Kiến nghị về giảng dạy

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 137 - 146)

Chương 3: Cõu chữ “把” đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán: lỗi và cách khắc phục

3. Nguyên nhân gây lỗi và cách khắc phục

3.2. Kiến nghị cách khắc phục lỗi

3.2.1. Kiến nghị về giảng dạy

Trong quá trình giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam, câu chữ “把” là một trong những vấn đề trọng điểm. Chúng ta cần bỏ rất nhiều công sức cho việc giảng dạy, từ việc truyền thụ kiến thức, giúp các em hiểu được đặc trưng kết cấu, ý nghĩa biểu đạt của câu chữ “把”, đến việc thiết kế hệ thống bài tập sao cho phù hợp, giúp các em thông qua hệ thống bài tập biết cách phát hiện các lỗi sai, tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục.

Làm được vấn đề đó thật không đơn giản. Câu chữ “把” là một mô hình câu thường gặp trong tiếng Hán. Ý nghĩa chủ yếu của nó là biểu thị xử lý và ảnh hưởng, tức là, khi muốn nhấn mạnh sự xử lý hoặc ảnh hưởng của vị ngữ động từ với một sự vật nào đó thì sử dụng câu chữ “把”. Đối với sinh viên Việt Nam mà nói, đây quả là một vấn đề ngữ pháp rất khó. Qua thực tiễn nhiều năm làm công việc giảng dạy, chúng tôi phát hiện ra rằng, sinh viên Việt Nam trong quá trình giao tiếp thường tránh sử dụng, ít sử dụng hoặc không biết cách sử dụng câu chữ “把”, nên dẫn đến những lỗi sai về mặt ý nghĩa, về hình thức kết cấu cũng như lỗi ngữ dụng. Để góp phần sửa những lỗi sai cho sinh viên, chúng tôi nghĩ rằng vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. Sau đây, chúng tôi trình bày một vài ý kiến về biên soạn tài liệu, về cách truyền thụ những vấn đề lý luận có liên quan đến câu chữ “把”, nói cách khác là giáo viên khi giảng về câu chữ “把” nên sử dụng phương pháp nào để có thể đạt hiệu quả tối ưu. Trong quá trình lên lớp, giáo viên nên làm thế nào để giúp sinh viên nắm chắc được những điểm khó khi sử dụng câu chữ “把”, làm thế nào để biết cách phát hiện ra các lỗi sai, chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập loại câu đặc thù này nói riêng và cũng là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam nói chung.

Ở đây chúng tôi xin bàn về hai phương pháp dạy học câu chữ “把”

theo quan niệm truyền thống và hiện đại

1/ Dạy học câu chữ “” theo quan niệm truyền thống: là dạy câu đơn và chú trọng luyện tập hình thức kết cấu ngữ pháp, mà coi nhẹ luyện tập công năng ngữ pháp. Trong quá trình dạy học thường sử dụng các phương pháp sau:

Giáo viên viết lên bảng một câu có kết cấu: Chủ - vị - tân. Tiếp đó viết bên cạnh thứ tự câu chữ “把”. Sau đó theo mô hình câu chữ “把” này mà chuyển ví dụ đưa ra thành câu chữ “把”. Cuối cùng luyện cho sinh viên làm bài tập thay thế theo mô hình câu chữ “把”.

Ví dụ:

(1) 我 吃饭 了。  我把 饭吃 了。(Tôi ăn cơm rồi)

Cách giảng dạy này tuy có thuận lợi cho sinh viên nắm kết cấu câu chữ

“把” ở giai đoạn đầu, sinh viên cũng có thể nói ra được những câu chữ “把”

đơn giản một cách chính xác. Nghĩa là mới đạt được ở mức độ mô phỏng bắt chước. Nhưng sinh viên hoàn toàn không hiểu được hàm ý thực của câu chữ

“把” là gì, cũng không biết trong hoàn cảnh ngôn ngữ nào thì sử dụng câu chữ

“把” loại nào. Các bài tập ngữ pháp trong tài liệu cũng thường là những dạng câu chữ “把” đơn giản. Trong tình huống đó, sử dụng mô hình C – V – O và câu chữ “把” đều được. Như vậy sinh viên sẽ nảy sinh một cảm giác hiểu nhầm, cho rằng hai loại câu này chẳng có gì khác nhau cả. sinh viên trong quá trình giao tiếp thường hay tránh sử dụng, ít sử dụng hoặc sử dụng sai câu chữ

Chủ ngữ + 把 + tân ngữ + động từ + thành phần khác

“把” phần lớn là vì các em không nắm được các quy tắc ngữ nghĩa trong nội hàm câu chữ “把”, cho rằng có thể thay các loại câu khác bằng câu chữ “把”.

