Chương 2: Đặc điểm của câu chữ “把”
2. Đặc điểm ngữ nghĩa và sử dụng của câu chữ “把”
2.2. Đặc điểm sử dụng của câu chữ “把”
2.2.2. Chức năng của câu chữ “把”
2.2.2.1. Chức năng của câu chữ “把” nhìn từ phương diện biểu đạt ý nghĩa Từ phương diện biểu đạt ý nghĩa, câu chữ “把” có tác dụng nhấn mạnh sự xử lý, sự thất ý, sự sai khiến, sự trách móc hoặc không biết làm thế nào…
1/ Câu chữ “把” có tác dụng nhấn mạnh sự xử lý của hành vi động tác đối với sự vật hiện tượng.
Muốn thuật lại một sự vật nào đó chịu sự xử lý hoặc ảnh hưởng của một động tác nào đó (đã được thực hiện hoặc chưa được thực hiện), hoặc khi muốn hỏi xem một sự vật chịu sự xử lý hoặc ảnh hưởng của cái gì, thì có thể dùng câu chữ “把”.
Ta hãy so sánh các ví dụ sau đây để thấy tác dụng nhấn mạnh xử lý của hành vi động tác đối với sự vật hiện tượng.
Ví dụ:
(1) 我 打破 那个 杯子 了。 (câu bình thường) (Tôi đánh vỡ cái cốc đó rồi)
(2) 那个 杯子 我 打破 了。(câu vị ngữ chủ vị) (Cái cốc đó, tôi đánh vỡ rồi)
(3) 那个 杯子 被 我 打破 了。(câu bị động)
(Cái cốc đó bị tôi đánh vỡ mất rồi)
(4) 我把 那个 杯子 打破 了。 (câu chữ “把”) (Tôi đã đánh vỡ cái cốc đó rồi)
Từ các ví dụ trên, có thể thấy rằng câu (1) chỉ là câu trần thuật bình thường, không hề có ý nghĩa nhấn mạnh. Ví dụ (2) tính thuyết minh nhiều hơn tính trần thuật thuộc dạng câu thuyết minh, tức là chủ ngữ của cả câu “cái cốc ấy” là đối tượng chi phối của động từ thuộc kết cấu chủ vị “tôi đánh vỡ rồi” làm vị ngữ. Khi người nói muốn đưa đối tượng chi phối của hành vi động tác làm đối tượng để thuyết minh thì thường dùng dạng câu này. Câu (3) là câu bị động (dùng giới từ “被”). Phạm vi sử dụng của nó có hạn, bởi vì câu bị động đa số dùng trong trường hợp chủ ngữ là đối tượng chịu sự tác động của động tác, là đối tượng bị tổn hại. Còn câu (4) là câu chữ “把”, dùng giới từ
“把” đưa tân ngữ lên trước động từ là có ý nghĩa nhấn mạnh sự xử lý của động từ đối với tân ngữ. Cũng giống như: “把 事情 办完 了” (làm xong việc rồi) là có ý muốn nhấn mạnh kết quả “xong” của động tác “làm”. “把 电视 打 开” (bật tivi lên) là muốn nhấn mạnh “bật ti vi”, chứ không phải “bật radio”.
2/ Câu chữ “把” biểu đạt “sự thất ý” làm cho người ta không hài lòng.
Mô hình loại câu biểu đạt ý nghĩa này là:
Mô hình câu này có thể biểu đạt một sự việc không được như ý hoặc một sự việc mà người ta không mong đợi, hoặc cũng có thể làm cho người ta cảm thấy không vui vẻ, thậm chí đau khổ.
把 + O + V + 了
(4) 她 把 手 烫 了。 (biểu đạt nghĩa bị tổn thương) (Cô ấy làm bỏngcả tay mình )
(5) 她 把 咱们 骗了。(biểu đạt nghĩa: lừa gạt) (Cô ấy l ại lừa cả chúng ta)
(6) 她 把 衣服 弄脏 了。(nghĩa không hài lòng) (Cô ấy làm bẩn cả áo)
Các ví dụ (4,5,6) dùng câu chữ “把” trên đây đều có một điểm giống nhau là biểu đạt ý nghĩa làm cho người ta “không hài lòng, không mong đợi”.
