Chương 2: Đặc điểm của câu chữ “把”
1.2. Các thành phần câu chữ “把”
1.2.4. Thành phần trạng ngữ trong câu chữ “把”
Trong câu chữ “把”, trạng ngữ chính là do giới từ “把” kết hợp với tân ngữ của nó (tân ngữ này vốn là tân ngữ của động từ) tạo thành kết cấu giới từ (hay còn gọi là kết cấu giới tân) để làm thành phần trạng ngữ tu sức cho động từ vị ngữ trong câu. Tân ngữ của giới từ “把” có thể là danh từ, đoản ngữ danh từ hoặc đại từ, động từ, đoản ngữ động từ, cũng có thể là một câu đơn hoặc câu phức.
Ví dụ:
(1) 他 们 把 水 果 放 在 桌 子 上 了。(danh từ) (Các bạn ấy đã đặt trái cây lên bàn rồi)
(2) 大 家 把 他 选 为 俱 乐 部 主 任。(đại từ)
(Mọi người bầu anh ấy làm chủ nhiệm câu lạc bộ) (3) 现 在 他 把 游 泳 学 会 了。(động từ)
(Bây giờ anh ấy đã biết bơi rồi)
(4) 我 们 把 落 实 政 策 当 作 重 要 工 作 来 抓。(đoản ngữ động từ) (Chúng ta coi việc thực hiện chính sách là nhiệm vụ hàng đầu)
Trên đây chúng tôi đã trình bày về trạng ngữ chính trong câu chữ “把”.
Như đã thấy, đã là câu chữ “把” thì bắt buộc phải có kết cấu giới từ “把” làm trạng ngữ. Nhưng câu chữ “把” không phải lúc nào cũng chỉ có duy nhất trạng ngữ này mà bên cạnh nó có thể xuất hiện rất nhiều loại trạng ngữ khác nhau, ví dụ như trạng ngữ là phó từ phủ định, phó từ, động từ năng nguyện, danh từ chỉ thời gian, trạng ngữ nêu tác dụng liên quan, trạng ngữ là số từ, phó từ lặp lại, trạng ngữ miêu tả động tác, trạng ngữ biểu thị nơi chốn, trạng ngữ là kết cấu giới từ biểu thị nơi chốn, đối tượng… Vậy trong những trường hợp trên, vị trí của trạng ngữ như thế nào?
*) Đối với trạng ngữ là phó từ phủ định “不”, “没”, “别“ (không, chưa, chớ) và là động từ năng nguyện thì nói chung đặt trước giới từ “把”. Trật tự thông thường là phó từ ở trước, động từ năng nguyện ở sau.
Ví dụ:
(5) 不 把 英 语 学 好 不 谈 恋 爱。(phó từ phủ định “không”) (Không học tốt tiếng Anh thì sẽ không nói chuyện yêu đương) (6) 你 应 该 把 练 习 做 好。(động từ năng nguyện “nên”)
(Bạn nên làm bài tập cho tốt)
(7)你 别 把 我 们 忘 了。(phó từ phủ định “đừng”) (Bạn đừng quên chúng mình đấy nhé)
(8) 一 定 要 把 对 联 贴 在 门 两 边。
(Nhất định phải dán câu đối ở hai bên cửa)
Câu (8) mang ba trạng ngữ, ngoài trạng ngữ chính là kết cấu giới từ
“把” còn có hai trạng ngữ nữa là phó từ “nhất định” và động từ năng nguyện
“phải”. Phó từ phải đặt trước động từ năng nguyện. Có thể khái quát vị trí của phó từ, phó từ phủ định, động từ năng nguyện trong câu chữ “把” như sau:
Phó từ/Phó từ phủ định(不,没,别)/Động từ năng nguyện(能,要,应该,可以)
+ 把... + V...
Điều cần chú ý là, trong câu chữ “把” thông thường thì phó từ, phó từ phủ định, động từ năng nguyện đều đặt trước giới từ “把”. Nhưng, nếu động từ năng nguyện, từ phủ định tu sức cho thành phần của kết cấu giới từ “把”
thì nhất định phải đặt chúng sau giới từ “把”. Hoặc trong trường hợp đặc biệt dùng để so sánh hay câu dùng động từ “当成”làm thành), phó từ phủ định
“不” (không) có thể đặt trước hoặc sau giới từ “把”.
Ví dụ:
(9) 你 把 该 买 的 东 西 写 出 来。
(Cậu hãy viết những thứ cần mua ra)
(10) 把 不 必 要 的 东 西 留 下,以 免 路 上 麻 烦。
(Để lại những thứ không cần thiết, để dọc đường đi đỡ phiền hà)
Ví dụ (9,10), động từ năng nguyện “nên” và phó từ phủ định “không”
tu sức cho danh từ trung tâm sau nó nên chúng phải đặt sau giới từ “把”.
(11) 你 怎 么 能 不 把 人 当 人?<=> 你 怎 么 能 把 人 不 当 人?