Cho nên, việc dạy học câu chữ “把” cần phải kết hợp hoàn cảnh ngôn ngữ và bối cảnh ngôn ngữ. Làm rõ được quy luật sử dụng câu chữ “把” của sinh viên có bối cảnh tiếng mẹ đẻ khác nhau, có thể khiến cho quá trình dạy học của chúng ta có mục đích. Như vậy chúng ta sẽ thu được hiệu quả dạy học cao hơn gấp bội.

2/ Dạy học câu chữ “” theo quan điểm hiện đại: chúng tôi cho rằng trong quá trình dạy học câu chữ “把”, giáo viên cần phải nắm chắc quy luật kết cấu và nguyên tắc ngữ dụng của câu chữ “把”, tức là dùng phương pháp hình thức hoá phản ánh một cách trực quan đặc điểm của câu chữ “把”, chứ không cần thiết đi sâu nghiên cứu quy tắc ngữ nghĩa nội tại của nó. Cho nên, khi giảng dạy về câu chữ “把”, giáo viên có thể căn cứ vào trình độ thực tế của sinh viên để chuẩn bị tư liệu giảng dạy và giáo cụ trực quan cần thiết. Có thể căn cứ vào ngữ cảnh trên lớp dắt dẫn vào bài giảng.

Ví dụ:

Nhìn thấy một em sinh viên cuối cùng đi vào lớp, giáo viên nói:

(2)“请把 门 关 好。”(Em hãy đóng cửa lại)

Căn cứ vào tình hình lớp học, giáo viên có thể nói:

(3)“请把窗户打开。”(Em hãy mở cửa sổ ra)

(4)“把书放在桌子上。”(Các em đặt sách lên trên bàn)

(5)...同学 请把 黑板 擦干净。(Bạn... lên lau bảng giúp thầy)

Một loạt những câu chữ “把” như vậy sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc trong sinh viên, các em sẽ nắm bắt một cách rất tự nhiên sắc thái ngôn ngữ của câu chữ “把”. Khi thầy hỏi các em sinh viên: “Hôm nay lời thầy giảng có đặc điểm gì, sử dụng mẫu câu nào?”, chắc chắn các em sẽ đều trả lời: “Thầy giảng về câu chữ “把”. Khi đã có sự gợi mở như vậy làm nền thì thầy chưa cần thiết nôn nóng giảng về khái niệm và kết cấu câu chữ “把”, mà thầy hãy viết lên góc bảng một vài câu trần thuật có tương đối đầy đủ các thành phần:

Chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ…

Ví dụ:

(6) 我 作完 了 今天 的 作业。 (Bài tập hôm nay tôi làm xong rồi) (7) 屋里 太热 了,请 打开 窗户。(Trong phòng nóng quá, xin hãy mở cửa sổ ra)

(8) 他 弄丢 了 一张 电影票。(Anh ấy đánh mất một cái vé xem phim) Khi giáo viên viết các ví dụ trên lên bảng, có một số em sinh viên có trình độ khá một chút đã ngay lập tức chuyển những câu đó thành câu chữ

“把”. Khi các em đã có sự tập trung và hưng phấn đối với vấn đề thầy đưa ra, sau vài phút tranh luận bàn tán của sinh viên, giáo viên có thể viết trực tiếp các câu trên thành câu chữ “把” sang một góc bảng bên cạnh. Sau đó cùng sinh viên tiến hành so sánh đối chiếu từng ví dụ một. Đối với những điểm ngữ pháp cần chú ý, giáo viên có thể ghi ký hiệu thành phần câu phía dưới. Như vậy càng dễ cho sinh viên so sánh, quy nạp và tổng kết.

Chẳng hạn:

(9) 我 作完 了 今天 的 作业。 <=> 我把 今天 的 作业 作完 了。

(Tôi đã làm xong bài tập của ngày hôm nay rồi)

(10) 屋里 太热 了,请 打开 窗户。<=> 屋里 太热 了,请 把 窗户 打开。

(Trong phòng nóng quá, cậu hãy mở cửa sổ ra)

(11) 他 弄丢 了 一张 电影票。 <=> 他 把 一张 电影票 弄丢 了 。 (Anh ấy đánh mất một cái vé xem phim rồi)

Sau khi cho các em tự đối chiếu so sánh hai hình thức câu trên, giáo viên có thể tổ chức sinh viên thảo luận một chút đặc điểm của câu chữ “把”.