3/ Câu chữ “把” còn có tác dụng biểu đạt nghĩa “khiến cho, làm cho”.
Các động từ trong loại câu này như “忙”, “累”, “气”, “急”... (bận, mệt, tức, vội…) có mang theo bổ ngữ trình độ làm cho câu mang ý nghĩa
“khiến cho”, “làm cho”.
Ví dụ:
(7) 她 把 他 乐坏 了。<=> 使他 乐坏 了。
(Cô ấy làm cho anh ta vui hết đỗi)
8)她 把我 气死 了。<=> 使我 气死 了 (Cô ấy làm cho tôi tức điên lên được)
(9) 她 把 小 王 忙 得 团 团 转. <=> 使 小 王 忙 得 团 团 转.
(Cô ấy làm cho Tiểu Vương bận tối tăm mặt mày)
Từ những ví dụ trên cho thấy, rõ ràng là câu chữ “把” có tác dụng biểu đạt ý nghĩa “致使” (làm cho, khiến cho)
4/ Câu chữ “把” biểu đạt ý nghĩa “trách móc” hoặc “không biết làm thế nào”.
Trong tiếng Hán còn tồn tại một loại câu chữ “把” mà sau tân ngữ của giới từ “把” không có động từ, loại câu này không nói rõ động tác cụ thể, thường dùng trong trường hợp mắng chửi, hoặc biểu đạt ý nghĩa không biết làm thế nào.
Ví dụ:
(10)我把 你 这个 糊 涂 虫 啊! (Kẻ hồ đồ này, tao thì tao…)
(11)我把 你 这个 小 Y 头 !(Cái con ranh này, tao thì tao…)
2.2.2.2. Chức năng của câu chữ “把” nhìn từ phương diện yêu cầu kết cấu Trong tiếng Hán có một số câu, nếu không sử dụng câu chữ “把” thì rất khó tổ hợp thành câu và cũng không thể biểu đạt được ý nghĩa của câu. Điều này chứng tỏ rằng câu chữ “把” là một hình thức biểu đạt không thể thiếu trong tiếng Hán.
Xét về hình thức kết cấu, chức năng biểu đạt của câu chữ “把” được thể hiện như sau:
1/ Nếu động từ mang bổ ngữ kết quả như “ 成”, “为”,“作”... (thành, là, làm...) đồng thời mang hai tân ngữ thì nói chung thường dùng câu chữ
“把”.
Ví dụ:
(12) 你 别 把 这个 家 当 成 旅 馆.
(Con đừng coi cái nhà này như cái nhà trọ)
(13) 我们 要 把 自己 的 祖国 建设 成为 现代化 强国.
(Chúng ta phải xây dựng đất nước mình thành một cường quốc hiện đại hoá)
Ví dụ (12, 13), ngoài tân ngữ đã được giới từ “把” đưa lên trước động từ, sau động từ đều mang thêm một tân ngữ nữa, nên dùng câu chữ “把”.
2/ Sau động từ mang bổ ngữ kết quả “在”, “到”, “入”, “进” (ở, đến, vào) và tân ngữ biểu thị nơi chốn để nói rõ người hay sự vật bị xử lý, thông qua động tác, ở vào một nơi nào đó. Nói chung phải dùng câu chữ “把”.
Ví dụ:
(14) 他把 水果 放在 冰箱 里了.
(Anh ấy đặt trái cây vào trong tủ lạnh rồi) (15) 大 夫 们 把 他 送 到 大 医 院 去 了.
(Các bác sỹ đã đưa anh ta đến bệnh viện lớn rồi)
Trong câu (14,15), sau động từ mang bổ ngữ kết quả “在” (ở), “到”
(đến), sau động từ lại mang tân ngữ biểu thị nơi chốn “tủ lạnh”, “bệnh viện lớn” nên bắt buộc dùng câu chữ “把”.
3/ Sau động từ có bổ ngữ kết quả “给” (cho) và tân ngữ nói rõ một sự vật bị xử lý, cũng phải dùng câu chữ “把”.
