Chương 2: Đặc điểm của câu chữ “把”
1.2. Các thành phần câu chữ “把”
1.2.5. Thành phần bổ ngữ trong câu chữ “把”
Đảm nhiệm thành phần bổ ngữ trong câu chữ “把” chủ yếu là:
1/ Do động từ, tính từ và các kết cấu giới từ.
Ví dụ:
(1) 对不起, 我 把 你的 衣服 弄 脏了。
(Xin lỗi, tôi làm bẩn mất cái áo của cậu rồi) (2) 他的 样 子 把 大 家 招 笑 了。
(Dáng vẻ của anh ấy làm mọi người bật cười)
Trong ví dụ (1), tính từ “bẩn” làm bổ ngữ kết quả; ví dụ (2) động từ
“cười” làm bổ ngữ.
2/ Do động từ biểu thị xu hướng hoặc số lượng từ đảm nhiệm, làm bổ ngữ xu hướng và bổ ngữ thời lượng.
(3) 有 时 候 他 也 想 把 祥 子 赶 出 去 。
(Có lúc ông ta cũng muốn đuổi Tường Tử ra khỏi nhà) (4) 老 板 把 我 从 头 到 脚 打 量 了 一下儿。
(Ông chủ nhìn lướt tôi từ đầu đến chân)
Trong ví dụ (3) là do bổ ngữ xu hướng kép “出去” làm bổ ngữ, còn ví dụ (4) là bổ ngữ thời lượng lại do số lượng từ “一下儿” (một chút) đảm nhiệm biểu thị trạng thái tình hình.
3/ Bổ ngữ trong câu chữ “把” cũng có thể do kết cấu giới từ đảm nhiệm, làm bổ ngữ kết quả.
(5) 她 把 我 搂 在 怀 里。
(Cô ấy ôm tôi vào lòng)
Trong ví dụ trên, “ 在怀里” là một kết cấu giới từ làm bổ ngữ chỉ kết quả. Vì kết quả của động tác “ôm” là “tôi” nằm trong lòng “cô ấy”.
4/ Bổ ngữ trong câu chữ “把” mang “得” hoặc “个”. Đây là loại bổ ngữ tình thái.
(6) 战 士 们 把 敌 人 打 得 落 花 流 水。
(Các chiến sỹ đã đánh cho kẻ thù tan tác)
(7) 车 又 惹 祸 了!把那个 同 学 打 得 头 破 血 流。
(Lại xảy ra tại nạn xe rồi, làm cho cậu sinh viên ấy đầu bê bết máu) (8) 他 把 这 台 收 音 机 砸 个 稀 稀 烂 烂。
(Anh ta đập tan cái đài ra từng mảnh)
Có người cho rằng “个“ trong ví dụ (8) là một trợ từ ngữ khí nhấn mạnh, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng thì tác dụng của nó giống như “得” trong ví dụ (6,7). Nếu thay “个” bằng “得”, ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi.
Xét về mặt ý nghĩa, nó vẫn cùng với tân ngữ của giới từ “把” cấu thành quan hệ chủ vị. Chẳng hạn trong các ví dụ trên có thể hiểu là “敌人 落花流水”“那 个同学头破血流”,“收音机稀 稀烂烂”.
Có thể thấy rằng trong câu chữ “把” sau động từ, bổ ngữ mang “得” và
“个” để biểu thị tình thái không phải là ít thấy.
1.2.6. Các thành phần liên đới khác sau động từ
Trong câu chữ “把”, sau động từ, ngoài bổ ngữ còn có một số thành phần sau:
1) Sau động từ có thể là động từ lặp lại hoặc giữa chúng thêm số lượng từ
“一”(một) hoặc trợ từ động thái “了” (rồi). Mô hình là (V 一 V), (V 了 V).
(9) 明天 我们 再 把 这个 问题 讨论 讨论。
(Ngày mai chúng ta sẽ thảo luận lại một chút vấn đề này: sử dụng động từ lặp lại “讨论 讨论”)
(10) 他 把 帽子 往下 拉了拉。 (老舍)
(Anh ta kéo cái mũ xuống một cái: giữa động từ thêm “了”) (11)你 再 把 这 件 衣 服 试 一 试 吧。
(Cậu hãy thử cái áo này xem: giữa động từ thêm “一”)
2) Sau động từ có thể mang trợ từ động thái “了” (rồi) hoặc “着” (đang) nhưng không thể mang trợ từ động thái “过” (đã).
(12) 即 使 他 把 钱 扔 了, 跟 我 也 没什么 关系。
(Cho dù anh ta có vứt tiền đi, cũng không có liên quan gì đến tôi) (13) 他 把 眼 睛 瞪 着, 把 嘴 张 着。
(Anh ta trợn mắt lên, há hốc mồm ra)
Có một vấn đề đặt ra là: tại sao trong câu chữ “把”, động từ không thể mang trợ từ động thái “过” hiện còn có nhiều ý kiến khác nhau. Trước đây, nhiều nhà ngữ pháp học đều cho rằng, tác dụng của câu chữ “把” là dùng giới từ “把” đưa tân ngữ của động từ lên trước động từ để nhấn mạnh tân ngữ. Vì thế mà họ coi câu chữ “把” là hình thức biến hoá của mô hình (S - V - O).
Trong tiếng Hán hiện tượng động từ mang trợ từ động thái “过” để nhấn mạnh thời gian xảy ra động tác là thường gặp. Dựa vào lập luận này thì không thể giải thích được những hiện tượng sau, bởi lẽ những câu theo mô hình (S – V – O dưới đây đều không thể chuyển thành câu chữ “把”. Nếu chuyển chúng thành câu chữ “把” thì sẽ là câu sai.
Ví dụ:
(14) 我 卖 过 办公室 的 废 报 纸 了。
(Tôi đã bán giấy loại của văn phòng làm việc rồi)
Không thể nói là : 我把办公室 的 废 报 纸 卖 过了.(*) (15) 我 吃 过 北京 烤鸭. (Tôi đã từng ăn vịt quay Bắc Kinh) Không thể nói là : 我把 北京 烤鸭 吃过. (*)
(16) 我 去 过 上海 了. (Tôi đã từng đến Thượng Hải) Không thể nói là : 我 把 上海 去 过了. (*)
Về vấn đề này, tác giả Chu Đức Hy (1965) đã lý giải rằng, trên thực tế, mô hình câu liên quan trực tiếp đến câu chữ “把” không phải là (S-V-O) mà là câu chủ ngữ xử lý sự vật (受 事 主语 句). Tuy nhi ên, cách giải thích của tác giả vẫn chưa đủ sức thuyết phục, bởi lẽ, tại sao động từ trong câu chữ “把”
mang được trợ từ động thái “了”, “着”, mà lại không mang được trợ từ động thái “过”. Có thể nói, đây là một câu hỏi cho đến nay chưa có lời lý giải.
1.2.7. Nhận xét
Về vấn đề cấu thành câu chữ “把”, ngoài tác dụng mang tính quyết định của động từ chính ra, còn cần phải có sự giúp đỡ phối hợp của các thành phần khác mới có thể cấu thành câu chữ “把”. Nói chung, câu chữ “把” mang tính xử lý, việc tiến hành xử lý phải làm cho tân ngữ của giới từ “把” có sự biến hoá, thay đổi, nảy sinh kết quả hoặc ở vào một trạng thái nào đó, ngữ nghĩa của câu phong phú, phức tạp. Vì vậy mà trong câu chữ “把”, nếu chỉ có một