp lại, (6) là động từ mang trợ từ động thái “着”. Còn những câu sau là câu sai vì sau động từ không có thành phần khác.

(7) 他把衣服洗。(*) (8) 他把身上的 雪掃。(*)

2/ Động từ trong câu chữ “把” phải là động từ cập vật biểu thị động tác.

Hơn nữa về mặt ý niệm có thể chi phối tân ngữ của giới từ “把”.

Chẳng hạn:

他把 衣服洗干淨了。(Anh ấy đã giặt quần áo sạch rồi)

Ở đây động từ “洗” là động từ cập vật, có thể chi phối tân ngữ “衣服”

(quần áo) của giới từ “把” mà tân ngữ này nếu không sử dụng câu chữ “把”

thì chính là tân ngữ của động từ (giặt). Cho nên động từ bất cập vật không thể dùng trong câu chữ “把”, các động từ cập vật không biểu thị động tác cũng không thể dùng trong câu chữ “把”. Vì, theo như khái niệm và đặc trưng kết cấu câu chữ “把” đã phân tích ở trên thì về cơ bản câu chữ “把” là loại câu đặc biệt trong tiếng Hán, dùng giới từ “把” để đưa tân ngữ của động từ lên trước động từ để nhấn mạnh tân ngữ đó. Vì vậy mà những động từ biểu thị sự tồn tại như “有”, “在”, “存在” (có, tại, tồn tại…) động từ phán đoán “是” (là), động từ xu hướng “上”, “下”, “進”, “出” (lên, xuống, vào, ra) và một số động từ biểu thị hoạt động tâm lý như “感覺”, “相信” , “愛”, “討厭”, “喜歡”, “知 道”... ...(cảm thấy, tin tưởng, yêu ghét, thích, biết, cho rằng… đều không thể dùng trong câu chữ “把”). Những câu sau đây là câu sai:

Ví dụ:

(9) 終于把這樣一個重病人清醒過來了。(*)

(10)小長雖然把這些 話聽見了, 但他不埋 怨別人, 而是 檢查自己 。(*) Câu (9), (10) nhìn về hình thức dễ lầm tưởng là câu đúng, nhưng trên thực tế là câu sai vì trong câu (9), “清醒” (tỉnh giấc) là động từ bất cập vật không dùng được trong câu chữ “把” mà phải thay giới từ “把” bằng động từ

“使” (khiến cho) thì câu đó mới đúng ngữ pháp. Còn trong câu (10) “聽見”

(nghe thấy) là động từ cập vật nhưng không biểu thị động tác, vì vậy mà cũng không thể dùng trong câu chữ “把”.

3/ Trong câu chữ “把” nếu xuất hiện động từ năng nguyện, phó từ hoặc phó từ phủ định thì phải đặt trước chữ “把”.

Ví dụ:

(11) 你應該把這個塊习惯 改一改。

(Bạn nên sửa chữa thói quen xấu này) (12) 你為什麼不把 這件事兒告訴我?

(Tại sao cậu lại không nói sự việc này với tớ)

Trong 2 ví dụ trên “應該” (nên) là động từ năng nguyện), “不” (không) là phó từ phủ định đều phải để trước giới từ “把”. Nếu đặt sau sẽ trở thành câu sai.

Một đặc điểm nữa cần chú ý khi sử dụng câu chữ “把” xét về phương diện đặc trưng kết cấu là: tân ngữ của giới từ “” về mặt ý niệm là có hạn định. Chẳng hạn, khi chúng ta nói “我 知道他把書賣了” (Tôi biết anh ta đã bán quyển sách rồi)

Tuy không nói rõ là quyển sách nào, nhưng người nói và người nghe nhất định đều đã biết rằng quyển sách đó là quyển sách nào, nếu không thì không thể dùng được câu chữ “把” (vì tân ngữ của giới từ “把” phải là đã được xác định), mà phải sửa thành “我知道 他賣書了” thì mới chuẩn ngữ pháp.

1.2. Các thành phần trong câu chữ “

Câu chữ “把” xét về hình thức giống như một câu chủ động bình thường. Nó cũng bao gồm các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ…Tuy nhiên các thành phần trong câu chữ “把” có những đặc điểm riêng. Dưới đây là những khảo sát cụ thể đối với các thành phần chủ yếu trong câu chữ “把”.

1.2.1. Chủ ngữ trong câu chữ “

1) Chủ ngữ nhất định phải là chủ thể thực hiện động tác mà động từ vị ngữ biểu thị.

Ví dụ:

(1) 她 把 药 吃 了.

(Cô ấy uống thuốc rồi)

“Cô ấy” là chủ thể thực hiện động tác “uống”

Vị trí của chủ ngữ là đứng ở đầu câu và do danh từ, đại từ hoặc từ tổ mang tính danh từ đảm nhận.