Ví dụ:
(16) 我 把 那 本 书 还 给 图 书 馆 了。
(Tôi đã trả quyển sách đó cho thư viện rồi)
4/ Động từ mang hai tân ngữ, nếu một tân ngữ tương đối dài mà tân ngữ trực tiếp lại là đặc chỉ hoặc là cái đã biết thì dùng câu chữ “把” để đưa nó lên trước động từ, còn tân ngữ gián tiếp để sau động từ.
Ví dụ:
(17) 我 把 刚 才 听 到 的 消 息 告 诉 了 大 家。
(Tôi nói với mọi người cái tin mà mình vừa nghe thấy)
Trong ví dụ trên “cái tin mà mình vừa nghe thấy” vốn là tân ngữ trực tiếp của câu:“我 告 诉 了 大 家 刚 才 听 到 的 消 息”
5/ Trước động từ vị ngữ nếu có các phó từ chỉ phạm vi như “全”, “都”
(toàn bộ, đều), lại có cả tân ngữ thì phải dùng câu chữ “把” để đưa tân ngữ lên trước động từ.
Ví dụ:
(18) 玛 丽 把 这 些 水 果 全 吃 了.
(Mary đã ăn hết tất cả số trái cây đó rồi) (19) 我 把 钱 都 花 光 了.
(Tôi đã tiêu hết tất cả tiền rồi)
6/ Nếu sau vị ngữ động từ có bổ ngữ xu hướng kép và tân ngữ biểu thị nơi chốn, nói rõ người, sự vật bị xử lý, thông qua động tác đã được xác định ở một nơi nào đó, trong một số tình huống bắt buộc phải dùng câu chữ “把”.
Ví dụ:
(20) 下 雨 了,你 快 把 自 行 车 推 进 屋 子 来。
(Mưa rồi, cậu hãy nhanh nhanh cất xe đạp vào nhà đi) (21) 你 把 这 张 桌 子 搬 上 楼 去 吧。
(Cậu hãy chuyển cái bàn này lên gác đi)
Động từ trong ví dụ (20) mang bổ ngữ xu hướng kép: “进来” (vào trong). Trong ví dụ (21) mang bổ ngữ xu hướng kép “上去” (lên trên). Đồng thời trong câu lại có cả tân ngữ (nhà, gác) nên bắt buộc phải dùng câu chữ
“把”.
7/ Khi động từ mang bổ ngữ là đoản ngữ giới từ lại mang cả tân ngữ bị chi phối thì bắt buộc dùng câu chữ “把”.
Ví dụ:
(22) 大 国 不 应 该 把 自 己 的 意 志 强 加 于 小 国.
(Nước lớn không nên mang ý chí của mình mà áp đặt cho các nước bé) 8/ Vị ngữ động từ có mang tân ngữ, lại mang tính từ (hoặc đoản ngữ tính từ), động từ (hoặc đoản ngữ động từ) để đảm nhận chức năng bổ ngữ tình thái, thì yêu cầu dùng câu chữ “把”.
(23) 她 把 这 个 家 搞 得 富 富 足 足,和 和 美 美。
(Cô ấy làm cho gia đình này trở nên giầu có và đẹp đẽ)
9/ Khi vị ngữ động từ là “加以”, “一化” hoặc đoản ngữ cố định mang tính động từ, nếu có tân ngữ bị chi phối, cũng dùng câu chữ “把”.
Ví dụ:
(24) 在 这 次 大 会 上,需 要 把 我 们 工 作 中 的 主 要 经 验 包 括 成 功 的 经 验 和 错 误 的 经 验 加 以 总 结。(毛泽东)
(Tại đại hội lần này, chúng ta cần phải tổng kết lại tất cả kinh nghiệm chủ yếu trong công tác lãnh đạo, bao gồm cả những kinh nghiệm thành công và bài học thất bại)
Có thể thấy, chức năng biểu đạt của câu chữ “把” nhìn từ phương diện biểu đạt ý nghĩa và yêu cầu kết cấu rất rõ ràng, muốn nắm chắc và sử dụng thành thạo câu chữ “把” để có thể tránh được những lỗi khi sử dụng, người học cũng cần phải hiểu và nắm chắc hai phương diện này, đây cũng là một trong những vấn đề cần phải đề cập khi nghiên cứu về đặc điểm của câu chữ “把”.
Chương 3