Nếu sinh viên đông có thể chia thành các nhóm. Sau 510 phút mỗi nhóm chỉ định (hoặc cho xung phong) một đại biểu thay mặt nhóm phát biểu ý kiến.

Đối với những câu sai khi sinh viên trả lời, giáo viên không cần thiết phải sửa ngay, nhưng phải kịp thời phát hiện, ghi lên bảng, đánh dấu ký hiệu vào chỗ sai, đợi đến khi thầy giảng bài lại tiếp tục gọi sinh viên tự sửa. Chúng tôi cho rằng phương pháp này tương đối phù hợp với việc dạy tiếng Hán cho sinh viên nước ngoài nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng.

Sau khi giáo viên đưa ra các ví dụ, sinh viên thảo luận là phần nào các em đã có khái niệm về câu chữ “把”, giáo viên lúc này đưa ra kết cấu cơ bản của câu chữ “把”. Nhìn từ quá trình phát triển của tiếng Hán, chữ “把” đã trở thành giới từ của tân ngữ đưa lên trước động từ. Nắm được điều này sẽ hạn chế cách dùng của câu chữ “把” trong một phạm vi nhất định, nâng cao được hiệu quả học tập của sinh viên. Thông qua so sánh các ví dụ đã trình bày trên bảng, các em không những có thể đưa ra một cách tương đối chính xác đặc điểm của câu chữ “把”, mà còn có thể chỉ ra các câu trên bảng sai ở đâu, vì

sao sai. Lúc này giáo viên có thể dắt dẫn sinh viên nhanh chóng tổng kết đặc điểm của câu chữ “把”, đó là:

+) Câu chữ “把” là câu dùng giới từ “把” để đưa tân ngữ của động từ lên trước vị ngữ động từ, nhấn mạnh tân ngữ.

+) Tác dụng của câu chữ “把” không phải là nhấn mạnh đối tượng là chủ thể thi hành động tác mà là nhấn mạnh kết quả của hành vi động tác.

Chẳng hạn trong ví dụ (9) nhấn mạnh kết quả “bài tập đã làm xong”, ví dụ (10) kết quả “cửa sổ mở ra”, ví dụ (11), kết quả “đánh mất vé xem phim”, từ đó dẫn đến đặc điểm thứ ba của câu chữ “把” là:

+) Sau động từ phải có thành phần khác.

Sau khi dạy về đặc điểm ý nghĩa, đặc trưng ngữ pháp của câu chữ “把”, giáo viên dạy cho sinh viên biết cách so sánh đối chiếu câu chữ “把” với mô hình câu tương đương trong tiếng Việt, rút ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Chẳng hạn: giới từ “把” trong tiếng Hán trong một số trường hợp nhất định có thể hiểu như động từ “đem”, “mang” trong tiếng Việt.

Ví dụ:

“你 把 那张画 挂在 墙 上 吧。”

(Em hãy đem bức tranh này treo lên tường) Hay:

你 把 照相机 带来 吧。

(Cậu mang máy ảnh lại đây)

Cách so sánh như vậy giúp các em hiểu thêm về cách dùng động từ

“đem, mang” trong tiếng Việt dường như khi dịch sang tiếng Hán phải dùng

câu chữ “把”. Nhưng có những câu không xuất hiện động từ “đem”, “mang”

vẫn phải dùng câu chữ “把”, lại có cả những câu tiếng Việt khi dịch sang tiếng Hán, có thể dùng hoặc không dùng câu chữ “把” đều được. Cách liên tưởng so sánh giữa hai hiện tượng ngôn ngữ như vậy tuy có thể giúp các em lý giải thêm trong quá trình dịch thuật, nhưng cũng dễ mắc phải lỗi sai, chẳng hạn như các em lầm tưởng rằng tất cả mọi câu có động từ mang tân ngữ đều có thể sử dụng câu chữ “把”, hoặc cho rằng các câu trần thuật nói chung đều có thể dịch theo mô hình kết cấu câu chữ “把”, chẳng hạn tiếng Việt có câu:

“Anh ấy học tiếng Hán.” Nếu dịch sang tiếng Hán là: “他把 汉语 学。”, hoặc:

“Anh ấy thích các ca khúc dân tộc”. Nếu dịch là: “他 喜欢 民族 歌曲。” thì cả hai câu trên đều là sai ngữ pháp, bởi vì sử dụng câu chữ “把”.