Ví dụ:

(2) 祥 子 一边 吃,一边 把 被 兵 拉 去 的 事 说 了一遍。

(Tường Tử vừa ăn, vừa kể lại chuyện bị lính bắt) (3) 他的 手 哆嗦着, 把 钱 从 口袋 里 掏出 来。

(Tay anh ta run run móc tiền từ trong túi áo ra)

(4) 钱 会把 人 引进 恶劣 的 社会 中 去,把 高尚 的 理想 散开, 而 甘心 走入 地狱 中 去。

(Tiền sẽ dẫn con người vào xã hội xấu xa, làm phai nhạt lý tưởng cao đẹp để rồi cam tâm bước vào địa ngục)

Trong ví dụ (2,3,4), chủ ngữ là danh từ, đại từ. Chủ ngữ cũng có thể là động từ, từ tổ động từ hoặc từ tổ chủ vị. Nhưng động từ làm chủ ngữ thường đã được danh vật hoá.

Ví dụ:

(5) 这个离别 把 过去 一切 苦楚 都 压 过去了。

(Lần chia tay này đã xua đi những nỗi đau khổ trước đây) (6) 连续 几天 下雨, 把他 捆在 家里。

(Mưa liền mấy ngày đã trói chân anh ta ở nhà) (7) 天 这么 热, 似乎 把 故都 的 春梦 唤醒 了。

(Trời ấm vậy dường như đã đánh thức mùa xuân ở Cố Đô)

Ví dụ (5) chủ ngữ “lần chia tay này” là động từ đã được danh vật hoá.

Ví dụ (6) “mưa liền mấy ngày” là một từ tổ động từ, còn ví dụ (8), chủ ngữ

“trời ấm như vậy” là một kết cấu chủ vị.

2) Chủ ngữ trong câu chữ “把”, nói chung thường là đã được xác định.

Ví dụ:

(8) 我把 今天 的 作业 作 完 了。

(Tôi đã làm xong bài tập ngày hôm nay rồi) (9) 小 王 把 刚才听到 的 消息 告诉 了大家。

(Tiểu Vương nói với mọi người thông tin mà mình mới nghe được) Trong hai ví dụ (8,9), “tôi”, “Tiểu Vương” đều là chủ thể thi hành động tác đã được xác định rõ.

3) Có lúc chủ ngữ trong câu chữ “把” có thể tỉnh lược.

Ví dụ:

(10) a) 小明 去 哪 了?(Tiểu Minh đi đâu rồi nhỉ?)

b) 把 饭 送 给 妈妈 去了。(“Cô ấy” đi đưa cơm cho mẹ rồi) Trong ví dụ trên, vì chủ ngữ đã xuất hiện trong câu (a) nên khi giao tiếp có thể tỉnh lược mà người nghe vẫn hiểu được ý của người nói.

4) Xét về mặt quan hệ ngữ nghĩa, chủ ngữ của câu chữ “把” thường là chủ thể thi hành động tác. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, chủ ngữ không nhất thiết biểu đạt ý nghĩa như vậy.

Ví dụ:

(11) 酸 萝卜把 牙 给吃软了。

(Củ cải muối ăn vào ghê cả răng)

(12) 晚饭 的号声 把出 营的 兵 唤 回。

(Tiếng còi cơm tối giục các chiến sỹ ngoài doanh trại trở về) (13) 我姐姐 的 几 句话 把 人家 赶走了。

(Mấy câu nói của chị tôi đã đuổi người ta đi)

(14) 花了 几千 元 就可以 把 个 客厅 布置 得 漂漂 亮亮。

(Bỏ ra mấy ngàn bạc là có thể trang trí phòng khách đàng hoàng đẹp đẽ) Trong ví dụ (11), chủ ngữ không phải là chủ thể thi hành động tác mà là đối tượng chịu sự chi phối của động tác. “Củ cải muối” là đối tượng của động từ “ăn” chứ không phải là chủ thể, nó còn biểu thị nguyên nhân. Bởi vì “ăn củ cải muối” làm ghê cả răng.

Còn trong ví dụ (12), chủ ngữ là công cụ, dùng tiếng “còi báo” để thu quân về. Ví dụ (13), chủ ngữ biểu thị nguyên nhân (nguyên nhân mà khách bỏ đi là do mấy lời nói có thể không được nhã nhặn của chị gái tôi).

Ví dụ (14), chủ ngữ biểu thị cái giá phải trả, đó là (để trang trí phòng khách đẹp mắt, phải tiêu mất mấy ngàn đồng bạc).