(Sao cậu lại có thể không coi người ta ra người?) (12) 我 不 能 把 你 的 事 当 成 我 自 己 的 事 吗?
<=> 我 能 把 你 的 事 不 当 成 我 自 己 的 事 吗?
(Sao tôi lại không thể coi việc của cậu là việc của tôi?)
Ví dụ (11) là câu so sánh, ví dụ (12) dùng động từ “làm thành”. Phó từ phủ định “không” cũng có thể đặt trước hoặc sau giới từ “把” mà ý nghĩa của câu không thay đổi.
Trong câu chữ “把”, câu bị động danh từ chỉ thời gian đặt trước “把”,
“被” (bị).
Mô hình:
Danh từ chỉ thời gian + 把 被
+ ... + V + thành phần khác
(13) 妈 妈 已 经 把 东 西 都 准 备 好 了。
(Mẹ đã chuẩn bị đồ đạc đâu vào đấy rồi: danh từ chỉ thời gian “đã”)
(14) 我 马 上 就 把 礼 物 送 过 去。
(Mình sẽ gửi quà đi ngay lập tức: danh từ chỉ thời gian “ngay lập tức”) Nếu trong câu chữ “把” có cả từ chỉ thời gian, động từ năng nguyện và có cả từ phủ định thì chúng đều phải đặt trước giới từ “把”.
Mô hình:
(15) 你 昨 天 不 应 该 把 这 件 事 告 诉 他。这 是 秘 密。
(Đây là chuyện bí mật, lẽ ra hôm qua bạn không nên nói với cô ấy) Trong ví dụ trên có ba trạng ngữ: danh từ chỉ thời gian (hôm qua), phó từ phủ định (không) và động từ năng nguyện (nên), vị trí của chúng phải theo mô hình trên.
*) Trạng ngữ nêu tác dụng liên quan, miêu tả động tác của chủ thể thường đặt trước “把”.
Ví dụ:
(16) 她 一 进 去 就 把 事 情 解 决 了。
(Cô ấy vừa vào đã giải quyết được vấn đề) (17) 他 们 急 急 忙 忙 顶 风 把 羊 往 回 赶。
(Họ vội vội vàng vàng đội mưa gió, lùa đàn cừu trở về)
Ví dụ (16), trạng ngữ “ 就 “ (thì) nêu tác dụng liên quan, ví dụ (17) “vội vội vàng vàng” miêu tả động tác của chủ thể, đều phải đặt trước giới từ “把”.
Từ chỉ thời gian + từ phủ định + động từ năng nguyện + 把 +…+ V +..
*) Trạng ngữ biểu thị phương hướng, biểu thị đối tượng tiếp nhận động tác, nói chung thường đặt sau tân ngữ của giới từ “把”.
Ví dụ:
(18) 他 把 地 图 朝 左 边 挪。(biểu thị phương hướng) (Anh ấy chuyển dịch tấm bản đồ về bên trái)
(19) 他 回到 单位, 把 事情 向 领导作 汇报。
(Anh ấy về tới đơn vị, báo cáo tình hình với cấp trên của mình)
Trong ví dụ (19) “với cấp trên” là một trạng ngữ chỉ đối tượng nên cũng phải để sau “把”.
*) Trạng ngữ là phó thường để trước giới từ “把” nhưng cũng có lúc để sau tân ngữ của giới từ “把”. Chẳng hạn, các phó từ biểu thị động tác lặp lại
“再”, “又”(lại) hoặc các phó từ khác như: “都” (đều) hoặc “渐渐” (dần dần),v.v...
Ví dụ:
(20) 他把 她 又 叫回来 干什么?<=> 他又 把 她 叫回来 干什么?
(Anh ấy lại gọi cô ấy về làm gì vậy?). Phó từ “又” trong ví dụ trên có thể để trước hoặc sau giới từ “把” mà ý nghĩa của câu không thay đổi.
(21) 不能 把 时间 都 浪费了。
(Không để thời gian trôi đi một cách vô ích: phó từ “都”) (22) 他把 那件事 渐渐 忘掉了。
(Anh ấy dần dần quyên mất sự việc đó rồi: phó từ “渐渐”)
*) Trạng ngữ biểu thị nơi chốn có thể đặt trước giới từ “把”, cũng có thể đặt sau tân ngữ của “把”.
(23) 我 兴奋 地 从 信箱 里 把 信 抽 出 来。
<=> 我 兴奋 地 把信 从 信箱 里 抽出来。
(Tôi vui mừng lấy lá thư từ thùng thư ra)
* Nhận xét:
Từ sự phân tích trên cho thấy trong câu chữ “把”, ngoài trạng ngữ chính là kết cấu giới từ “把”, còn rất nhiều từ loại khác có thể làm được trạng ngữ như: phó từ, phó từ phủ định, động từ năng nguyện, danh từ chỉ thời gian, trạng ngữ là từ nêu tác dụng liên quan, miêu tả động tác của chủ thể, trạng ngữ là kết cấu giới từ biểu thị phương hướng, nơi chốn, biểu thị đối tượng...