Câu chữ “把” với câu tương đương trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 105 - 110)

Chương 3: Cõu chữ “把” đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán: lỗi và cách khắc phục

1. Câu chữ “把” với câu tương đương trong tiếng Việt

Trong số các nét nghĩa của giới từ “把 ” trong tiếng Hán đã trình bày ở trên, có một nét nghĩa tương đương với động từ “đem”, “mang” trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt, động từ “đem”, “mang” có vài nét nghĩa, trong đó có một nét nghĩa là: “mang”, “theo”, “dẫn”, “đưa”. Chẳng hạn:

(1) Dẫn con/ đưa con tới trường. Đem con đi học/ đưa con/dẫn con đi học.

(2) Khi đi du lịch nhớ mang theo/ đem theo máy ảnh nhé.

(3) Đem bức thư này cho anh ấy/đưa bức thư này cho anh ấy.

(4) Đưa cái này cất vào tủ lạnh/đem/mang cái này cất vào tủ lạnh.

(5) Mang cái bàn này chuyển ra ngoài/ đem cái bàn kia vào.

Những ví dụ (1~5) khi dịch sang tiếng Hán bắt buộc phải sử dụng câu chữ “把 ” thì mới lột tả hết ý nghĩa của câu, mới hợp với cách diễn đạt của người Hán. Như vậy, rõ ràng là giới từ “把 ” trong tiếng Hán có một nét nghĩa tương đương với động từ “đem, mang” trong tiếng Việt. Có những câu tiếng Việt khi chuyển dịch sang tiếng Hán nếu trong câu có các động từ “đem”,

“mang” thì đa số phải dùng câu chữ “把 ”.

Những ví dụ trên có thể dịch là:

(1) Dẫn/đưa/mang con tới trường => 把 孩子 送到 学校。

(2) Đem/mang theo máy ảnh => 把 照相机 带去。

(3) Đem/mang/đưa bức thư này cho anh ấy => 把 这封信 送给 他。

(4) Đem/đưa/mang những thứ này cất vào tủ lạnh => 把 这些 东西 放 进 冰箱 里。

(5) Đem/mang cái bàn này chuyển ra bên ngoài => 把 这 张 桌子搬到 外边 去。

Rõ ràng là những ví dụ trên khi dịch sang tiếng Hán phải sử dụng câu chữ “把 ” thì mới đúng với phong cách ngôn ngữ của người Trung Quốc.

Nhưng có phải tất cả những câu có động từ “đem/mang” trong tiếng Việt khi dịch sang tiếng Hán đa số đều bắt buộc phải sử dụng câu chữ “把 ” không?

Đương nhiên là không phải. Bởi vì trong thực tế sử dụng ngôn ngữ có nhiều câu tiếng Việt không hề có động từ “đem, mang” nhưng khi dịch sang tiếng Hán cũng bắt buộc phải sử dụng câu chữ “把 ”, nếu không sẽ không biết sắp xếp câu như thế nào và sẽ trở thành câu không chuẩn mực về mặt ngữ pháp.

Chúng ta hãy xem một số ví dụ sau:

(6) Bác đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Dịch là: 胡志明主席已经把自己的 一生贡献给越南民族的解放 事业。

Hoặc: 胡志明主席已经为越南民族的解放事业贡献了自己的 一生。

Ví dụ (6) có hai cách dịch. Nhưng cách dịch thứ nhất xem ra lột tả được đầy đủ hơn ý muốn diễn đạt của người nói. Mặc dù trong câu trên không có động từ “đem, mang”, nhưng chúng ta cũng có thể ngầm hiểu ý nghĩa của câu là: “Bác Hồ đã mang/ đem cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam”. Nếu hiểu như vậy thì khi dịch sang tiếng Hán

chúng ta rất dễ dàng nghĩ ngay đến việc sử dụng câu chữ “把 ” là hoàn toàn hợp lý.

Ví dụ:

(7) Chúng ta nhất định xây dựng thủ đô Hà Nội thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước.

我们一定把河内首都建设成为全国的经济、政治、文化 中心。

(8) Thanh niên chúng ta nguyện cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

我们青年人愿把自己的青春献给建国和卫国 的 伟大事业。

Cũng như ví dụ (6), mặc dù trong câu không có động từ “đem/mang”

nhưng các ví dụ (7,8) khi dịch sang tiếng Hán bắc buộc phải dùng câu chữ

“把 ”. Hàm ý ẩn trong hai câu đó là: “Đem Hà Nội xây dựng thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước” và “mang tuổi thanh xuân của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Từ những ví dụ trên đây, chúng ta thấy rằng giới từ “把 ” trong tiếng Hán có một nét nghĩa tương đương với động từ “đem, mang” trong tiếng Việt.