Có thể đưa ra nhận xét chung là, chủ ngữ trong câu chữ “把” thường nhất định phải là chủ thể thực hiện động tác mà động từ vị ngữ biểu thị, nhưng trong một số trường hợp cụ thể cũng không nhất thiết phải như vậy mà có thể là công cụ, là nguyên nhân, phương tiện. Chủ ngữ thường đã xác định, do đại từ, danh từ, từ tổ động từ, từ tổ chủ vị… đảm nhiệm. Trong giao tiếp, chủ ngữ trong câu chữ “把” cũng giống như các loại câu chủ vị bình thường khác, trong một số trường hợp cũng có thể tỉnh lược mà ý nghĩa của câu vẫn rõ ràng.

1.2.2. Thành ph ần vị ngữ trong câu chữ “

Không phải tất cả mọi động từ đều có thể cấu tạo thành câu chữ “把”. Câu chữ “把” rất kén động từ. Động từ chính trong câu chữ “把” thông thường có những yêu cầu, điều kiện sau:

1) Động từ chính trong câu chữ “把” phải là động từ cập vật và phải có khả năng làm cho tân ngữ thay đổi vị trí, biến hoá hình thái hoặc chịu ảnh hưởng nhất định của động từ mà sinh ra một kết quả nào đó. Cho nên, các động từ sau đây không dùng câu chữ “把”: động từ biểu thị sự tồn tại như

“有”, “ 在”,“是” (có, tại, là); động từ biểu thị hoạt động tâm lý hoặc cảm

giác như: “爱”,“恨”,“讨厌”, “喜欢”, “觉得”, “感觉”... (yêu, ghét, thích, cảm thấy…); động từ chỉ xu hướng như “来”, “去” (đến, đi).

2) Vị ngữ động từ trong câu chữ “把” thường là động từ cập vật biểu thị động tác, có khả năng xử lý, chi phối tân ngữ của giới từ “把”. Sở dĩ nói như vậy là vì, có một số động từ cập vật không thể dùng trong câu chữ “把”, lý do là chúng không có tác dụng xử lý ảnh hưởng, chi phối, ví dụ các động từ:

“有”, “在”, “像”,“是”, “认为”, “相信”, “走”, “上”, “下”...”

(có, ở/tại, giống/như, là, nhận thấy/cho rằng, tin tưởng/tin rằng, đi, lên, xuống...). Ví dụ, các câu dưới đây không dùng câu chữ “把”:

(1) 这个 路线 把 我们 民族 走向 社会主义 道路。(*)

Bởi vì động từ “走“ (đi) không có khả năng xử lý hoặc chi phối ảnh hưởng tới tân ngữ “我们 民族” (dân tộc ta)

(2) “ 我 把 他 相信 了”. (*)

Ví dụ (2) sai vì động từ “相信” (tin tưởng) không tạo ra một ảnh hưởng nào đó đối với “anh ấy”.

3) Khi sử dụng câu chữ “把”, sau động từ nhất định phải có thành phần khác nói rõ kết quả hoặc ảnh hưởng mà động tác của động từ tạo ra. Cái gọi là thành phần khác gồm: trợ từ động thái “了”,“着” (rồi, đang) để biểu thị sự hoàn thành hoặc phương thức tồn tại của động tác, hoặc sử dụng hình thức lặp lại của động từ, hoặc tân ngữ, bổ ngữ… cần lưu ý là, sau động từ không mang bổ ngữ khả năng vì bổ ngữ khả năng biểu thị một khả năng nào đó chứ không

biểu thị kết quả của động tác. Sau động từ cũng không mang trợ từ động thái

“ 过” biểu thị sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ:

(3) 我 已经 把 行李 托运了。

(Tôi đã gửi hành lý đi rồi) (4) 请 把 窗户 打开。

(Xin hãy mở cửa sổ ra)

(5) 妹妹 把衣服 洗 干净 了。

(Em gái đã giặt sạch quần áo rồi) (6) 你把 身上 的 雪 扫 一 扫。

(Cậu hãy phủi tuyết ở trên người đi) (7) 我把 练习 作。(*)

(8)他把 北京 去过 了。(*)

(9) 我没 把 这个 问题 听 得 清楚。(*)

Trong các ví dụ trên, từ câu (3~6) là câu đúng, vì sau động từ đều mang thành phần khác như trợ từ động thái “了”, bổ ngữ kết quả “开”, “干净”, động từ lặp lại “扫一扫“. Còn câu (7~9) là câu sai. Câu (7) sau động từ không có thành phần khác, câu (8) động từ mang trợ từ động thái “过”; câu (9) sử dụng hình thức động từ mang bổ ngữ khả năng. Ba câu này về ý nghĩa ngữ pháp đều không phù hợp với yêu cầu điều kiện của câu chữ “把” mà nên sửa là:

(7) 我把 练习 作完 了。

(Tôi đã xem xong bài tập rồi) (8) 他 还没 去过 北京 呢。

(Anh ấy chưa từng đến Bắc Kinh) (9) 这个 问题 我 听 不 清楚。

(Vấn đề này tôi nghe không rõ)

Qua những phân tích trên cho thấy, khi sử dụng câu chữ “把” cần phải hết sức chú ý tới vị ngữ động từ. Căn cứ vào mức độ năng lực cấu thành câu chữ “把”, có thể chia các động từ có khả năng cấu thành câu chữ “把” thành 7 loại sau:

Loại 1 (V1)

Các động từ cập vật (động từ có khả năng mang tân ngữ) biểu thị động tác cụ thể. Loại động từ này có ảnh hưởng rất lớn đối với tân ngữ của giới từ

“把”. Đặc biệt là các động từ cập vật đơn âm tiết. Sau khi tác động vào người hoặc vật, các động từ này có tác dụng làm cho tân ngữ thay đổi vị trí, biến hoá hình thái hoặc nảy sinh một kết quả nào đó. Vì vậy mà khả năng cấu

thành câu chữ “把” của loại động từ này là mạnh nhất. Đó là các động từ

“打”, “折”, “杀”,“切”,“抓”, “剪”, “饮”, “咬”, “埋”, “挖”,

“送”,“收”,“拾”... (đánh, tháo, giết, thái, bắt, cắt, uống, cắn, chôn, đào, tặng, nhận, nhặt…)

Loại 2 (V2)

Là những động từ biểu thị các hoạt động bình thường, có ảnh hưởng tương đối với tân ngữ của giới từ “把”. Sau khi tác động vào người, sự vật, các động từ này cũng có tác dụng cho nảy sinh một kết quả, phát sinh một sự thay đổi hoặc ở vào trạng thái nào đó. Các động từ thuộc nhóm này cũng tương đối nhiều, đa phần là động từ song âm tiết.

Ví dụ:

“处理”,”办理”, “调查”, “研究”, “分析”, “欺骗”, “调动”,

“调整”, “学习”, “领导”, “讨论”, “商量”, “控制”, “增加”, “省略”...

(xử lý, làm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, lừa gạt, điều động, điều chỉnh, học tập, lãnh đạo, thảo luận, thương lượng, khống chế, gia tăng, tỉnh lược…)

Loại 3 (V3)

Các động từ cập vật mang ý nghĩa kết hợp hoặc phân ly thường ảnh hưởng đến tân ngữ của giới từ “把”, cũng có thể trở thành câu chữ “把”. Ví dụ các động từ : “结合”, “联系”,“改成”, “割开”, “分开”... (kết hợp, liên hệ, sửa thành, chia cách, phân chia…)

Loại 4 (V4)

Động từ cập vật mang ý nghĩa tường thuật như “告诉”, “叙述”,“通 知”,“转告”, “说”... (nói với, thuật lại, thông báo, chuyển lời, nói…)

cũng có thể tạo thành câu chữ “把”, nó có tác dụng làm cho tân ngữ có sự thay đổi, sinh ra kết quả nào đó…

Loại 5 (V5)

Động từ cập vật biểu thị hoạt động tâm lý, thị giác, thính giác… Tuy không trực tiếp tác động tới tân ngữ của “把”, nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định. Nếu đặt chúng vào ngữ cảnh cụ thể để liên hệ với các cấu trúc câu trên dưới với nhau, chúng cũng có ảnh hưởng nhất định tới tân ngữ của “把”, tạo ra một sự thay đổi nào đó. Nhưng nhìn chung thì loại động từ này tần số sử dụng ít, phải có điều kiện ngữ cảnh cụ thể.

Loại 6 (V6)

Các động từ biểu thị kết quả có cấu trúc như:( V 成, V 为, V 作...). Ví dụ:( “做成”, “当成”, “视为”,‟当作”,”看作”...)(xem là, coi là, xem là, coi như, xem như …). Đó cũng là các động từ có thể cấu tạo thành câu chữ “把”, nhưng sau chúng bắt buộc phải có một tân ngữ khác.

Ví dụ:

(10) 你不要 把这个 家 当成 旅馆。

(Mày không thể coi cái nhà này như cái nhà trọ được) (11) 直到 现在我 仍然 把他 当成 我哥哥。

(Đến tận bây giờ, tôi vẫn coi anh ấy như anh trai của tôi vậy)

Trong ví dụ (10, 11) sau động từ mang tân ngữ (nhà trọ, anh trai) thì câu mới có thể đứng vững.

Loại 7 (V7)

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 43 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)