Vì vậy, khi giáo viên giảng về câu chữ “把”, hoặc tiến hành đối chiếu loại câu đặc thù này với các mô hình câu tương đương trong tiếng Việt, cần phải giảng giải cho sinh viên nắm được yêu cầu điều kiện của câu chữ “把” là gì, những động từ nào dùng được câu chữ “把”, động từ nào không dùng được… Trên cơ sở đưa ra các yêu cầu điều kiện của câu chữ “把”, giáo viên tiếp tục đưa ra một loạt ví dụ, các dạng bài tập có các lỗi sai khác nhau, chỉ định sinh viên vận dụng lý thuyết vừa học để phát hiện các lỗi sai, nghĩa là giáo viên còn phải bồi dưỡng cho các em năng lực phân tích, phát hiện các lỗi sai, chỉ ra được nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi sai đó. Thông thường thì sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên nước ngoài sau khi nắm được đặc điểm và hình thức kết cấu cơ bản của câu chữ “把”, thông qua sự so sánh đối

chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Hán, tăng thêm năng lực lý giải các hiện tượng ngữ pháp, tăng thêm sự hiểu biết giữa hai ngôn ngữ, và có năng lực phân tích câu sai một cách sơ bộ. Nhưng nếu chỉ dựa vào sự so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ thì chưa đủ, bởi vì giới từ “把” trong tiếng Hán so với động từ “mang”, “đem” trong tiếng Việt không phải là hoàn toàn tương ứng. Cho nên đây chính là nguyên nhân sinh viên Việt Nam khi mô phỏng bắt chước và vận dụng câu chữ “把” vẫn mắc các lỗi sai về mặt ngữ nghĩa.

Ví dụ, khi mô phỏng câu: “我 把 书 放 在 桌子上了。” (Tôi đặt quyển sách lên bàn rồi), sinh viên thường đặt những câu như: “我 把 饺子吃 在 嘴 里了。”

Các em nói những câu sai đại loại như vậy không có gì đáng ngạc nhiên cả, bởi vì khi các em quá chú ý tới mô hình cấu trúc, chú ý tới việc mô phỏng bắt chước thì lại không để ý tới logic ngữ nghĩa. Cho nên khi giảng dạy, giáo viên phải thông qua nhận thức cảm tính thực tiễn ngôn ngữ và nhận thức lý tính lý luận ngôn ngữ để từng bước bồi dưỡng cho sinh viên khả năng phân tích các lỗi sai, việc tăng cường các dạng bài tập mắc lỗi, tăng cường phân tích các câu sai trên lớp có thể coi là phương pháp rèn luyện bồi dưỡng năng lực phân tích, đi sâu củng cố kiến thức cho sinh viên. Chẳng hạn khi giảng về lỗi sai trong ví dụ sau: “他 写 自己 的 名字 在 本子 上。” Giáo viên cần phải chỉ ra rằng khi động từ “在” (ở) làm bổ ngữ kết quả cho vị ngữ động từ, sau nó nếu có từ biểu thị nơi chốn làm tân ngữ để nói rõ một sự vật thông qua ảnh hưởng của động từ mà ở vào một vị trí nào đó, thì cần phải dùng câu chữ

“把” để biểu đạt, vì vậy, câu trên phải sửa thành: “他 把 自己 的 名字 写 在 本子 上。” (Anh ấy viết tên của mình vào trong cuốn vở)

Trên cơ sở giảng giải như vậy, sinh viên gặp các câu có lỗi sai tương tự như vậy chắc chắn các em sẽ nhanh chóng phát hiện ra các lỗi sai và biết cách khắc phục.

Các lỗi sai khi sử dụng câu chữ “把” rất nhiều, nếu thời gian cho phép giáo viên có thể đưa ra một loạt ví dụ, phân tích một loạt các lỗi sai, chỉ ra nguyên nhân sai và cách sửa các lỗi sai đó. Song chung quy lại, giáo viên cần giúp các em thấy được các lỗi sai cơ bản, phổ biến mà sinh viên Việt Nam thường mắc là lỗi sai về đặc trưng kết cấu như đã trình bày ở phần trên.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm câu chữ pdf (Trang 137 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)