Nhưng giới từ “把 ” không phải là từ hoàn toàn đồng nghĩa với hai động từ này. Bởi vì có những câu chữ “把 ” trong tiếng Hán khi dịch sang tiếng Việt chúng ta có thể hiểu nghĩa của nó tương đương với động từ “đem/mang”.

Nhưng trái lại có không ít những câu mặc dù sử dụng câu chữ “把 ” nhưng lại hoàn toàn không có nghĩa như vậy. Chúng ta hãy xem các ví dụ sau đây:

(9) 你 把 这封信 送给 他吧。

(Cậu hãy đem/ mang bức thư này cho anh ấy).

(10) 你把 那张画 挂在 墙 上 了没有?

(Cậu đã mang/đem bức tranh đó treo lên tường chưa?) Hoặc: Cậu đã treo bức tranh đó lên tường chưa?

(11) 每天 我都要 把 孩子送到 幼儿园, 然后 才 去 上班。

(Hàng ngày tôi đều phải đem/đưa/mang/dẫn con tới trường, sau đó mới đi làm).

(12) 他 决心 把 青春 献给 祖国 的 建设事业。 (桥梁: 243)

(Anh ấy nguyện cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc). Nhưng cũng có thể hiểu là: “Anh ấy nguyện mang tuổi thanh xuân của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc”

(13) 我 常常 把“己”字 写成“已”字。

(Tôi thường viết chữ“己”thành chữ“已”) (14) 他 把 那个杯子弄坏 了。

(Anh ấy làm vỡ cái ly đó rồi)

(15) 公安局已经把他 的死因搞清楚了。

(Cục Công an đã làm rõ nguyên nhân cái chết của anh ấy rồi) (16) 他妈妈把他打了一顿。

(Mẹ nó nện cho nó một trận)

Trong các ví dụ trên, ví dụ (9~12), khi dịch sang tiếng Việt, rõ ràng là giới từ “把 ” có thể hiểu nghĩa tương đương với động từ “đem/mang” trong tiếng Việt. Còn trong các ví dụ (13~16), giới từ “把 ” không hề có nghĩa như vậy. Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, nhất là trong khi dịch từ tiếng Hán

sang tiếng Việt, nếu chúng ta cứ máy móc, cố tình gò nó vào nghĩa

“đem/mang” thì e rằng sẽ rất gượng ép, câu văn trúc trắc, không trôi chảy.

Vậy thì, những dạng câu chữ “把 ” nào khi dịch sang tiếng Việt có nét nghĩa tương đương với động từ “đem/mang”. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là các câu chữ “把 ” có mô hình sau:

。。。V/ (mang/đem…đặt vào/treo vào/để vào/dán vào…) 把。。。V/ (mang/đem…chuyển đến/ đưa đến…)

把。。。V/ (mang/đem… viết thành/dịch thành/đọc thành…) 。。。V / (mang/đem… trả cho/gửi cho/tặng cho/nộp cho…) Chẳng hạn:

(17) 把书 放进书包里去吧。

(Cất sách vào cặp, hoặc: mang sách cất vào cặp) (18) 把水果放在 桌子上。

(Đặt trái cây lên bàn/ hoặc: mang trái cây đặt lên bàn) (19) 把他送到 医院。

(Đưa/mang anh ấy đến bệnh viện) (20) 把 这件礼物 送给她。

(Tặng món quà này cho cô ấy/ hoặc: mang/đem món quà này tặng cho cô ấy) (21) 把练习本 交给 老师。

(Nộp vở bài tập cho giáo viên/ hoặc: mang/đem vở bài tập nộp cho giáo viên) (22) 把一生 献给祖国。

(Cống hiến cuộc đời cho Tổ quốc) Hoặc:

(Mang cuộc đời hiến dâng cho Tổ quốc) (23) 把“我”字 写成 “找”字。

(Viết chữ “我” thành chữ “找”) Hoặc:

(Mang/đem chữ “我”viết thành chữ “找”)

Có thể đưa ra nhận xét chung là, giới từ “把 ” trong tiếng Hán có nguồn gốc từ động từ, nó mang nhiều nét nghĩa như “将”, “用”, “对”, trong đó có một nét nghĩa tương đương với động từ “đem, mang” trong tiếng Việt nhưng tuyệt đối không phải là từ đồng nghĩa. Khi sử dụng câu chữ “把 ” để tránh những lỗi sai khi chuyển dịch, khi giao tiếp… cần phải nắm chắc sự tương đồng, khác biệt này để có thể sử dụng loại câu đặc thù này một cách chính xác, chuẩn mực.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)